Sự phát triển vượt trội của công nghệ hiện đại và những viễn cảnh đen tối

23/10/2017 11:21

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ công nghệ trí tuệ nhân tạo

Thế kỷ 21, mọi nhu cầu trong công việc, sinh hoạt của con người đều được công nghệ hỗ trợ, phục vụ đời sống. Tuy nhiên có một thực tế mà những người “nhìn xa, trông rộng” có thể lường trước đó là mối hiểm họa cho nhân loại nếu con người không thể kiểm soát công nghệ máy móc hay trí tuệ nhân tạo…

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn

Suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

Theo thống kê, dân số thế giới đang gia tăng một cách chóng mặt cùng với sự khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ công nghệ khiến cho Trái Đất suy thoái nghiêm trọng.

Ở chiều ngược lại, mặc dù con người đang có xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và chú trọng đến viễn cảnh thuộc địa hóa các hành tinh khác nhưng sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên chắc chắn là một mối nguy đáng lo ngại.

Hiểm họa từ công nghệ nano

Dù được ứng dụng thành công trong các ngành công nghệ sinh học, điện tử hay y học nhưng có một viễn cảnh khá rùng rợn được đặt ra là giả thuyết chất nhờn xám Grey goo.

Theo cá chuyên gia, đây là kịch bản ngày tận thế liên quan đến công nghệ nano phân tử. Trong đó, các robot nano tự tái tạo tiêu thụ tất cả vật chất trên Trái Đất để phát triển số lượng. Giả thuyết này được nhà khoa học tiên phong trong công nghệ nano là Eric Drexler đưa ra rằng “Trong vòng chưa đầy hai ngày, chúng sẽ chiếm lĩnh cả Trái Đất”.

Sự thống trị của trí tuệ nhân tạo (AI):

Nhiều nhà khoa học cho rằng AI sẽ phát triển vượt trội con người, đe dọa đến an toàn nhân loại.

Theo lý giải, nếu con người bị hạn chế bởi sự tiến hoá sinh học thì máy móc sẽ chẳng lo ngại việc chết đi và chúng có thể tự nâng cấp bản thân. Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã nhiều lần cảnh báo “Tôi đã được tiếp cận nhiều khía cạnh của AI và nghĩ mọi người nên thật sự quan tâm đến nó. AI là mối nguy hiểm lớn nhất mà nền văn minh của chúng ta đang đối mặt".

Các cuộc tấn công mạng

Trên thực tế đã có nhiều cuộc tấn công mạng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, chính trị của một số quốc gia. Do đó, một cuộc tấn công mạng lớn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng như rò rỉ thông tin mật, xóa đi hàng nghìn tỉ USD khỏi thị trường chứng khoán hoặc tài khoản ngân hàng cá nhân. Nó còn có thể gây thiệt hại tới cơ sở hạ tầng, dịch vụ, mạng viễn thông hay các dữ liệu cá nhân.

Vũ khí hiện đại mang tính hủy diệt cao

Trái Đất có thể trở thành tro tàn với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Theo ghi nhận, hai quốc gia có vũ trang hạt nhân mạnh nhất thế giới là Mỹ và Nga (khoảng 15.000 đầu đạn hạt nhân).

Gần đây, sự xuất hiện của các hệ thống vũ khí tự động đang là mối đe dọa lớn, có khả năng tạo ra “cuộc cách mạng vũ khí thứ ba”. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có những xung đột vũ trang được chiến đấu ở quy mô lớn hơn bao giờ hết gây ra sự hủy diệt trên toàn cầu.

Sự cố về công nghệ kĩ thuật

Với các dự án lớn như máy gia tốc hạt nhân ở Thụy Sĩ (LHC) hay dự án RHIC tại Mỹ, các nhà khoa học đang nghĩ đến việc khám phá một số thí nghiệm về vật lý, vật chất, năng lượng tối và các loại năng lượng khác.

Tất cả những vấn đề trên đã gây ra nhiều lo ngại về kịch bản ngày tận thế, như việc tạo ra lỗ đen nhân tạo hay hạt "strangelet" ổn định có thể hút toàn bộ Trái Đất vào trong các hạt quark, các trạng thái chân không giả hoặc một điều gì đó khác mà con người không thể kiểm soát.

Lời kết

Song hành với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật đời sống con người được từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại những hệ lụy từ công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo, vũ khí hiện đại…đang là mối hiểm họa của nhân loại nếu con người không kiểm soát được các sự cố về kỹ thuật, bảo vệ môi trường sống…Điều này đòi hỏi các quốc gia trên toàn cầu cần thống nhất và đưa ra một quyết định chung nhằm bảo vệ trái đất, hạn chế những ảnh hưởng gây để bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc của người dân.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo nld.com)

Các tin khác

TikTok ứng dụng có an toàn không?

Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy

Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất

Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến

Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN

Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6

Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau

Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19

Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?

Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2