Tổng hợp các chấn thương khi chơi tennis và cách khắc phục

21/02/2017 16:35

Phải làm gì khi bị chấn thương ở chân và tay trong lúc chơi tennis

Phần 1: Chấn thương tay, chân

Tennis – môn thể thao mệnh danh của giới quý tộc thích hợp với mọi lứa tuổi và mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể. Tuy vậy, cũng giống như những môn thể thao khác, tennis có thể dẫn đến chấn thương ở chân, tay. Bởi vậy, việc nắm rõ nguyên nhân gây chấn thương, các kỹ năng xử lý là việc làm cần thiết đê đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chấn thương tay: Thường gặp với tỉ lệ từ 10 – 50%

Biểu hiện:

+ Đau khi duỗi thẳng cổ tay và bàn tay, đau khi nâng vật nặng, đau khi nắm chặt tay lại hay lắc tay.

+ Thỉnh thoảng bị đau nhói từ khuỷu xuống cẳng tay hay lên phần trên cánh tay. Khi gặp phải chấn thương ở tay thì lúc đầu chơi thì đau, không chơi thì hết đau. Tuy nhiên, nếu vẫn cố chơi mà không điều trị có thể dẫn đến bị đau cả trong lúc nghỉ ngơi.

Bản chất và phương pháp xử lý:

Chấn thương tay là tình trạng viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngoài khuỷu tay, rách và viêm một số sợi cơ dọc theo cẳng tay và cánh tay.

 Các sơ cứu cần thiết: Nên ngừng chơi ngay, đồng thời chườm lạnh tại chỗ. Ngoài ra có thể dùng băng ép quấn hơi chặt và sau đó lỏng dần trên vùng bị tổn thương. Trong quá trình hồi phục nếu có điều kiện chiếu tia hồng ngoại tại vùng cơ bị chấn thương và mang băng tay khớp khuỷu để trợ lực cho khuỷu và tránh căng các nhóm cơ xung quanh. Nếu bị đau nặng thì nên cần đến sự chăm sóc của bác sỹ.

Chấn thương chân:

Biểu hiện:

Đau khớp gối và cổ chân, vận động đi lại rất khó khăn; đôi khi còn gặp hiện tượng đau ở 1/3 bắp chân phía trên.

Bản chất và phương pháp xử lý:

Chấn thương chân thường do rách sụn nêm, giãn cơ, đứt dây chằng vùng gối, bong gân hoặc thoái hóa sụn khớp cổ chân và và nhóm cơ ở cẳng chân bị giãn hoặc rách.

Các sơ cứu cần thiết: Dừng ngay hoạt động và chườm nước đá vào chỗ đau, không nên xoa bóp vùng cơ bị đau và dùng dầu nóng. Tiếp tục xử lý bằng cách dùng băng ép quấn vào vùng cơ, khớp bị đau.

Ngoài ra, nếu có điều kiện hãy chiếu tia hồng ngoại tại vùng cơ bị chấn thương, hạn chế các hoạt động của chân khi dùng lực mạnh và kéo dài thời gian. Nếu bị đau nặng cần đến gặp các bác sỹ chuyên khoa.

Lời kết

Gặp chấn thương khi chơi thể thao là điều khó tránh khỏi đối với mỗi người. Tuy nhiên, tùy mức độ nặng, nhẹ mà bạn có phương pháp xử lý khác nhau. Điều quan trọng là biết nguyên nhân gây chấn thương để điều trị bệnh từ gốc, có như vậy việc điều trị mới đạt kết quả.

Ngoài ra, để tránh bị chấn thương, cần lưu ý khởi động trước khi chơi thể thao từ 10 đến 20 phút để cơ thể làm quen với vận động, làm nóng các khớp xương. Đặc biệt, khi bị chấn thương cần xử lý ngay lập tức, không mải mê chơi dẫn đến những hậu quả sau này.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

Sai lầm khi tập chống đẩy có thể gây chấn thương khi tập luyện

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Áo vest tạ đi bộ, dụng cụ mới với những lợi ích bất ngờ