Những thực phẩm làm giảm sức bền không nên ăn trước khi tập

16/11/2020 09:51

Thực phẩm làm giảm sức bền không nên ăn trước khi tập luyện, bổ sung những thực phẩm tăng sức bền sau khi luyện tập

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tăng sức bền đừng quên hạn chế ăn những thực phẩm giảm sức bền dưới đây trước khi chuẩn bị tập luyện. Bởi những thực phẩm giảm sức bền này có thể khiến mọi nỗ lực, công sức của bạn trong buổi tập luyện đó trở về con số không.

Sức bền của cơ thể là gì?

Trong quá trình tập luyện thể thao sức bền của cơ thể chính là năng lượng và sự dẻo dai cho phép người tập duy trì sự nỗ lực về mặt thể chất, tinh thần trong một khoảng thời gian dài. Tăng sức bền cơ thể giúp người tập tăng khả năng chịu khó khăn, căng thẳng, giảm kiệt sức và mệt mỏi dù bạn đang theo đuổi kế hoạch tập luyện duy trì vóc dáng, cải thiện sức khỏe, giảm cân. Khi có sức bền tốt giúp cho người tập thể thao duy trì thực hiện các bài tập ở mức cao hơn, hiệu quả tập luyện đạt được cũng tốt hơn.

Với mỗi người tham gia tập luyện thể thao việc giúp cơ thể đủ năng lượng, khả năng vận động cho buổi tập việc chú ý đến vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng. Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tăng sức bền trong thực đơn hãy hạn chế bổ sung những thực phẩm giảm sức bền không lành mạnh dưới đây.

Thực phẩm giảm sức bền không nên ăn trước khi tập luyện

Thức ăn và đồ uống ít calorie

Chất làm ngọt nhân tạo hay đường alcohol (bao gồm erythritol, sorbitol, xylitol và maltitol), không thực sự được tiêu hóa trong cơ thể, vì vậy chúng có một hiệu ứng làm giảm sức bền của cơ thể. Các loại thức ăn chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo như đồ uống có gas, thanh năng lượng, thanh  protein, nước bổ sung vitamin, thức uống thể thao,…Ngoài ra, khi sử dụng các thức ăn đồ uống ít calorie có thể gây đầy hơi và đau bụng, do đó tuyệt đối không nên sử dụng trước khi tập luyện.

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn như rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn là một trong những thực phẩm giảm sức bền không nên sử dụng trước khi tập luyện thể thao. Khi thực hiện các bài tập thể thao chức năng của hệ thần kinh sẽ phối hợp, thúc đẩy hoạt động của các bó cơ giúp cho bạn tập luyện tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng khi bạn sử dụng rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn sẽ khiến bạn giảm khả năng phán đoán, kiểm soát của não đối với cơ thể và việc tập luyện sẽ không đạt kết quả như mong muốn có thể gặp chấn thương trong quá trình tập luyện.

Do đó, nếu khi bạn chuẩn bị bước vào tập luyện ở cường độ cao, tần suất dày như: đua xe đạp, chạy bộ đường dài, tăng cường tập luyện hãy hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, tốt nhất là không nên uống trước buổi tập luyện.

Đồ ăn chiên xào nhiều dầu

Nhiều người đang trong quá trình tập luyện giảm cân, duy trì vóc dáng không nên ăn các đồ ăn chiên xào, nhiều dầu trước mỗi buổi tập. Bởi các thực phẩm giàu chất béo cần thời gian dài để tiêu hóa mà các loại chất béo không lành mạnh trong đồ ăn chiên xào nhiều dầu lại không lành mạnh cho cơ thể.

Khi ăn các thực phẩm chiên xào nhiều dầu trước khi tập luyện khiến người tập cảm thấy uể oải, đầy bụng mà không muốn tập luyện.

Các loại nui, mì

Các loại nui, mì là một trong những loại thực phẩm yêu thích của nhiều người. Nhưng đây là một trong những thực phẩm giảm sức bền không nên sử dụng trước mỗi buổi tập luyện. Việc nạp carb trước khi tập luyện để bổ sung năng lượng, dự trữ glycogen trong cơ bắp, giúp chuyển thành glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể trong quá trình tập luyện. Nhưng nếu người tập chọn các loại carb tinh chế, cơ thể sẽ tăng năng lượng ngay lúc đầu và hao hụt một cách đột ngột ngay sau đó, khiến người tập khó hoàn thành được buổi tập của mình. Việc bổ sung quá nhiều carb ngay trước khi tập luyện sẽ dễ phản tác dụng, khiến cơ thể trở nên suy nhược hơn và giảm sức bền.

Hỗn hợp trái cây sấy và hạt

Các loại trái cây sấy khô hay các loại hạt, quả hạnh chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho cơ thể. Nhưng khi ăn thực phẩm quá giàu chất xơ trước khi tập luyện sẽ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Phần lớn các các hỗn hợp này chứa chất xơ không hòa tan trong nước, nghĩa là cơ thể không tiêu hóa được và sẽ được đào thải ra ngoài. Chúng có khả năng gây tiêu chảy và chuột rút khiến sức bền của bạn bị ảnh hưởng và thậm chí bạn không thể tiếp tục tập luyện khi xuất hiện những triệu chứng này.

Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa được biết đến là thức uống có lợi cho sức khỏe nhưng nó cũng là thực phẩm giảm sức bền và khả năng luyện vận động nếu người tập uống sữa ngay trước khi tập luyện.  Tại sao lại như vậy? Bởi trong sữa có chứa một lượng đường tiêu hóa chậm, điều này dễ gây khó chịu cho nhiều người như chướng bụng, đầy hơi. Khi bụng cảm thấy không khỏe khiến cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi, giảm sức bền, không muốn vận động, hiệu quả tập luyện bị giảm sút.

Thực phẩm tăng sức bền nên ăn sau khi tập luyện

Chuối: Chuối chứa nhiều vitamin, khoáng chất và carbohydrate glycemic thấp trong chuối có tác dụng tăng sức bền cho những người tập luyện thể thao.

Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều chất béo lành mạnh omega-3. Cá hồi còn có tác dụng giảm viêm, hồi phục cơ thể sau buổi tập luyện thể thao, cải thiện hệ miễn dịch, giảm đau xương khớp. Cá hồi còn chứa nhiều protein, giúp cơ bắp sửa chữa và hồi phục sau khi tập luyện

Trứng: Trứng là một trong những thực phẩm quen thuộc hàng ngày và vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trứng sở hữu nguồn protein dồi dào, amin thiết yếu như leucine có tác dụng hỗ trợ hồi phục cơ bắp sau một buổi tập luyện thể thao cường độ cao, tăng sức bền cho cơ thể.

Rau bina: Rau bina không chỉ tốt cho sức khỏe mà loại rau này còn được biết đến tác dụng khôi phục mức năng lượng và tăng sức bền. Loại rau này ngăn ngừa sự suy giảm tinh thần và cải thiện sự tập trung. Vitamin A và K trong rau bina giúp giảm viêm, chống mệt mỏi

Củ dền: Củ dền có tác dụng giảm viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi cũng như tăng cường hiệu suất, tốc độ và sự tập trung.

Thịt bò: Thịt bò là một trong những thực phẩm giàu protein, sắt và creatine nên chúng có tác dụng cực tốt trong việc tăng cường thể lực.

Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, A, K, folate, canxi và chất xơ. Nó cũng cung cấp nguồn choline dồi dào, tăng sự tập trung tinh thần và thể lực khi thực hiện các bài tập thể thao yêu cầu sức bền cao.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ