Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19

3/7/2022 3:21:00 PM

Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19 - Suckhoecuocsong.vn

 

Cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19

Những người bị mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh bị gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, thở hụt hơi, khó ngủ, mất ngủ,…do di chứng hậu Covid-19 gây ra. Để khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19 hãy thực hiện một số điều quan trọng dưới đây để cải thiện tình trạng.

Tình trạng khó khó ngủ, mất ngủ do di chứng hậu Covid-19 kéo dài, không được can thiệp điều trị sớm sẽ dễ khiến cho những người từng bị Covid-19 gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, tinh thần và thể chất. Tình trạng này không chỉ khiến ảnh hưởng sức khỏe mà có thể gây ra tình trạng trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân

Rối loạn giấc ngủ kéo dài không được can thiệp, điều trị dễ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn, làm kiệt quệ thể chất và tinh thần. Họ không còn năng lượng làm việc, người luôn mệt mỏi, đau dạ dày, đánh trống ngực. Thậm chí, những người đã có rối loạn lo âu, mất ngủ trước đó có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân.

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập và tấn công vào nhiều tế bào trong cơ thể nhất là các tế bào màng trong của mạch máu, cơ quan hô hấp, kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra các tổn thương do hệ miễn dịch gây ra. Khi đó những người mắc Covid-19 bị virus tấn công tổn thương mạch máu, viêm sưng tế bào phổi khiến bệnh nhân bị viêm phổi.

Khi tổn thương mạch máu khớp gối thì bệnh nhân bị đau khớp, đau khi vận động các khớp. Khi tổn thương các mạch máu li ti vùng não, bệnh nhân có thể mất trí nhớ hay chậm suy nghĩ. Thậm chí người mắc Covid-19 cũng có thể bị rối loạn cương dương (ED) khi mạch máu vùng sinh dục bị tổn thương. Covid-19 có khả năng gây tổn thương lên nhiều cơ quan cùng một lúc với các triệu chứng như: mất mùi, vị kéo dài, bệnh não, đột quỵ, trầm cảm, đau ngực, hồi hộp, viêm cơ tim, khó thở, ho, nổi ban đỏ mề đay,…

Khi các tổn thương liên quan đến mạch máu xuất hiện thì quá trình hồi phục mất nhiều thời gian, các triệu chứng hậu Covid-19 nặng hay nhẹ cũng tùy vào mắc Covid-19 nặng hay nhẹ. Việc phục hồi sau khi nhiễm Covid-19 vẫn để lại các triệu chứng kéo dài cho bệnh nhân như: Khó thở, ho, tim đập nhanh, đau nhức khớp, mệt mỏi, yếu sức, mất mùi, khó ngủ, mất ngủ, mau quên…Trong đó, nhiều người phải đối mặt với tình trạng khó ngủ, mất ngủ hậu Covi-19.

Nhiều người bị nhiễm Covid-19 bị mất ngủ hậu Covid do có cảm giác lo lắng, cô đơn, thậm chí trầm cảm. Nhất là những người mất đi người thân hoặc người thân sau khi khỏi Covid lại gặp di chứng nặng gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đó là nỗi sợ hãi vì tác động của bệnh, lo lắng về tương lai, khó khăn kinh tế… khiến nhiều người gặp stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân…

Những biểu hiện mất ngủ hậu Covid-19 như khó vào giấc ngủ, ngủ ít hơn bình thường, giấc ngủ không sâu, có những giấc mơ khó chịu; ban ngày mệt mỏi, tâm tính thay đổi, học tập và làm việc kém tập trung, dễ căng thẳng, stress,…

Cách khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ hậu Covid

Sau khi xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, người từng bị nhiễm Covid-19 hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 nhất là đối với những người bị viêm phổi, người từng mắc Covid-19 nặng phải nằm hồi sức (ICU), có thể phải dùng máy thở, thuốc kháng virus, thuốc ức chế hệ miễn dịch, hay dùng thuốc trụ sinh do nhiễm trùng chéo…

Khi được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết các bác sĩ sẽ đánh giá, xác định được các triệu chứng có phải do hậu Covid hay không và có hướng xử trí kịp thời, đúng cách.

Hiện có nhiều phương pháp ngăn chặn Covid-19 cũng như hậu Covid như: vaccine, thuốc uống, phác đồ chữa trị và cách chăm sóc,…

Trị liệu tâm lý

Để khắc phục tình trạng mất ngủ có thể sử dụng trị liệu tâm lý như trị liệu về giao tiếp, tư vấn, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ về các triệu chứng Covid-19, các biện pháp hồi phục triệu chứng để giảm bớt lo âu, lo lắng cũng như căng thẳng. Đây là một liệu pháp tâm lý, giúp người bệnh thay đổi nhận thức, thói quen, suy nghĩ và hành vi liên quan đến giấc ngủ, với mục tiêu là có một giấc ngủ khỏe mạnh.

Thuốc điều trị khó ngủ, mất ngủ hậu Covid-19

Để điều trị tình trạng mất ngủ hậu Covid-19 có nhiều loại thuốc, mỗi loại có những tác dụng khác nhau hưng chúng có điểm chung là gây buồn ngủ, giảm lo lắng, căng thẳng ở người bệnh trước giờ đi ngủ

Có thể dùng một số nhóm thuốc không cần kê toa được bán hầu hết ở các hiệu thuốc như:

+ Thuốc ngủ thảo dược: Có thể sử dụng một số loại thuốc có thành phần thảo dược như tim se, lạc tiên, bình côi để trị mất ngủ hậu Covid-19, những loại thuốc này thường ít có tác dụng phụ

+ Thuốc kháng histamine: Đây là thuốc chống dị ứng, thường dùng để điều trị dị ứng, có tác dụng phụ là gây ngủ. Thuốc này phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa, viêm mũi dị ứng, nhưng có thể gây tác dụng phụ gây khô miệng, chóng mặt…

+ Melatonin: Đây là hormone của giấc ngủ, loại này thường được dùng cho bệnh nhân mất ngủ hậu Covid-19 có kèm theo rối loạn nhịp sinh học như ngủ dậy quá muộn, quá sớm, lệch múi giờ…. Thuốc có tác dụng tốt nếu người bệnh có thói quen ngủ quá trễ và cần điều chỉnh giờ đi ngủ sớm hơn. Nhưng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: Đau đầu, khó chịu ở dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng này rất ít, không đáng kể.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc để điều trị tình trạng mất ngủ do di chứng hậu Covid-19 hãy nhớ rằng mỗi một trường hợp mất ngủ, khó ngủ hậu Covid-29 có cách điều trị khác nhau, không được tự ý dùng thuốc. Cũng không nên tự ý sử dụng các thuốc an thần mạnh để trị mất ngủ hậu Covid-19

Chế độ ăn chống mất ngủ hậu Covid

Chế độ ăn hậu Covid cần đảm bảo các yếu tố như uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, protein, tinh bột, trái cây giàu vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương.

Những lưu ý quan trọng để cải thiện tình trạng mất ngủ hậu Covid-19

+ Có thể nghe nhạc nhẹ nhàng trước giờ ngủ

+ Phòng ngủ, khu vực nghỉ ngơi nên yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ thích hợp, nệm, gối thoải mái giúp dễ ngủ hơn

+ Không nên uống trà, cà phê trong vòng 6-8 giờ trước giờ ngủ giúp ngủ sâu giấc hơn

+ Không nên hút thuốc lá

+  Uống ít nước trước khi ngủ, để không bị đánh thức vì tiểu đêm.

+ Tránh ăn quá no, hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ.

+ Tránh uống rượu bia, đồ uống có cồn

+ Không nên ngủ trưa quá nhiều chỉ nên ngủ khoảng 20-30 phút là đủ

+ Đừng chăm chăn nhìn đồng hồ  nếu thức quá 20 phút, hãy ra khỏi giường và quay lại giường khi buồn ngủ, đừng nằm trên giường. Cũng đừng lo lắng về giấc ngủ, càng lo thì càng mất ngủ thêm.

+ Tránh xem điện thoại, tivi, laptop… trong vòng 1 giờ trước khi ngủ.

+ Hãy thiết lập đồng hồ 1 thời điểm vào buổi sáng, cho dù là cuối tuần nhằm giúp ổn định đồng hồ sinh học.

Có thể thời gian đầu khi áp dụng sẽ không giúp bạn ngủ ngay, nhưng nếu kiên trì thực hành, bạn sẽ có được giấc ngủ khỏe mạnh lâu dài, đưa cơ thể trở lại trạng thái ban đầu. Bên cạnh đó, việc duy trì các thói quen này cũng góp phần giúp ổn định tâm lý, giúp người bệnh bớt lo lắng, căng thẳng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hướng dẫn 6 bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19

Bài tập thở chu kỳ chủ động cho bệnh nhân Covid-19 theo Bộ Y tế

Bài tập thở để tăng công suất phổi

Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19

Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác