Vài biện pháp giúp máy tính đỡ ngốn điện hơn

11/10/2016 22:24

Vậy làm thế nào để điều chỉnh lại việc tiêu thụ điện năng cho máy tính mà vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất cho nó?

Vậy làm thế nào để điều chỉnh lại việc tiêu thụ điện năng cho máy tính mà vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất cho nó?

Tắt hết các thiết bị kết nối ngoài khi không cần thiết

Máy in, loa hoặc webcam đều tự động ngốn điện kể cả khi không sử dụng nếu bạn vẫn để chúng trong tình trạng bật và kết nối với máy tính (nhằm cho phép người dùng máy tính có thể sử dụng bất kỳ lúc nào). Do đó hãy chắc chắn đã tắt chúng đi khi không sử dụng.

Điều chỉnh việc sử dụng nguồn điện cho Windows

Bản thân Windows cũng tích hợp sẵn các tùy chọn giúp người dùng điều chỉnh lại việc sử dụng điện cho các tính năng nhằm tiết kiệm điện năng và người dùng có thể truy cập vào các điều chỉnh này bằng cách sử dụng Control Panel.

Mặc định bạn sẽ được cung cấp 2 lựa chọn thiết lập là “Balanced” và “Power save”. Còn nếu sử dụng laptop, bạn còn có thêm một lựa chọn khác sẽ là “High performance”. Tuy vào nhu cầu mà bạn sẽ chọn thiết lập tương ứng để kích hoạt.

Điều chỉnh màn hình máy tính

Nếu bạn đang sử dụng màn hình CRT (màn hình lồi cổ điển), lời khuyên ở đây là bạn nên đổi qua sử dụng màn hình LCD vì LCD sử dụng ít điện năng hơn (chỉ bằng 1/3 hoặc ¼) và cung cấp cho bạn chuẩn hiển thị chất lượng hơn so với màn CRT.

Khi đã sở hữu một màn hình LCD, việc tiếp theo bạn cần làm là điều chỉnh độ sáng màn hình sao cho cân bằng giữa việc “hợp mắt” và “tiết kiệm”, tránh sáng quá mức vừa hại mắt vừa tiêu tốn điện năng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thiết lập tự động tắt màn hình máy tính khi không làm việc để một khoản thời gian để tiết kiệm điện năng.

Sử dụng chế độ Sleep và Hibernate khi có việc rời đi

Trường hợp nếu bạn đang làm việc với máy tính mà có việc cần phải đi khỏi trong vài mươi phút, hãy chuyển máy tính sang chế độ Sleep hoặc Hibernate thay vì Shutdown để có thể tiếp tục quay lại với công việc bất cứ lúc nào. Cụ thể ở chế độ Sleep, hầu như tất cả các thành phần máy tính điều ngưng hoạt động, trừ RAM (để lưu lại các phiên làm việc trên máy). Chế độ này tiêu tốn rất ít điện năng.

Tốt hơn nữa, ở chế độ Hibernate, mọi phiên làm việc sẽ được chuyển sang lưu trữ vào tập tin “hiberfil.sys” trong ổ cứng. Và khi quá trình chuyển dời được hoàn thành, máy tính sẽ được tắt hoàn toàn và bạn có thể ngắt nguồn điện máy tính. Ổ cứng lưu trử không yêu cầu phải cung cấp điện để lưu trữ phiên làm việc nên bạn sẽ hoàn toàn không tổn hao bất kỳ chút điện nào.

Mặc dù vậy, ở chế độ Sleep, bạn sẽ chỉ mất 2 đến 3 giây để khôi phục lại phiên làm việc hiện tại nhưng với Hibernate, có thể sẽ mất 10 đến 15 giây. Do đó, nếu bạn có việc trong khoảng vài phút đến một giờ, chế độ Sleep là tốt nhất. Còn nếu lâu hơn, Hibernate là lựa chọn mà bạn nên dùng.

Thoát các chương trình không cần thiết

Mặc dù chạy nền nhưng một số các chương trình ứng dụng vẫn sử dụng một lượng lớn các nguồn tài nguyên hệ thống như CPU, GPU, RAM, ổ cứng,… Thêm vào đó, nếu bạn đang mở nhiều chương trình khác nữa trên desktop thì chắc hẳn máy tính sẽ hoạt động hết công suất, kèm theo đó là lượng điện tiêu thụ tất nhiên sẽ tăng lên.

Do đó, để “giảm tải” cho hệ thống và tránh “hao” điện vô ích, bạn nên tìm và tắt các chương trình chạy nền không cần thiết từ 2 tab của Task Manager là “Applications” và “Processes”.

Suckhoecuocsong.vn (Theo genk)

Các tin khác

TikTok ứng dụng có an toàn không?

Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy

Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất

Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến

Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN

Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6

Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau

Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19

Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?

Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2