Lợi ít hại nhiều do tích trữ thực phẩm trong ngày Tết

1/30/2024 9:14:00 AM
Theo quan niệm để đón một năm mới đủ đầy người Việt thường chuẩn bị tươm tất các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm… để đón một năm mới luôn có “Của ăn của để”.

 

Theo quan niệm để đón một năm mới đủ đầy người Việt thường chuẩn bị tươm tất các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm… để đón một năm mới luôn có “Của ăn của để”. Tuy nhiên dưới góc độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, việc dự trữ các món ăn kéo dài trong các kỳ nghỉ Lễ tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng điển hình như đau bụng quằn quại, nôn, tiêu chảy …do ăn phải thức ăn để lâu, thức ăn ôi thiu.

Thói quen “tích trữ” các loại thực phẩm trong những ngày lễ, tết như cá tôm, giò chả, thịt gà, lợn, bánh chưng, mứt kẹo…đã ăn sâu vào tâm thức người Việt nên mặc dù những năm gần đây cơ chế đổi mới, các chợ mở cửa từ sớm nhưng một số gia đình vẫn chưa từ bỏ được thói quen này. Việc dự trữ thực phẩm cả tháng trời trong tủ lạnh là  nguyên nhân dẫn đến những vụ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, bộ máy tiêu hóa nói riêng. Nhiều ca ngộ độc thực phẩm đã để lại những hậu quả khôn lường.

Theo cơ chế hoạt động của tủ lạnh, thời gian bảo quản thực phẩm tốt và an toàn nhất là từ 3 – 5 ngày. Mặt khác, tủ lạnh không phải là tủ đá chỉ có khả năng kìm hãm hoạt động của vi khuẩn trong một thời gian nhất định ngắn hạn, không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn dẫn đến việc vi khuẩn sản sinh nhanh dẫn đến mất chất dinh dưỡng, nhiễm độc chéo, ngộ độc thực phẩm…

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy việc tích trữ số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh trong một thời gian dài khiến chất lượng bảo quản thực phẩm kém, tiềm ẩn nguy cơ khiến chúng trở nên độc hại gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ tiêu hóa, thậm chí thiệt mạng.

Lợi ít hại nhiều do tích trữ thực phẩm trong ngày Tết

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần bảo quản đồ ăn trong dịp lễ, Tết một cách khoa học như sau:

+ Không mua quá nhiều thực phẩm.

+ Phân loại từng nhóm thực phẩm riêng để bảo quản

+ Chú ý những điều kiện thích hợp theo từng loại thực phẩm để việc bảo đạt hiệu quả.

+ Đối với thực phẩm đã chế biến hoặc làm chín, tùy thuộc vào thời gian sử dụng để lựa chọn ngăn, đóng hộp chuyên dụng hoặc bọc kín để vi khuẩn không có cơ hội lây nhiễm.

Lưu ý: Thịt, cá muốn để tươi lâu và không bị vi khuẩn xâm nhập cần rửa sạch và phân nhỏ từng phần thịt theo bữa rồi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.

Rau, củ, quả chọn những sản phẩm còn tươi, có màu sắc tự nhiên, không dập nát, héo úa, có mùi lạ. Nhặt bỏ lá rau sâu, những phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ rồi để ở nơi thoáng mát, tránh rửa rau.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác