Cách cải thiện tâm lý hậu Covid-19 nhanh nhất

3/12/2022 11:17:00 AM
Sau khi khỏi Covid-19 gặp phải các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, lo lắng giảm sự tập trung, bồn chồn hậu Covid-19. Vậy làm thế nào để cải thiện vấn đề tâm lý hậu Covid-19?

 

Cách cải thiện tâm lý hậu Covid-19 nhanh nhất

Nhiều người sau khi khỏi Covid-19 gặp phải các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, lo lắng giảm sự tập trung, bồn chồn hậu Covid-19. Vậy làm thế nào để cải thiện vấn đề tâm lý hậu Covid-19?

Khi virus xâm nhập vào cơ thể chúng tấn công vào nhiều tế bào trong cơ thể nhất là các tế bào màng trong của mạch máu, cơ quan hô hấp, kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra các tổn thương do hệ miễn dịch gây ra. Khi đó những người mắc Covid-19 bị virus tấn công tổn thương mạch máu, viêm sưng tế bào phổi khiến bệnh nhân bị viêm phổi.

Khi tổn thương mạch máu khớp gối thì bệnh nhân bị đau khớp, đau khi vận động các khớp. Khi tổn thương các mạch máu li ti vùng não, bệnh nhân có thể mất trí nhớ hay chậm suy nghĩ. Thậm chí người mắc Covid-19 cũng có thể bị rối loạn cương dương (ED) khi mạch máu vùng sinh dục bị tổn thương. Virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương của người nhiễm gây tổn thương hệ thần kinh trung ương khiến nhiều người bị mất ngủ, lo âu, trầm cảm hậu Covid-19.

Tâm lý của họ bị ảnh hưởng bởi họ thuộc nhóm bị tổn thương tâm lý, do bản thân phải trải qua những triệu chứng nặng của Covid-19 gây ra, chứng kiến người thân, bạn bè hay những người xung quanh họ mắc Covid-19 nặng hoặc gia đình có người tử vong vì Covid-19 từ đó khiến tâm lý họ bị ảnh hưởng.

Theo các chuyên gia y tế di chứng tâm lý sau khỏi bệnh Covid-19 do trong quá trình virus xâm nhập vào cơ thể, cơ thể tạo phản ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Khi bị nhiễm virus hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất cytokine, chemokine và những chất khác thúc đẩy quá trình viêm để chống lại virus.

Nhưng ở một số người bệnh nhiễm Covid-19, hệ miễn dịch không kiểm soát đúng cách đã gây hại ngược cho tế bào thần kinh. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh, tổn thương hàng rào máu não, tế bào miễn dịch ngoại vi tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương, giảm khả năng dẫn truyền thần kinh... Khi hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đau đầu, không tập trung, hạn chế sáng tạo, giảm khả năng học tập, làm việc...

Bên cạnh đó, trong quá trình mắc Covid-19 họ gặp nhiều vấn đề, như cảm thấy bất ổn khi phải đi cách ly một mình, cảm giác tội lỗi khi vô tình lây bệnh cho người khác, lo người khác đánh giá về mình, sợ xã hội kỳ thị xa lánh, sợ mất việc làm, không có thu nhập...Nhất là đối với những nhóm người vốn có vấn đề về tâm lý tiềm ẩn như rối loạn lo âu, hoang tưởng... càng dễ bị căng thẳng hơn.

Trong quá trình nhiễm Covid-19 khi mới bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone chống lại tình trạng stress. Các hormone này giúp cơ thể vượt qua thử thách stress trong vòng 24 giờ. Lúc này, tim sẽ đập nhanh hơn, hồi hộp, tăng huyết áp. Nếu cơ thể không giải quyết được stress trong khoảng thời gian vàng này mà để tình trạng căng thẳng kéo dài hơn, các hormone stress có cơ hội "phản pháo". Các cortisol sẽ tăng lên, tạo ra các gốc tự do, rối loạn chuyển hóa... Căng thẳng kéo dài làm cho người bệnh bất ổn tâm lý, như dễ cáu gắt, buồn vu vơ, lo lắng hay có những hành động lạ

Dấu hiệu người bệnh bị tổn thương tâm lý hậu Covid-19

Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu ở những người hậu Covid-19 bao gồm:

+ Những người có cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ.

+ Mất tập trung khi làm việc, học tập

+ Tâm trạng khó chịu, kích động, ủ rũ,…

+ Thay đổi giấc ngủ (ngủ nhiều, ngủ ít hoặc mất ngủ)

+ Thay đổi cảm giác ăn uống

 Cách cải thiện tâm lý hậu Covid-19

Những người có người thân, bạn bè mắc Covdi-19 sau khi khỏi bệnh gặp phải các vấn đề về tâm lý hãy trấn an, động viên người bệnh.

+ Nếu như người bệnh trong quá trình điều trị Covid-19 phải cách ly phòng riêng hoặc ở khu cách ly tập trung, người nhà nên thường xuyên nhắn tin, gọi điện để hỏi thăm, an ủi. Khi an ủi nên dùng từ ngữ tế nhị, tránh người bệnh cảm giác bị xa lánh, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương tâm lý, không trách móc, mắng mỏ, nói những lời khiến người bệnh có thể cảm thấy tổn thương

+ Những người bị trầm cảm hậu Covid-19 hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây tùy thuộc vào mức độ mỗi người các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý, sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến như nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), gồm các thuốc như sertraline, paroxetine, fluoxetine...

+ Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý theo thể trạng và bệnh lý nền để bồi bổ và tăng sức đề kháng. Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp hồi phục cơ thể, cải thiện tâm  trạng như các loại rau lá xanh (rau ngót, mồng tơi, bông cải xanh, cải bó xôi, rau dền, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, cà chua, ớt chuông, dâu tây, trái bơ, đậu nành, các loại hạt... thịt, cá, trứng hay một ít rượu vang đỏ và chocolate đen cũng giúp giảm trầm cảm đáng kể.

+ Người có dấu hiệu rối loạn tâm thần, trầm cảm, có di chứng tâm lý nặng, không muốn nói chuyện với ai, không mở lòng ra, nên được massage trị liệu để cơ thể giãn ra, giúp mang lại dễ chịu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?

Di chứng nguy hiểm hậu Covid-19 MIS-C ở trẻ em

Xơ phổi hậu Covid-19: cần làm gì để cải thiện sức khỏe

Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19

Đau nhức xương khớp hậu Covid-19: cách khắc phục hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác