Vệ sinh lọc gió động cơ ô tô những điều cần biết

04/08/2020 08:50

Hướng dẫn quy trình vệ sinh lọc gió động cơ ô tô tại nhà

Lọc gió động cơ là một trong những chi tiết rất quan trọng của tô tô. Nhưng qua thời gian sử dụng, ô nhiễm môi trường lọc gió sẽ bị bẩn dẫn đến hiện tượng xe bị giảm bớt công suất, bị nóng máy hoặc tiêu thụ nhiên liệu nhiền hơn. Khi vệ sinh lọc gió động cơ ô tô cần lưu ý những điều gì, quy trình vệ sinh lọc gió ô tô diễn ra như thế nào? Hãy cùng Suckhoecuocsong tìm hiểu ngay sau đây.

Khác với lọc trên động cơ những chiếc xe máy, lọc gió trên động cơ ô tô có thể vệ sinh và tái sử dụng thay vì phải thay mới hoàn toàn.

Tại sao cần phải vệ sinh lọc gió động cơ cho xe ô tô

+ Theo thời gian sử dụng lọc gió động cơ sẽ bị bẩn dần do bám nhiều bụi từ ngoài không khí dẫn đến hiện tượng xe bị giảm bớt công suất, bị nóng máy hoặc tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn.

+ Nếu không được vệ sinh hoặc để lọc gió quá bẩn thì có thể xuất hiện muội than trong buồng đốt hoặc nếu bụi lọt qua nhiều có thể khiến cảm biến lưu lượng khí nạp nhận biết sai, cung cấp nhiên liệu không chính xác cho động cơ.

+ Những dòng xe cao cấp xe có thể sẽ báo lỗi động cơ, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe của mọi người.

Bao lâu cần thay thế lọc gió động cơ

Theo các nhà sản xuất khuyến cáo nên vệ sinh lọc gió cứ 5.000 km một lần và thay mới sau mỗi 20.000 km.

Tuy nhiên, với những xe hoạt động, di chuyển nhiều tại cac công trường xây dựng, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn nên vệ sinh lọc gió sớm hơn, có thể 4.000 km một lần và thay mới sau khoảng 15.000 km để đảm bảo ô tô được vận hành tốt.

Đối với trường hợp lọc gió ô tô bị rách, ẩm hoặc khó vệ sinh làm sạch cần thay mới.

Hướng dẫn quy trình vệ sinh lọc gió động cơ ô tô tại nhà

Thay vì phải đến các gara ô tô, trung tâm bảo dưỡng chúng ta có thể làm việc này tại nhà. Quy trình vệ sinh lọc gió động cơ ô tô tại nhà được tiến hành theo các bước như sau:

Dụng cụ: Cờ lê hoặc tô vít, vòi xịt hơi.

Thực hiện:

Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang động cơ

Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt. Chúng ta chỉ cần dò theo đường ống này sẽ đến được vị trí của bộ lọc gió động cơ. Nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một hộp bảo vệ được thiết kế tròn hoặc vuông

Bước 2: Tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ

Tùy thuộc nhà sản xuất mà hộp bảo vệ được thiết kế dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết. Chúng được thiết kế đơn giản để có thể dễ dàng tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ lê. Lọc gió nằm ngay dưới nắp hộp bảo vệ và chúng ta có thể lấy ra bằng tay.

Bước 3: Vệ sinh lọc gió

Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên lọc gió. Xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới.

Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu

Trước khi lắp lọc gió về vị trí ban đầu, chúng ta dùng khăn khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ. Sau đó xiết lại các đai ốc hoặc ngàm giữ như lúc ban đầu.

Lưu ý:

+ Không dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió, vì có thể khiến lớp màng lọc của lọc gió bị rách và mất tác dụng.

+ Không được làm sạch lọc gió bằng nước hay bất kỳ dung dịch hóa chất làm sạch nào.

+ Trường hợp lọc gió đến kỳ thay thế thì bỏ đi lọc gió cũ và thay bằng loại mới.

+ Tránh xịt với áp suất cao khiến rách màng lọc.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn

Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết

Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún

Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục

Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container