Trắc nghiệm địa lý 7 ôn thi học kỳ 1 có đáp án đầy đủ nhất

25/12/2021 17:05

Trắc nghiệm địa lý 7 ôn thi học kỳ 1 có đáp án đầy đủ chính xác nhất

Trắc nghiệm địa lý 7 ôn thi học kỳ 1 có đáp án

Môi trường hoang mạc hay, chi tiết

1. Đặc điểm của môi trường

- Vị trí: Nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa và ven bờ có dòng biển lạnh hoạt động.

- Đặc điểm khí hậu:

   + Khí hậu hết sức khô hạn và khắc nghiệt.

   + Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè lớn.

- Thực vật và động vật: Động thực vật nghèo nàn do thiếu nước trầm trọng.

2. Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường

- Sự thích nghi của thực vật:

   + Tự hạn chế sự mất nước

   + Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

   + Thực vật tiêu biểu: Xương rồng, cây bao báp, cây bụi…

- Sự thích nghi của động vật:

   + Tránh nắng nóng (hoạt động ban đêm, vùi mình trong cát…).

   + Chịu đói khát, đi xa kiếm thức ăn.

   + Động vật tiêu biểu: Lạc Đà, Linh Dương, bò sá…

Câu: 1 Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm:

   A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

   B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất.

   C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất.

   D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Đáp án cần chọn là A: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Câu: 2 Phần lớn các hoang mạc nằm:

   A. Châu Phi và châu Á.

   B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

   C. Châu Phi.

   D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

Đáp án cần chọn là B: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

Câu: 3 Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ:

   A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

   B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.

   C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.

   D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Đáp án cần chọn là A:

Câu: 4 Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là:

   A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.

   B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc.

   C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước.

   D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó.

Đáp án cần chọn là D: Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ỏ đó.

Câu: 5 Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà:

   A. Có diện tích lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

   B. Có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

   C. Có nhiệt độ lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

   D. Đới ôn hòa có nhiều hoang mạc hơn đới nóng.

Đáp án cần chọn là B: Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

Câu: 6 Trong các hoang mạc thường:

   A. Lượng mưa rất lớn.

   B. Lượng bốc hơi rất thấp.

   C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

   D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ.

Đáp án cần chọn là C: Trong các hoang mạc lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi cao, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

 

Câu: 7 Diện tích các hoang mạc có xu hướng:

   A. Ngày một giảm.

   B. Không có gì thay đổi.

   C. Ngày một tăng nhưng không ổn định.

   D. Ngày một tăng.

Đáp án cần chọn là D: Diện tích các hoang mạc có xu hướng ngày một tăng.

Câu: 8 Hoang mạc Xahara ở châu Phi là hoang mạc:

   A. Lớn nhất thế giới.

   B. Nhỏ nhất thế giới.

   C. Lớn nhất ở châu Phi.

   D. Nhỏ nhất ở châu Phi.

Đáp án cần chọn là A: Hoang mạc Xahara (châu Phi) là hoang mạc lớn nhất thế giới.

Câu: 9 Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có:

   A. Lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

   B. Lạc đà, linh trưởng, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

   C. Lạc đà, hươu, nai, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

   D. Lạc đà, voi, sư tử, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

Đáp án cần chọn là A: Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có gồm có: lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

 

Câu: 10 “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do:

   A. Do độ dốc.

   B. Do nước chảy.

   C. Do gió thổi.

   D. Do nước mưa.

Đáp án cần chọn là C: “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do tác động của các luồng gió thổi.

Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc hay, chi tiết

1. Hoạt động kinh tế

 

- Phân loại: Hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại.

- Hoạt động kinh tế cổ truyền:

   + Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà.

   + Trồng trọt: trồng trong ốc đảo, cây trồng chính là chà là, cam, chanh, lúa mạch…

   + Buôn bán: dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa xuyên qua các hoang mạc.

- Hoạt động kinh tế hiện đại:

   + Khai thác nước ngầm, dầu mỏ, các khoáng sản khác.

   + Phát triển du lịch ở hoang mạc.

 

2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng

- Nguyên nhân:

   + Thời kì khô hạn kéo dài, hiện tượng cát bay, cát chảy.

   + Con người khai thác rừng quá mức, tài nguyên đất bị cạn kiệt,…

 

- Hậu quả:

   + Diện tích đất trồng bị thu hẹp.

   + Đời sống người dân bị ảnh hưởng.

- Biện pháp:

   + Cải tạo hoang mạc bằng cách khoan giếng sâu hay bằng kênh đào.

   + Trồng rừng để ngăn hoang mạc mở rộng

Câu: 1 Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây là gì?

   A. Khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm.

   B. Khai thác các loại rừng.

   C. Phát triển nông nghiệp.

   D. Phát triển các loại hình dich vụ vận tải.

Chọn cần chọn là A: Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây ở hoang mạc là khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm, khai thác nước ngầm và du lịch xuyên qua hoang mạc.

 

Câu: 2 Trong 4 tên gọi sau, tên gọi nào nói lên mức độ khô nóng nhất?

   A. Bán hoang mạc.

   B. Hoang mạc.

   C. Hoang mạc hóa.

   D. Sa mạc.

Chọn cần chọn là D: Sa mạc là tên gọi nói lên mức độ khô nóng nhất.

Câu: 3 Diện tích đất bị hoang mạc hóa hàng năm trên Trái Đất ngày một tăng, không phải vì:

   A. Vì lượng mưa ngày một ít, Trái Đất đang nóng dần lên do khí thải.

   B. Vì con người khai thác, chặt phá các rừng cây xanh xung quanh hoang mạc.

   C. Vì gió thổi làm cát ngày một lấn sâu vào đồng ruộng.

   D. Vì phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Chọn cần chọn là D: Diện tích đất bị hoang mạc hóa hàng năm trên Trái Đất ngày một tăng, vì lượng mưa ngày một ít, Trái Đất đang nóng dần lên do khí thải. Con người khai thác, chặt phá các rừng cây xanh xung quanh hoang mạc và gió thổi làm cát ngày một lấn sâu vào đồng ruộng.

Câu: 4 Quá trình hoang mạc hóa làm mất đi bao nhiêu ha đất trồng trong 1 năm? (tính trên toàn Trái Đất).

   A. 5 triệu ha.

   B. 10 triệu ha.

   C. 15 triệu ha.

   D. 20 triệu ha.

Chọn cần chọn là B: Tính trên toàn thế giới, quá trình hoang mạc hóa làm mất đi khoảng 10 triệu ha đất trồng trong 1 năm.

 

Câu: 5 Ở môi trường hoang mạc, sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra ở:

   A. Ven biển.

   B. Trong các ốc đảo.

   C. Trên cát.

   D. Nơi có mưa.

Chọn cần chọn là B: Ở môi trường hoang mạc, sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra ở trong các ốc đảo.

Câu: 6 Giải pháp hữu hiệu để chống xa mạc hóa là:

   A. Tưới nước.

   B. Chăn nuôi du mục.

   C. Trồng rừng.

   D. Khoan sâu.

Chọn cần chọn là C: Trồng rừng, đặc biệt là các vùng ven biển và rìa các sa mạc, hoang mạc là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để chống cát bay, cát chảy và hiện tượng xa mạc hóa.

Câu: 7 Ở Việt Nam, vùng nào có hiện tượng hoang mạc hóa mạnh nhất:

   A. Cực Nam Trung Bộ.

   B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

   C. Bắc Trung Bộ.

   D. Ven biển hai đồng bằng lớn.

Chọn cần chọn là A: Ở Việt Nam, vùng nào có hiện tượng hoang mạc hóa mạnh nhất ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

Câu: 8 Hoang mạc nào có diện tích lớn nhất thế giới?

   A. Xa-ha-ra.

   B. Gô-bi.

   C. Na-mip.

   D. Ca-la-ha-ri.

Chọn cần chọn là A: Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc thuộc châu Phi và là hoang mạc có diện tích lớn nhất trên thế giới.

Câu: 9 Tính chất chung của khí hậu các hoang mạc trên thế giới là:

   A. rất nóng

   B. rất khô hạn và khắc nghiệt

   C. rất lạnh giá

   D. rất nhiều bò sát

Chọn cần chọn là B: Tính chất chung của khí hậu các hoang mạc trên thế giới là rất khô hạn và vô cùng khắc nghiệt.

Câu: 10 Ở hoang mạc, nơi có dân cư khá đông để trồng trọt và chăn nuôi là:

   A. Trung tâm hoang mạc

   B. Các con đường qua hoang mạc

   C. Trên ốc đảo

   D. rìa hoang mạc

Chọn cần chọn là C: Ở hoang mạc, nơi có dân cư khá đông để trồng trọt và chăn nuôi là trong các ốc đảo (thường có mưa, có nước, có nhiều thực – động vật).

Bài 21: Môi trường đới lạnh hay, chi tiết

1. Đặc điểm của môi trường

 

- Vị trí:

   + Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

   + Ở Bắc bán cầu là đại dương, ở Nam bán cầu là lục địa.

- Đặc điểm khí hậu:

   + Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt.

   + Mùa đông dài, nhiệt độ luôn dưới -100C.

   + Mùa hạ ngắn ngủi (3 - 5 tháng), không vượt quá -100C.

   + Biên độ nhiệt năm và ngày đêm rất lớn.

 

   + Mưa rất ít (dưới 500 mm/năm), phần lớn dưới dạng mưa tuyết.

 

2. Sự thích nghi của động vật và thực vật đối với môi trường

 

 

- Sự thích nghi của thực vật:

   + Thực vật đặc trưng: rêu, địa y.

   + Thực vật ít về số lượng, số loài và chỉ phát triển vào mùa hạ.

- Sự thích nghi của động vật:

   + Động vật tiêu biểu: tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng.

   + Chúng thích nghi nhờ có bộ lông dày, lông không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.

   + Sống theo bầy đàn đông, di cư hoặc ngủ đông.

Câu: 1 Ở đới lạnh, khu vực có Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền là:

   A. Vòng cực Bắc (Nam).

   B. Cực Bắc (Nam).

   C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 800

   D. Từ vĩ tuyến 800 đến hai cực.

Đáp án cần chọn là B: Các địa điểm ở cực Bắc và cực Nam trong năm có hiện tượng ngày, đêm kéo dài suốt 6 tháng.

Câu: 2 Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là:

   A. ôn hòa.

   B. thất thường.

   C. vô cùng khắc nghiệt.

   D. thay đổi theo mùa.

Đáp án cần chọn là C: Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình luôn dưới -100C, thậm chí xuống đến -500C.

Câu: 3 Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là:

   A. núi lửa.

   B. bão cát.

   C. bão tuyết.

   D. động đất.

Đáp án cần chọn là C: Loại thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là những trận bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da.

Câu: 4 Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

   A. Lông dày.

   B. Mỡ dày.

   C. Lông không thấm nước.

   D. Da thô cứng.

Đáp án cần chọn là D: Để thích nghi tốt với khí hậu lạnh giá, các loài động vật vùng ôn đới lạnh có đặc điểm là lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi…), lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc...), lông không thấm nước (chim cánh cụt).

Câu: 5 Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

   A. Voi.

   B. Tuần lộc.

   C. Hải cẩu.

   D. Chim cánh cụt.

Đáp án cần chọn là A: Voi là động vật của miền nhiệt đới, có kích thước rất lớn, phân bố nhiều ở châu Phi.

Câu: 6 Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là:

   A. rừng rậm nhiệt đới.

   B. xa van, cây bụi.

   C. Rêu, địa y.

   D. rừng lá kim.

Đáp án cần chọn là C: Thảm thực vật tiêu biểu ở miền đới lạnh là rêu, địa y.

Câu: 7 Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

   A. Do con người dùng tàu phá bang.

   B. Do Trái Đất đang nóng lên.

   C. Do nước biển dâng cao.

   D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Đáp án cần chọn là B: Hiện nay, do hoạt động kinh tế - đặc biệt là hoạt động công nghiệp của con người đã thải ra không khí nhiều chất khí nhà kính như CO2, khí này có tác động giữ nhiệt làm cho Trái Đất tỏa nhiệt chậm hơn và nhiệt độ bắt đầu tăng lên (gọi là hiệu ứng nhà kính), nhiệt độ tăng sẽ khiến băng 2 cực bắt đầu tan ra và diện tích băng ngày càng thu hẹp.

Câu: 8 Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?

   A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.

   B. Nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C

   C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).

   D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.

Đáp án cần chọn là B: Đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh là mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C (có khi – 500C), lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm), mùa hạ thực sự chỉ kéo dài 2 -3 tháng và nhiệt độ tăng lên nhưng ít khi vượt quá 100C.

Câu: 9 Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là:

   A. băng tan ở hai cực.

   B. mưa axit.

   C. bão tuyết.

   D. khí hậu khắc nghiệt.

Đáp án cần chọn là A: Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tan chảy bớt, băng tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên Trái Đất nên có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực hoặc quốc gia có địa hình thấp trên thế giới, gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này.

Câu: 10 Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?

   A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

   B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.

   C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.

   D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn.

Đáp án cần chọn là A: Sông ngòi miền đới lạnh bị đóng băng suốt mùa đông, mùa hạ Mặt Trời chiếu sáng làm tăng nhiệt độ khiến băng tan gây ra hiện tượng lũ băng lớn vào thời kì này.

Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh hay, chi tiết

1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc

- Thời tiết khắc nghiệt nên rất ít người sinh sống ở khu vực này.

- Các dân tộc ở phương Bắc sống trong các đài nguyên ven biển phía Bắc châu Âu, châu á và Bắc Mĩ.

- Người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc á và Bắc Âu sống bằng nghề chăn nuôi.

- Người I-nuc ở Bắc Mĩ và đảo Grơn-len sống bằng nghề săn bắt.

2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường

- Tài nguyên phong phú: khoáng sản, hải sản, thú có lông quý,...

- Lịch sử khai thác, nghiên cứu:

   + Trước đây, khai thác gặp nhiều khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, thiếu phương tiện.

   + Ngày nay do những tiến bộ khoa học kĩ thuật con người đã có thể tiến sâu hơn vào vùng cực để khai thác hoặc nghiên cứu.

Kết luận: Thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.

Bài 22 (có đáp án): Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

Câu: 1 Tài nguyên chính của đới lạnh là:

   A. Đồng, uranium, kim cương, kẽm, vàng, dầu mỏ...

   B. Than đá, dầu mỏ, bôxít, apatit, cao lanh, mangan.

   C. Kim cương, dầu mỏ, đá quý, đất hiếm, cát, sét.

   D. Than đá, kim cương, đồng, titan, đá vôi, thiếc.

Đáp án cần chọn là A: Tài nguyên chính của đới lạnh là đồng, uranium, kim cương, kẽm, vàng, dầu mỏ...

Câu: 2 Đâu không phải nguyên nhân cản trở việc khai thác tài nguyên đới lạnh là:

   A. Khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm.

   B. Có đêm mùa đông kéo dài nhiều tháng trong năm.

   C. Có nhiều người sinh sống nhưng trình độ thấp.

   D. Phương tiện vận chuyển khó khăn.

Đáp án cần chọn là C: Nguyên nhân cản trở việc khai thác tài nguyên đới lạnh là có khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có đêm mùa đông kéo dài nhiều tháng trong năm, thiếu lao động, phương tiện vận chuyển khó khan, cần có kĩ thuật khai thác hiện đại và bão tuyết thường xuyên xảy ra.

Câu: 3 Các nguồn tài nguyên ở đới lạnh:

   A. Hải sản, thú có lông quý, khoáng sản.

   B. Hải sản, các loài bò sát, côn trùng.

   C. Thú có lông quý, các loài thủy sản.

   D. Băng tuyết, các loài chim.

Đáp án cần chọn là A: Các nguồn tài nguyên ở đới lạnh là: Hải sản, thú có lông quý, khoáng sản.

Câu: 4 Các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc:

   A. Chúc, I-a-cút, Xa-mô-y-ét, La-pông, I-núc.

   B. Madagascar, Botswana‎, Bénin‎, I-núc.

   C. Madagascar, Botswana, Chúc, I-a-cút.

   D. Chúc, I-a-cút, Botswana‎, Bénin.

Đáp án cần chọn là A: Các dân tộc nào sinh sống ở đới lạnh phương Bắc là người Chúc, I-a-cút, Xa-mô-y-ét, La-pông, I-núc.

Câu: 5 Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là:

   A. Chăn nuôi tuần lộc, cừu và dê.

   B. Đánh bắt cá và nuôi tuần lộc.

   C. Săn thú có lông và chăn nuôi cừu, đánh bắt cá.

   D. Trồng các cây ăn quả ôn đới.

Đáp án cần chọn là A: Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá và săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt, da.

Câu: 6 Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bàng nghề săn bắt ở:

   A. Bắc Âu và Bắc Mĩ.

   B. Bắc Mĩ và đảo Grơn-len.

   C. Bắc Á và Bắc Âu.

   D. Bắc Âu và đảo Grơn-len.

Đáp án cần chọn là B:

Câu: 7 Để thích nghi với khí hậu lạnh giá, các loài động vật ở đới lạnh thường có đặc điểm:

   A. Có lớp mỡ, lớp lông dày

   B. Bộ lông thấm nước

   C. Di cư hoặc ngủ đông, sống riêng lẻ

   D. Ngủ đông, ít có lông, da trơn

Đáp án cần chọn là A: Để thích nghi với khí hậu lạnh giá, các loài động vật ở đới lạnh thường có đặc điểm là cơ thể có lớp mỡ, lớp lông dày, bộ lông không thấm nước hoặc có một số loài lại di cư, ngủ đông, sống thành đàn đông

 

Câu: 8 Vấn đề lớn cần giải quyết ở đới lạnh là:

   A. Thiếu nhân lực, nguy cơ tuyệt chủng động vật quý

   B. Nguy cơ tuyệt chủng động vật quý và nguồn tài nguyên giàu có

   C. Ô nhiễm môi trường, nguy cơ tuyệt chủng động vật quý

   D. Thiếu nhân lực, môi trường bị ô nhiễm

Đáp án cần chọn là A: Vấn đề lớn cần giải quyết ở đới lạnh là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng động vật quý.

Câu: 9 Phương tiện di chuyển chủ yếu ở đới lạnh:

   A. Các xe trượt tuyết do chó kéo.

   B. Các xe trượt tuyết do tuần lộc kéo.

   C. Đi máy bay và xe trượt tuyết.

   D. Các xe trượt tuyết như mô tô.

Đáp án cần chọn là A: Phương tiện di chuyển chủ yếu ở đới lạnh là các xe trượt tuyết do chó kéo.

Câu: 10 Hai vấn đề bức xúc nhất của đới lạnh là:

   A. Khí hậu – Tài nguyên.

   B. Tài nguyên – Nhân lực.

   C. Nhân lực – Khoa học.

   D. Khoa học – Môi trường.

Đáp án cần chọn là B: Hai vấn đề bức xúc nhất của đới lạnh là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng động vật quý.

 

1. Đặc điểm của môi trường

- Thực vật thay đổi theo độ cao và hướng sườn:

   + Có sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi.

   + Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng tới môi trường sườn núi.

- Tác động của con người: Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh từ các hoạt động của con người gây suy giảm đa dạng sinh học.

2. Cư trú của con người

- Đặc điểm:

   + Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

   + Vùng núi là nơi thưa dân.

- Những đặc điểm cư trú khác nhau trên Trái Đất:

   + Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m.

   + Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ.

- Nơi cư trú:

   + Nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.

   + Thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

Bài 23 (có đáp án): Môi trường vùng núi

Câu: 1 Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao:

   A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

   B. Càng lên cao không khí càng loãng.

   C. Càng lên cao áp suất càng tăng.

   D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.

Đáp án cần chọn là C: Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm của sự thay đổi khí hậu theo độ cao, đó là càng lên cao nhiệt độ càng giảm, không khí càng loãng, áp suất càng giảm và càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.

Câu: 2 Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

   A. 3000m.

   B. 4000m.

   C. 5500m.

   D. 6500m.

Đáp án cần chọn là C: Ở đới nóng lên đến độ cao 5500m của núi sẽ có băng tuyết.

Câu: 3 Ở đới ôn hòa lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

   A. 3000m.

   B. 4000m.

   C. 55000m.

   D. 6500m.

Đáp án cần chọn là A: Ở đới đới ôn hòa đến độ cao 3000m của núi sẽ có băng tuyết, còn ở đới nóng phải lên đến độ cao 5500m mới có băng tuyết.

Câu: 4 Đới ôn hoà không có vành đai thực vật:

   A. Đồng cỏ núi cao.

   B. Rừng rậm.

   C. Rừng hỗn giao.

   D. Rừng lá kim.

Đáp án cần chọn là B: Đới ôn hoà không có vành đai thực vật rừng rậm. Chỉ có các đai thực vật là: Rừng hỗn giao, rừng lá kim và đồng cỏ núi cao.

 

Câu: 5 Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:

   A. Độ cao.

   B. Mùa.

   C. Chất đất.

   D. Vùng.

Đáp án cần chọn là A: Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo độ cao.

Câu: 6 Các vùng núi thường là:

   A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo.

   B. Nơi cư trú của phần đông dân số.

   C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.

   D. Nơi cư trú của người di cư.

Đáp án cần chọn là C: Các vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

Câu: 7 Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở:

   A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

   B. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

   C. Sường núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

   D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Đáp án cần chọn là A: Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

Câu: 8 Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở:

   A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

   B. Độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

   C. Sườn núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

   D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Đáp án cần chọn là C: Các dân tộc ở miền núi ở Châu Phi thường sống ở các sườn núi cao chắn gió và có nhiều mưa.

Câu: 9 Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở:

   A. Vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

   B. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

   C. Sường núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

   D. Sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Đáp án cần chọn là B: Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ thường sống ở độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

Câu: 10 Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn:

   A. Đới nóng.

   B. Đới lạnh.

   C. Đới ôn hòa.

   D. Hoang mạc.

Đáp án cần chọn là D: Vùng núi có nhiều tầng thực vật hơn là vùng hoang mạc

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền

- Các hoạt động kinh tế chủ yếu: Trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, khai thác, chế biến lâm sản

- Đặc điểm:

   + Các hoạt động kinh tế hết sức phong phú và đa dạng.

   + Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

   + Mang tính chất tự cung tự cấp, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội

- Các điều kiện thuận lợi:

   + Giao thông nối liền các vùng, miền.

   + Điện lực, các công trình thủy điện được xây dựng.

- Sự thay đổi các hoạt động kinh tế:

   + Hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến lương thưc, thực phẩm được đẩy mạnh.

   + Hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới.

   + Xây dựng nhiều khu du lịch, an dưỡng, thể thao (trượt tuyết, leo núi…).

- Hệ quả sự thay đổi:

   + Diện tích rừng sụt giảm, đất đai xói mòn, bạc màu.

   + Môi trường bị ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, nguồn nước,...).

   + Nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu: 1 Để khai thác tốt nguồn nước vùng núi, người ta thường:

   A. Trồng rừng.

   B. Dẫn nước vào ruộng.

   C. Làm thủy điện.

   D. Đắp đập ngăn dòng.

Đáp án cần chọn là A: Để khai thác tốt nguồn nước vùng núi, người ta thường trồng rừng. Đặc biệt là các khu rừng đầu nguồn.

Câu: 2 Hoạt động kinh tế ở vùng núi chủ yếu là:

   A. Lâm tặc phá rừng, săn bắt động vật.

   B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản.

   C. Các hoạt động thương mại, tài chính.

   D. Nuôi trồng thủy hải sản.

Đáp án cần chọn là B: Hoạt động kinh tế ở vùng núi chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản.

Câu: 3 Để phát triển kinh tế miền núi không cần các điều kiện:

   A. Điện, lao động.

   B. Đường giao thông.

   C. Các nguồn tài nguyên (rừng, khoáng sản…).

   D. Đầy đủ lương thực, thực phẩm.

Đáp án cần chọn là C: Để phát triển kinh tế miền núi không cần các điều kiện có mạng lưới điện, giao thông, lương thực – thực phẩm và nguồn lao động chất lượng.

Câu: 4 Nền kinh tế vùng núi chủ yếu mang tính chất:

   A. Kinh tế hàng hóa.

   B. Kinh tế nhà nước.

   C. Tự cung tự cấp.

   D. Kinh tế tư bản.

Đáp án cần chọn là C: Nền kinh tế vùng núi chủ yếu mang tính chất tự cung, tự cấp.

Câu: 5 Nguyên nhân chính khiến cho vùng núi ít người sinh sống là:

   A. Độ cao.

   B. Độ dốc.

   C. Đi lại khó khăn.

   D. Khí hậu khắc nghiệt.

Đáp án cần chọn là C: Nguyên nhân chính khiến cho vùng núi ít người sinh sống là đi lại hết sức khó khan.

 

Câu: 6 Ngoài khai khoáng, trồng trọt, người dân vùng núi còn:

   A. Làm nghề thủ công.

   B. Chài lưới.

   C. Nuôi cá.

   D. Nuôi vịt.

Đáp án cần chọn là A: Ngoài khai khoáng, trồng trọt, người dân vùng núi còn làm nghề thủ công (rèn, dệt vải, đan lưới...).

Câu: 7 Một giải pháp tốt để làm giao thông ở vùng núi là:

   A. Làm đường vòng.

   B. Phá núi làm đường.

   C. Làm đường hầm.

   D. Cầu treo.

Đáp án cần chọn là C: Một giải pháp tốt để làm giao thông ở vùng núi là làm các tuyến đường hâm xuyên núi nhưng tốn rất nhiều chi phí. Các nước đang phát triển và kém phát triển hầu như chưa thể làm được.

Câu: 8 Bộ mặt kinh tế miền núi thay đổi nhanh chóng khi xuất hiện:

   A. Các ngành kinh tế trọng điểm.

   B. Các tuyến đường sắt, ô tô, đường hầm xuyên núi.

   C. Các ngành công nghiệp hiện đại.

   D. Các chính sách phát triển miền núi.

Đáp án cần chọn là B: Bộ mặt kinh tế miền núi thay đổi nhanh chóng khi xuất hiện các tuyến đường sắt, ô tô, đường hầm xuyên núi,… giúp cho việc trao đổi hàng hóa, giảm bớt sự cản trở giữa vùng núi với vùng đồng bằng và vùng biển.

Câu: 9 Ở vùng núi phát triển loại hình du lịch:

   A. Nghỉ dưỡng, trượt tuyết, leo núi.

   B. Nghỉ dưỡng, tắm sông, biển.

   C. Trượt băng nghệ thuật, leo núi.

   D. Leo núi, tham quan thiên nhiên và tắm biển.

Đáp án cần chọn là A: Ở vùng núi phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trượt tuyết, leo núi và các trò chơi mạo hiểm khác. Các hoạt động du lịch đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều vùng núi.

Câu: 10 Ở vùng núi nước ta có tuyết rơi hàng năm là:

   A. Mẫu Sơn, Ba Vì.

   B. Tam Đảo, SaPa.

   C. Mẫu Sơn, SaPa.

   D. Tam Đảo, Mẫu Sơn.

Đáp án cần chọn là C: Ở nước ta hiện nay, tuyết rơi thường xuyên xuất hiện ở SaPa (Lào Cai) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Hàng năm hai điểm du lịch này thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến đây ngắm tuyết rơi và nghỉ mát

Bài 26: Thiên nhiên châu Phi hay, chi tiết

1. Vị trí địa lí

- Diện tích: hơn 30 triệu km2.

- Vị trí:

   + Từ vĩ tuyến 37020’B - 34052’N

   + Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.

- Hình dạng lãnh thổ:

   + Được bao bọc bởi các biển và đại dương, đó là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ.

   + Đường bờ biển ít bị chia cắt; ít vịnh biển, bán đảo, đảo.

2. Địa hình và khoáng sản

Hình 26.1 - Lược đồ tự nhiên Châu Phi.

* Địa hình:

- Độ cao: Lục địa Phi như một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.

- Các dạng địa hình:

   + Chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.

   + Ít núi cao và đồng bằng thấp.

   + Phía đông có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.

- Hướng nghiêng: Đông Nam-Tây Bắc.

* Khoáng sản đa dạng, phong phú:

- Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì…

- Phân bố: Ven biển Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.

Câu: 1 Châu Phi là châu lục lớn thứ:

   A. 1  

B. 2

   C. 3  

D. 4

Đáp án cần chọn là C: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích là 30 triệu km2 và đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Câu: 2 Châu Phi có khí hậu nóng do:

   A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.

   B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.

   C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

   D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.

Đáp án cần chọn là B: Châu Phi là châu lục có đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, có đường xích đạo chạy qua giữa cùng với diện tích lãnh thổ rộng lớn nên châu Phi có khí hậu khô và nóng.

Câu: 3 Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là:

   A. Ít bán đảo và đảo.

   B. Ít vịnh biển.

   C. Ít bị chia cắt.

   D. Có nhiều bán đảo lớn.

Đáp án cần chọn là D: Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

Câu: 4 Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:

   A. Bồn địa và sơn nguyên.

   B. Sơn nguyên và núi cao.

   C. Núi cao và đồng bằng.

   D. Đồng bằng và bồn địa.

Đáp án cần chọn là A: Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khủng lồ, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Châu Phi rất ít núi cao và đồng bằng.

Câu: 5 Hai bán đảo lớn nhất của châu Phi là:

   A. Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

   B. Ma-đa-ga-xca và Trung Ấn.

   C. Xô-ma-li và Xca-đi-na-vi.

   D. Xca-đi-na-vi và Ban-Căng.

Đáp án cần chọn là A: Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Hai bán đảo lớn nhất ở châu Phi là Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.

Câu: 6 Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất:

   A. Pa-na-ma

   B. Xuy-e

   C. Man-sơ

   D. Xô-ma-li

Đáp án cần chọn là A: Châu Phi nối liền với châu Á bới eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê qua eo đất này, thông với Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Câu: 7 Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu:

   A. Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát.

   B. Dầu mỏ, khí đốt, đồng, vàng, kim cương và manga.

   C. Vàng, kim cương, chì, đồng, sắt, apatit và uranium.

   D. Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt.

Đáp án cần chọn là A: Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu là: Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát. Ngoài ra còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

Câu: 8 Sông dài nhất châu Phi là:

   A. Nin.

   B. Ni-giê.

   C. Dăm-be-di.

   D. Công-gô.

Đáp án cần chọn là A: Sông Nin là con sông dài nhất thế giới (6 695km), tiếp đến là sông A-ma-dôn, sông Von-ga…

 

Câu: 9 Kim cương tập trung chủ yếu ở:

   A. Bắc Phi

   B. Trung Phi

   C. Nam Phi

   D. Khắp châu Phi

Đáp án cần chọn là C: Kim cương ở châu Phi phân bố (tập trung) chủ yếu ở Nam Phi.

Câu: 10 Vàng tập trung chủ yếu ở:

   A. Bắc Phi

   B. Trung Phi

   C. Nam Phi

   D. Khắp châu Phi

Đáp án cần chọn là C: Vàng ở châu Phi phân bố (tập trung) ở Nam và Trung Phi nhưng tập trung chủ yếu ở Trung Phi

Trắc nghiệm Địa lý lớp 7 Bài 27 (có đáp án): Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)

Câu: 1 Đặc điểm khí hậu của châu Phi là:

   A. Nóng và khô bậc nhất thế giới.

   B. Nóng và ẩm bậc nhất thế giới,

   C. Khô và lạnh bậc nhất thế giới.

   D. Lạnh và ẩm bậc nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là A: Châu Phi có khí hậu nóng và khô nhất thế giới.

Câu: 2 Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích rộng:

   A. Lớn nhất thế giới

   B. Lớn thứ hai thế giới

   C. Lớn thứ 3 thế giới

   D. Lớn thứ 4 thế giới

Đáp án cần chọn là A: Ba hoang mạc, sa mạc lớn nhất thế giới là hoang mạc Xa-ha-ra (8,6 triệu km2), sa mạc Ả-rập (2,3 triệu km2) và đứng thứ 3 là sa mạc Gô-bi (1,3 triệu km2).

Câu: 3 Môi trường xích đạo ở châu Phi có đặc điểm là:

   A. Rừng thưa và cây bụi chiếm diện tích lớn.

   B. Có nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt,

   C. Thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

   D. Mùa đông mát mẻ, mùa hạ nóng và khô.

Đáp án cần chọn là C: Môi trường xích đạo ẩm ở châu Phi phân bố ở miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi – nê và khu vực bồn địa Công – Gô. Thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

Câu: 4 Biên độ nhiệt ngày đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn là đặc điểm của môi trường:

   A. Nhiệt đới.

   B. Địa trung hải.

   C. Hoang mạc.

   D. Xích đạo.

Đáp án cần chọn là C: Hai môi trường hoang mạc (Xa-ha-ra ở phía Bắc và Ca-la-ha-ri, Na-mip ở phía Nam) có khí hậu khắc nghiêt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn.

Câu: 5 Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi là đặc điểm của môi trường:

   A. Xích đạo ẩm

   B. Nhiệt đới

   C. Hoang mạc

   D. Địa Trung Hải

Đáp án cần chọn là B: Hai môi trường nhiệt đới, càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi.

Câu: 6 Hai môi trường địa trung hải có đặc điểm:

   A. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

   B. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.

   C. Càng xa xích đạo nhiệt độ và lượng mưa càng lớn.

   D. Thảm thực vật rừng rậm xanh tốt quanh năm.

Đáp án cần chọn là A: Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

Câu: 7 Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do:

   A. Có nhiều dạng địa hình đa dạng (núi, đồng bằng,…).

   B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến.

   C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới (Xa-ha-ra, Na-míp,…).

   D. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió.

Đáp án cần chọn là B: Nguyên nhân khiến châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới chủ yếu là do châu Phi có khí hậu nóng là do đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam.

Câu: 8 Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm phân bố ở:

   A. Phía Đông bán đảo Ma-đa-ga-xca và phía bắc vịnh Ghi-nê.

   B. Trung Phi và rìa phía Bắc ở châu Phi.

   C. Bắc Phi và rìa phía Tây Nam của châu Phi.

   D. Cực Nam của châu Phi và phía Bắc của vịnh Ghi-nê.

Đáp án cần chọn là B: Xem chú giải ở góc bên trái phía dưới của lược đồ phân bố lượng mưa châu Phi (màu xanh lá cây đậm), ta thấy lượng mưa phân bố trên 2000mm phân bố chủ yếu ở rìa phía đông của bán đảo Ma-đa-ga-xca và phía bắc vịnh Ghi-nê.

Câu: 9 Lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phân bố ở:

   A. Bắc Phi và rìa phía Tây Nam của châu Phi.

   B. Cực Nam của châu Phi và phía Bắc của vịnh Ghi-nê.

   C. Hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Na-mip.

   D. Tây Phi, Trung Phi và rìa phía đông của châu Phi.

Đáp án cần chọn là C: Xem chú giải ở góc bên trái phía dưới của lược đồ phân bố lượng mưa châu Phi (màu vàng), ta thấy lượng mưa phân bố dưới 200mm phân bố chủ yếu ở hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Na-míp.

Câu: 10 Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu ở:

   A. Phía Bắc và phía Nam của châu Phi.

   B. Phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi.

   C. Bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê.

   D. Sơn nguyên Đông Phi, Bồn địa Ninh Thượng và Bồn địa Sát.

Đáp án cần chọn là C: Môi trường xích đạo ẩm ở châu Phi phân bố ở miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi – nê và khu vực bồn địa Công – Gô. Thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

Bài 29: Dân cư xã hội châu Phi hay, chi tiết

1. Lịch sử và dân cư

 

Hình 29.1 - Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi.

a. Sơ lược lịch sử

- Châu Phi có nền văn minh sông Nin rực rỡ.

- Lịch sử:

   + Thế kỉ XVI - XIX: 125 triệu người da đen châu Phi bị đưa sang châu Mĩ làm nô lệ

   + Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: gần toàn bộ châu Phi bị chiếm làm thuộc địa.

   + Từ những năm 60 của thế kỉ XX: các nước lần lượt dành độc lập.

b. Dân cư

- Phân bố rất không đều.

- Tập trung đông ở nông thôn và các thành phố lớn.

- Thưa thớt nơi hoang mạc và rừng rậm,…

2. Bùng nổ sân số và xung đột sắc tộc

a. Bùng nổ dân số

 

- Tổng dân số: Châu Phi có 818 triệu dân (2001) chiếm 13,4% thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: Cao nhất thế giới > 2,4 %.

- Tập trung ở các nước khu vực Trung Phi: Ê-ti-ô-pia, Tan-đa-ni-a, Ni-giê-ri-a,…

b. Xung đột tộc người

- Thực trạng: Châu Phi là một châu lục có nền kinh tế - xã hội kém phát triển.

- Nguyên nhân chủ yếu:

   + Sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dịch AIDS.

   + Sự can thiệp của nước ngoài.

Câu: 1 Châu Phi là một trong những cái nôi của:

   A. Loài người

   B. Lúa nước

   C. Văn minh

   D. Dịch bệnh

Đáp án cần chọn là A: Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người. Vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã xây dựng ở đây nền văn minh sông Nin rực rỡ.

Câu: 2 Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở:

   A. Vùng rừng rậm xích đạo.

   B. Hoang mạc Xa-ha-ra.

   C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam.

   D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

Đáp án cần chọn là C: Dân cư châu Phi phân bố không đều. Hầu hết dân cư tập trung đông và rất đông ở vùng duyên hải ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin.

Câu: 3 Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở:

   A. Trên các cao nguyên.

   B. Tại các bồn địa.

   C. Một số nơi ven biển

   D. Vùng đồng bằng.

Đáp án cần chọn là C: Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở một số nơi dọc ven biển. Một số thành phố lớn như Cai-rô, A-đi A-bê-ba, Đuôc-ban, Kép tao…

Câu: 4 Thành phố trên 5 triệu dân ở châu Phi là:

   A. Cai-rô và La-gôt

   B. Cai-rô và Ha-ra-rê

   C. La-gôt và Ma-pu-tô

   D. Cai-rô và Ac-cra

Đáp án cần chọn là A: Châu Phi có 3 thành phố trên 5 triệu dân, đó là Cai-rô, An-giê và La-gôt.

Câu: 5 Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là:

   A. Bùng nổ dân số.

   B. Xung đột tộc người.

   C. Sự can thiệp của nước ngoài.

   D. Hạn hán, lũ lụt.

Đáp án cần chọn là D: Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là sự bùng nổ dân số, xung đột tộc người, đại dịch AIDS và sự can thiệt của nước ngoài.

Câu: 6 Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do:

   A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

   B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục.

   C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.

   D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa…) xảy ra.

Đáp án cần chọn là A: Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do ở những khu vực này có điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, hầu như không có mưa…

Câu: 7 Người châu Phi (da đen) bị bán sang châu lục nào làm nô lệ?

   A. Châu Âu

   B. Châu Á

   C. Châu Mĩ

   D. Châu Đại Dương

Đáp án cần chọn là C: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, thực dân châu Âu xâm nhập và chiếm thuộc địa, đưa người da đen ở châu Phi bán sang châu Mĩ làm nô lệ. Trong gần 3 thế kỉ chúng đã cướp đi của châu Phi khoảng 125 triệu người.

Câu: 8 Nguyên nhân khiến hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa là:

   A. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.

   B. Bùng nổ dân số và hạn hán.

   C. Đại dịch AIDS, dịch bệnh đe dọa.

   D. Xung đột sắc tộc.

Đáp án cần chọn là B: Bùng nổ dân số và hạn hán triền miên là nguyên nhân làm cho hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa. Còn đại dich AIDS đang đe dọa sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi.

Câu: 9 Thực dân châu Âu đã có chính sách gì khi cai trị các nước châu Phi:

   A. Chính sách chia để trị.

   B. Lập các thủ lĩnh người dân tộc.

   C. Gây mâu thuẫn các tộc người.

   D. Không cho nước ngoài can thiệp.

Đáp án cần chọn là A: Thực dân châu Âu thành lập các quốc gia ở châu Phi trên lãnh thổ của các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo,… và lợi dụng điều này nhằm thực hiện chính sách chia để trị.

Câu: 10 Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là:

   A. Nền kinh tế hàng hóa.

   B. Nền kinh tế thị trường.

   C. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.

   D. Nền kinh tế phụ thuộc.

Đáp án cần chọn là C: Nền kinh tế của nhiều nước châu Phi vẫn là tự cấp tự túc. Việc trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa còn quá ít, khiến sự ngăn cách giữa các bộ tộc càng them nặng nề.

Bài 30: Kinh tế châu Phi hay, chi tiết

1. Nông nghiệp

Hình 30.1 - Lược đồ nông nghiệp Châu Phi.

a. Ngành trồng trọt

- Đặc điểm:

   + Cây công nghệp được trồng theo hướng chuyên môn hóa để xuất khẩu.

   + Cây lương hực chiếm tỉ trọng nhỏ, kĩ thuật lạc hậu, không đủ đáp ứng nhu cầu.

- Phân bố:

   + Cây công nghiệp (Cà phê, cọ dầu, ca cao): Ở duyên hải phía Bắc và vịnh Ghinê, phía Đông châu lục…

   + Cây ăn quả cận nhiệt (Cam, chanh, nho, ôliu): Ở cực Bắc và cực Nam châu lục, môi trường Địa Trung Hải.

   + Cây lương thực (Lúa mì, ngô, kê, lúa gạo): Ở các nước ven Địa Trung Hải và Cộng hòa Nam Phi, Ai cập, châu thổ sông Nin…

b. Ngành chăn nuôi

- Kém phát triển, hình thức chủ yếu là chăn thả.

- Nuôi ở thảo nguyên hoặc bán hoang mạc.

- Vật nuôi tiêu biểu: Cừu, dê.

2. Công nghiệp

Hình 30.2 - Lược đồ công nghiệp Châu Phi.

- Đặc điểm:

   + Nền công nghiệp chậm phát triển.

   + Giả trị sản lượng công nghiệp chiếm 2% toàn thế giới.

- Một số ngành tiêu biểu: Khai thác khoáng sản, lắp ráp, luyện kim màu, hóa chất...

- Một số nước tương đối phát triển: Cộng hòa Nam Phi, Li –Bi, An –giê-ri, Ai Cập.

Câu: 1 Nguyên nhân các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là:

   A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

   B. Chính sách phát triển của châu lục.

   C. Nguồn lao động dồi dào với nhiều kinh nghiệm sản xuất.

   D. Nền văn minh từ trước.

Đáp án cần chọn là A: Nguyên nhân chủ yếu các cây công nghiệp trồng chủ yếu ở vùng trung Phi là do ở khu vực có các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi…) thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp lâu năm (ca cao, cà phê, cọ dầu…).

Câu: 2 Cà phê được trồng nhiều ở:

   A. Các nước phía Tây và phía Đông châu Phi.

   B. Các nước phái Tây và phía Nam châu Phi.

   C. Các nước phía Nam và phía Đông châu Phi.

   D. Các nước phía Nam và phía Bắc châu Phi.

Đáp án cần chọn là A: Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước phía Tây và phía Đông châu Phi.

Câu: 3 Châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu:

   A. Chè, cà phê, cao su và điều.

   B. Ca cao, cà phê, cọ dầu, chè, bông.

   C. Cà phê, chè, điều, bông và cọ dầu.

   D. Ca cao, cà phê, cao su, tiêu, điều và chè.

Đáp án cần chọn là A: Ở châu Phi có những cây công nghiệp lâu năm (sắp xếp theo thứ tự có diện tích lớn nhất, cây quan trọng nhất…) là ca cao, cà phê, cọ dầu, chè, bông.

Câu: 4 Hình thức canh tác chủ yếu ở châu Phi là:

   A. Chuyên môn hóa sản xuất.

   B. Đa dạng hóa cây trồng hướng ra xuất khẩu.

   C. Làm nưỡng rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu.

   D. Sử dụng công nghiệp cao trong sản xuất.

Đáp án cần chọn là C: Hình thức canh tác chủ yếu ở châu Phi là canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón và chủ yếu dựa vào sức người.

Câu: 5 Chăn nuôi ở châu Phi theo hình thức:

   A. Chăn thả.

   B. Bán công nghiệp.

   C. Công nghiệp.

   D. Công nghệ cao.

Đáp án cần chọn là A: Chăn nuôi ở châu Phi nhìn chung kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến nhất. Một số con vật nuôi phổ biến là cừu và dê.

Câu: 6 Giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chiếm:

   A. 2% toàn thế giới.

   B. 5% toàn thế giới.

   C. 7% toàn thế giới.

   D. 10% toàn thế giới.

Đáp án cần chọn là A: Giá trị sản xuất công nghiệp của châu Phi chiếm 2% toàn thế giới. Ngoài các ngành truyền thống còn có một số ngành công nghiệp hiện đại như công nghiệp thực phẩm, lắp ráp cơ khí…

Câu: 7 Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là:

   A. An-giê-ri, Ai Cập.

   B. Ai Cập, Ni-giê.

   C. Cộng hòa Nam Phi, Ai Cập.

   D. Cộng hòa Nam Phi, An-giê-ri.

Đáp án cần chọn là D: Các nước có ngành công nghiệp tương đối phát triển là Cộng hòa Nam Phi và An-giê-ri với một số ngành công nghiệp như luyện kim, chế tạo máy, sản xuất ô tô, lắp ráp…

Câu: 8 Hoạt động công nghiệp chính ở châu Phi là:

   A. Chế biến lương thực, thực phẩm.

   B. Khai thác khoáng sản.

   C. Dệt may.

   D. Khai thác rừng và chế biến lâm sản.

Đáp án cần chọn là B: Châu Phi là một châu lục giàu có về tài nguyên khoáng sản (vàng, kim cương, uranium…) nên các hoạt động công nghiệp chính ở châu Phi là khai thác khoáng sản.

Câu: 9 Các mỏ dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu:

   A. Phía Nam và phía Bắc của châu Phi.

   B. Phía Tây và phía Bắc châu Phi.

   C. Phía Bắc của châu Phi.

   D. Phía Tây và phía Đông châu Phi.

Đáp án cần chọn là C: Các mỏ dầu và khí đốt phân bố chủ yếu ở phía Bắc của châu Phi. Ngoài ra có phân bố một số ít ở phía Bắc vịnh Ghi-nê.

Câu: 10 Các hoạt động luyện kim màu, hóa chất phân bố chủ yếu:

   A. Phía Nam và phía Bắc của châu Phi.

   B. Phía Nam của châu Phi.

   C. Phía Bắc của châu Phi.

   D. Phía Tây và phía Đông châu Phi.

Đáp án cần chọn là B: Các hoạt động sản xuất công nghiệp như luyện kim màu, hóa chất chủ yếu phân bố ở phía Nam của châu Phi. Ngoài ra còn phân bố một số ít ở rìa phía Bắc của châu Phi.

Câu: 1 Vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu phân bố:

   A. Nam Phi, Đông Phi và Trung Phi.

   B. Nam Phi và rìa phía Bắc của Bắc Phi.

   C. Trung Phi và cực Nam của Nam Phi.

   D. Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi.

Đáp án cần chọn là C: Vùng chuyên canh nông sản hướng ra xuất khẩu của các nước ở châu Phi phân bố chủ yếu ở Trung Phi (phía Bắc vịnh Ghi-nê, Đô-ca…) và một ít ở cực Nam của Nam Phi. Đây là những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, nhiều nắng, mưa…

Câu: 2 Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu:

   A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến.

   B. Khoáng sản và máy móc.

   C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.

   D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là A: Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.

Câu: 3 Các nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu:

   A. Khoáng sản và nguyên liệu chưa chế biến.

   B. Khoáng sản và máy móc.

   C. Máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng.

   D. Nguyên liệu chưa qua chế biến và hàng tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là C: Các nước châu Phi xuất khẩu chủ yếu khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến và nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng.

Câu: 4 Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiêu biểu là:

   A. Ma-rốc, Tuy-ni-di.

   B. Nam Phi, Ê-ti-ô-pi-a.

   C. Công-gô, Tan-da-ni-a

   D. Kê-ni-a, Ai Cập.

Đáp án cần chọn là D: Một số nước châu Phi có ngành du lịch khá phát triển, tiêu biểu là Ai Cập và Kê-ni-a.

Câu: 5 Tỉ lệ thị dân của các nước châu Phi:

   A. Không ngừng tăng lên.

   B. Ngày càng giảm xuống.

   C. Luôn ở mức ổn định.

   D. Tăng lên nhưng không ổn định

Đáp án cần chọn là A: Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nhưng tỉ lệ thị dân không ngừng tăng lên, có nước tỉ lệ thị dân trên 40%.

Câu: 6 Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với:

   A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

   B. Trình độ phát triển công nghiệp.

   C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

   D. Sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Đáp án cần chọn là A: Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp.

Câu: 7 Các loại nông sản xuất khẩu chủ yếu của châu Phi là:

   A. Cà phê, ca cao, cọ dầu.

   B. Cà phê, bông, lương thực.

   C. Lương thực, ca cao, cọ dầu, lạc.

   D. Gạo, ca cao, cà phê, cọ dầu.

Đáp án cần chọn là A: Các nông sản xuất khẩu chủ yếu là cà phê, ca cao, lạc, cọ dầu, bông. Trong khi đó châu Phi vẫn phải nhập khẩu một lượng lương thực rất lớn.

Câu: 8 Đâu là mặt hàng các nước châu Phi không phải nhập khẩu?

   A. Khoáng sản.

   B. Máy móc.

   C. Hàng tiêu dùng.

   D. Lương thực.

Đáp án cần chọn là A: Các mặt hàng nhập khẩu của các nước châu Phi là máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

Câu: 9 Vùng khai thác khoảng sản xuất khẩu phân bố:

   A. Nam Phi và Trung Phi.

   B. Nam Phi và rìa phía Bắc của Bắc Phi.

   C. Bắc Phi và Tây Phi.

   D. Tây Phi, Đông Phi và Nam Phi.

Đáp án cần chọn là B: Vùng khai thác khoảng sản xuất khẩu phân bố ở các nước Nam Phi và một số nước ở rìa phía Bắc của Bắc Phi. Đây là hai vùng giàu khoáng sản bậc nhất ở châu Phi.

Câu: 10 Tại sao ở châu Phi có bùng nổ dân số đô thị?

   A. Gia tăng dân số tự nhiên cao, di dân ồ ạt vào thành phố.

   B. Di dân ồ ạt vào các thành phố lớn.

   C. Kinh tế ở các đô thị phát triển mạnh.

   D. Sự phát triển đa dạng của ngành dịch vụ ở đô thị.

Đáp án cần chọn là A: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ dân số ở đô thị của các nước châu Phi là sự gia tăng dân số tự nhiên cao cùng với sự di chuyển ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố lớn.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật