Vượt qua khu ngập nước không khó nhưng cần có hiểu biết

17/05/2015 18:03

Cùng SKcs.vn tìm hiểu cách vượt qua ngập nước khi lái xe.

 

Trước tiên hãy cùng chúng tôi tham khảo những kỹ năng tuyệt vời để vượt qua vùng ngập nhé.

 

Vượt qua vùng ngập nước

 

1. Hãy xác định độ sâu của vùng ngập nước qua các xe đang di chuyển trong vùng ngập này. Bạn hãy chắc chắn rằng độ sâu ngập nước không vượt qua tâm bánh xe của bạn (trục bánh xe).

 

 

2. Độ cao của xe là hoàn toàn khác nhau nên ngoài việc xác định mực nước qua việc quan sát các xe khác bạn cũng nên có kiến thức về xe để xác định các xe khác có thể di chuyển được còn xe của bạn thì sao. Thông thường, các xe sử dụng bộ chế hoà khí có độ cao lỗ hút khí nạp thường cao hơn loại phun xăng điện tử nên có thể đi vào đường ngập nước sâu hơn.

 

 

3. Không để xe đi vào vùng nước ngập cao quá miệng hút gió sẽ khiến nước sẽ chảy đường hút gió, cùng với không khí đi vào buồng đốt. Hỗn hợp nhiên liệu, khí và nước sẽ không cháy được dẫn đến ô tô chết máy.

 

 

4. Không để ga quá to hoặc để ga quá thấp hoặc ga không đều khi đi qua khu vực bị ngập. Điều này sẽ khiến nước chui vào ống xả làm tắc đường thoát dẫn đến chết máy.

 

5. Tránh những đợt sóng tạo ra từ các xe đi cùng chiều hoặc ngược chiều vì mực nước ngập trên đường tuy thấp hơn miệng hút gió nhưng do xe đi tạo thành sóng bắn nước vào miệng hút gió khiến xe chết máy.

 

 

6. Luôn giữ tay ga đều để nước không chàn vào ống xả

 

7. Tắt tất cả các phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, hệ thống giải trí trên xe… để giảm tải cho cho động cơ.

 

8. Nhận biết các vị trí: lọc gió và các đường ống dẫn. Tùy từng loại xe, miệng đường hút gió được bố trí không giống nhau và thường nằm ở hốc khuất của xe về phía trước và cao tầm ngang với ba-đờ-sốc để nước khó lọt vào.

 

9. Nước ngập khoảng 30 đến 40 phân thì không nên cho xe đi vào. Nếu muốn đi thì ít nhất phải chắc chắn rằng đoạn ngập đó nước không cao vượt quá miệng hút gió của xe mình. Phải tìm chỗ cao nhất để đi.

 

Hiểu biết thêm về xe

 

Về cơ bản, động cơ, máy móc đều đã được cấu tạo có hệ thống vỏ bọc chống nước vào. Cho nên nếu có ngập máy cùng các bộ phận đấu nối thì xe cũng không vấn đề gì.

 

Một lời khuyên quan trọng hơn cả là khi nghi có dấu hiệu nước vào đường hút gió làm chết máy, tốt nhất nên gọi ngay xe cứu hộ đến kéo xe về gara xử lý. Nếu tiếp tục đề nổ máy, nước vẫn cứ ở trong buống đốt, làm máy không nén được, có thể làm cong hoặc gẫy trục khuỷu, phá hỏng tay biên. Đây là hai bộ phận quan trọng nhất của động cơ. Nếu gẫy, hỏng hai bộ phận này thì coi như hỏng máy.

 

Cần thay "tẩu" xe máy trước mùa mưa

 

Bugi là bộ phận đánh lửa của động cơ. Nếu sử dụng lâu ngày, Bugi sẽ bị ám muội đen khiến lửa đánh yếu đi dần. Bọc ngoài và trên Bugi là "tẩu". Tẩu làm nhiệm vụ che chắn cho Bugi khỏi bị nước bùn hay chất bẩn vào. Nhưng nếu sử dụng lâu ngày, tẩu che chắn không tốt, gặp đường ngập hoặc mưa lớn, nước sẽ đễ dàng vào Bugi, càng khiến Bugi đánh lửa yếu không đủ làm nổ động cơ.

 

Xe cũ, ít được bảo dưỡng thường hay bị sự cố khi trời mưa do những xe này bị hở các mối ở đường dây điện. Khi đi vào chỗ ngập hoặc gặp trời mưa, nước bắn vào làm chập mạch hoặc điện, rò rỉ sang những bộ phận khác như khung, vỏ máy...

 

Theo các chuyên gia, chủ xe nên kiểm tra Bugi và "tẩu". Nếu thấy quá cũ thì nên thay mới, không đáng mấy tiền, nhưng tránh được việc Bugi "mất điện".

 

Skcs.vn

Các tin khác

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn

Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết

Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún

Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục

Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container