Những phát minh vĩ đại của người Ai cập cổ

23/11/2015 22:01

Điểm lại những phát minh vĩ đại của các bậc tiền bối đã để lại để cảm nhận sự tinh tế trong cuộc sống của người Ai Cập cổ, sức khỏe cuộc sống.

Làm đẹp từ than, lông cừu

Người Ai Cập thường hay để tâm đến về vẻ bề ngoài của mình. Vì vậy từ trang phục, đầu tóc đến quần ao đều là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Để làm dày bộ tóc của mình, người Ai cập cổ đã sử dụng tóc giả làm từ chất liệu lông cừu rồi đan lại. Đẳng cấp của từng người trong xã hội cũng có thể được phân biệt thông qua loại tóc này.

Đặc biệt, để tăng vẻ quý phái và sắc sảo, phụ nữ Ai Cập cổ đã sử dụng than đen để tạo hình mắt, lông mày. Ngoài ra, kẻ mắt còn là cách xua đuổi quỷ dữ và giúp bản thân họ sống trường thọ hơn.

Những kiểu trang điểm tinh tế của người Ai cập cổ

Tương tự, đàn ông cũng không đứng ngoài cuộc chiến làm đẹp, cách  để họ nâng cao vẻ hấp dẫn của mình là thường xuyên cắt tóc, cạo râu. Kiểu tóc ngắn và vùng cằm láng mịn cũng trở thành thước đo địa vị từng người trong xã hội Ai Cập cổ đại.

Đặc biệt chú trọng vệ sinh răng miệng

Một vấn đề khác mà người Ai Cập đặc biệt quan tâm, đó là vệ sinh răng miệng, một hàm răng trắng bóng và khỏe mạnh. Ngoài ra, để đối phó với tình trạng sâu răng và hơi thở có mùi, người Ai Cập đã tạo ra một loại kẹo thơm đặc biệt có chứa trầm hương, nhựa thơm, quế và mật ong gần giống với kẹo cao su mặc dù không đa dạng như hiện nay.

Ngoài ra, họ còn sáng tạo ra kem đánh răng đầu tiên trên thế giới với hỗn hợp bao gồm móng bò, tro, vỏ trứng bị đốt cháy và đá bọt.

Ngoài ra còn một số chất cải tiến hơn như muối mỏ, bạc hà, hoa diên vĩ khô và hạt tiêu…

Chế tạo đồng hồ từ sự sáng tạo

Người Ai Cập rất coi trọng thời gian và họ đã phát minh ra nhiều loại đồng hồ để đo lường, đáng kể nhất chính là đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước. Đối với đồng hồ mặt trời, khi mặt trời lên, ánh nắng chiếu vào một cột tháp cao, đổ bóng xuống mặt đất đã được chia vạch giờ cụ thể.

Đồng hồ mặt trời và đồng hồ nướcTuy nhiên, loại đồng hồ trên chỉ xem được giờ vào ban ngày, chính vì vậy người Ai Cập đã sáng tạo thêm đồng hồ nước. Qua đó, nước được chứa trong một hình phễu với đầu có lỗ cực nhỏ ở dưới và qua đó, nước sẽ từ từ chảy xuống. Dựa vào mực nước trong phễu, so sánh với các vạch chia sẵn, người Ai Cập có thể biết được giờ giấc chi tiết.

Khóa cửa

Vào thời điểm 4.000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã sáng tạo ra khóa cửa. Về nguyên lý, cơ bản khá giống ngày nay. Trong đó, ổ khóa gồm một thanh trục lõm được kết nối với các thanh lẫy với độ dài khác nhau. Khi đưa chìa khóa thích hợp vào ổ khóa, các rãnh trên chìa sẽ đẩy các thanh lẫy lên, khiến chúng tách ra khỏi trục khóa.

Nguyên lý hoạt động của khóa cửa và chìa khóa của người Ai cập cổ

Lịch

Từ thủa nguyên sơ, Ai Cập là nơi đầu tiên phát minh ra lịch. Lịch của người Ai Cập có đầy đủ 365 ngày, được chia thành 3 mùa chính khác với ngày nay đó là mùa ngập lụt, mùa phát triển và mùa thu hoạch.

Trong đó 360 ngày, tương đương 12 tháng (mỗi tháng có 30 ngày). Năm ngày còn lại với mục đích để người Ai Cập tôn vinh các vị thần và con cái của họ. Sau đó, họ đã bổ sung khi thêm 1 ngày sau mỗi 4 năm, giống hệt với quy tắc năm nhuận hiện tại.

Mặc dù xã hội đã phát triển đến đỉnh cao của khoa học, tuy nhiên những công trình nghiên cứu của người Ai cập cổ vẫn để lại nhiều ấn tượng độc đáo, đáng để thế hệ thời sau suy tôn, trân trọng về những thành quả đã đạt được.

Tổng hợp

Các tin khác

Rốn của người phụ nữ có đặc điểm gì dự báo vận mệnh cực tốt

Thầy giáo Tây đứng đường xin tiền chỉ lấy đủ tiền trọ, trả nợ cũ, quyên lại 36,3 triệu đồng

Vì sao người dân đổ xô mua giấy vệ sinh trong đợt dịch Covid-19

Đám cưới đặc biệt: Chàng trai 24 tuổi hạnh phúc kết hôn với cụ ông người Anh 75 tuổi

Những viên kim cương nổi tiếng thế giới

10 thảm họa môi trường đe dọa con người và trái đất

Niềm hạnh phúc bất ngờ dành cho cậu bé sau khi đỗ xe mỗi ngày tại cùng một cột đèn

Những bức tượng độc đáo chỉ có thể ở Trung Quốc

Ấn tượng tiệm trà Momi 'gửi đến bạn của tương lai' ở Trung Quốc

Thị trấn kỳ lạ nơi không có người chết, người thất nghiệp