Những điều cần biết khi xông hơi khi mắc Covid-19, cách xông hơi an toàn

2/21/2022 4:55:00 PM
Để giảm cảm giác khó chịu do Covid-19 nhiều người F0 thường sử dụng gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi hay người nhà có người mắc Covid-19 xông hơi để phòng ngừa virus.

 

Những điều cần biết khi xông hơi khi mắc Covid-19, cách xông hơi an toàn

Hiện nay số người mắc Covid-19 đang tăng cao bên cạnh việc làm theo các khuyến cáo từ cán bộ y tế, sử dụng thuốc uống để nhanh chóng khỏi bệnh. Để giảm cảm giác khó chịu do Covid-19 nhiều người F0 thường sử dụng gừng, sả, tỏi... đun sôi để xông mũi hay người nhà có người mắc Covid-19 xông hơi để phòng ngừa virus. Nhưng khá nhiều người chưa biết cách xông đúng, an toàn khiến dễ bị bỏng, đạt hiệu quả không như mong muốn.

Trong Đông y, gừng tươi không chỉ là nguyên liệu để nấu ăn mà gừng tươi còn là vị thuốc có vị cay, tính ấm được sử dụng để thông khí tỉnh thần, thông mũi họng

Sả hay còn gọi tên gọi khác là cỏ sả, sả chanh, lá sả, hương mao, vị cay, thơm, tính ấm, tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu

Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc, trong Đông y tỏi có vị cay tính ôn ấm, quy về kinh tỳ, phế, vị, tác dụng ôn trung tiêu thực, ôn ấm tỳ vị, tiêu tích giải độc, sát trùng. Tỏi được coi như chất kháng sinh và kháng khuẩn, tiêu diệt vi trùng. Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hỗn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin.

Alixin có trong tỏi có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh. Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... do đó tỏi được nhiều người sử dụng để phòng ngừa Covid-19

Lá tía tô được sử dụng trong nước xông giúp giảm ngay các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, virus bởi trong lá có nhiều tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm. Các tinh chất được nước nóng làm bốc hơi và thẩm thấu nhanh qua mũi, miệng và các lỗ chân lông trên da để vào cơ thể giúp làm nóng người, tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Hương nhu tía còn có tên gọi là é rừng hay é tía, vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh phế và vị có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, giảm sốt, lợi tiểu, dùng chữa cảm lạnh, tiêu chảy do lạnh, trị chứng hôi miệng...

Những điều cần biết khi xông hơi khi mắc Covid-19, cách xông hơi an toàn

Kinh giới hay có tên là khương giới, giả tô có tác dụng giải cảm, giải độc, tinh dầu kinh giới có tác dụng kháng khuẩn.

Những người mắc Covid-19 bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định có thể xông hỗn hợp gừng, tỏi, sả,… để giảm triệu chứng. Hay những gia đình có người là F0, F1sử dụng để phòng ngừa, hạn chế sự lây lan của virus, tăng sức đề kháng.

Phương pháp xông hơi giúp loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Thời gian xông hơi mỗi lần thường kéo dài từ 20-30 phút, sau khi xông xong lau khô, giữ ấm và tránh gió.

Với những người chưa bệnh, người nhà có bệnh nhân mắc Covid-19 chỉ xông để dự phòng thì có thể xông mũi nhẹ nhàng 2-3 ngày/lần. Những người đã có triệu chứng bệnh hô hấp thì áp dụng phương pháp xông giải cảm tức là là trùm chăn lại để hơi nóng và tinh dầu từ bình xông/nồi xông giúp vã mồ hôi, nhân tiện xông luôn mũi họng. Điều quan trọng với những người mắc Covid-19 chính là súc họng giúp làm sạch vùng hầu họng chứ không phải là xông. Để làm sạch vùng hầu họng hãy mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc để súc họng hoặc nếu không mua được thì tự pha với công thức 2 muỗng cà phê muối hòa vào 1 lít nước. Nếu súc họng thì chỉ cần hòa tan muối vào nước đun sôi để nguội, nếu muốn dùng để rửa mũi thì dung dịch nên được lọc lại bằng bông gòn sạc

Hướng dẫn cách nấu một nồi thuốc xông tại nhà:

Để xông tại nhà chúng ta có thể sử dụng những nguyên liệu giá thành rẻ, có sẵn trong tự nhiên, quanh nhà, ngoài chợ như: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu, sả, gừng, tỏi,….

Những loại lá thảo mộc có tác dụng kháng sinh như: lá hành, lá tỏi, kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh,… Những loại lá có tác dụng hạ sốt gồm lá tre, lá trúc, đậu săng, lá duối.  Những loại lá có chứa tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô hấp: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu,...

Hãy chuẩn bị mỗi thứ một nắm nhỏ, rửa sạch lá, gừng, sả, tỏi, tổng cộng khoảng200-300g,  cho vào nồi khoảng 2-3 lit nước, đun sôi. Những loại lá có tinh dầu cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín vung, đun sôi lại khoảng 10-15 phút, bắc ra bếp.

Trước khi xông hơi cơ thể nên sạch sẽ, uống một ít nước, ăn nhẹ. Chuẩn bị khăn lau, quấn mình và lau mặt. Xông hơi bộ phận chủ yếu vùng mặt trực tiếp vùng mũi họng ngoài sát trùng, ra mồ hôi tại chỗ, tăng thông khí.

Khi xông chùm chăn kín vùng đầu mặt cổ và nồi xông, mở nồi nước xông từ từ cho hơi nóng của nước và mùi tinh dầu bốc lên toàn thân hay bộ phận. Xông từ 10 - 20 phút, không nên xông quá lâu

Xông hơi xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh, uống một ly nước ấm hoặc trà gừng, soup hay cháo nóng, sẽ giúp làm ấm cơ thể.

Những điều cần biết khi xông hơi khi mắc Covid-19, cách xông hơi an toàn

Những điều cần biết để đảm bảo an toàn khi đi xông hơi

+ Nên vệ sinh cơ thể trước khi xông hơi để giúp loại bỏ bụi bẩn trên cơ thể

+ Sau khi xông hơi chỉ nên lau mồ hôi bằng khăn khô, không được tắm lại kể cả bằng nước nóng hay nước lạnh

+ Thời gian hoàn hảo nhất dành cho việc xông hơi để đạt được hiệu quả tối đa mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể là khoảng 20 phút mỗi lần với những người có xúc khỏe tốt và từ 1-2 lần/tuần

+ Không xông hơi sau khi uống rượu hoặc ăn no

+ Những người phụ nữ có thai hoặc những người có bệnh lý cần tham vấn ý kiến bác sĩ để biết mình có nên xông hơi không, nếu có thì xông với liều lượng như thế nào hợp lý

+ Những người có cơ địa thường bị dị ứng và nổi mề đay phải thận trọng vì môi trường nóng ẩm cao dễ khiến tình trạng dị ứng nặng thêm.

+ Người cao tuổi không nên xông hơi bởi phương pháp này không thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe.

+ Nếu trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay.

+ Chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng, khi xông nên xông một mình, tuân thủ những phương pháp phòng ngừa Covid-19.

Việc sử dụng các thực phẩm như gừng, sả, tỏi, lá tía tô, lá bưởi, lá hương nhu,… đun sôi để xông mũi là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng nhưng cần thực hiện đúng cách. Xông hơi chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Do đó, chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm..., không có tác dụng ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh Covid-19, không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh.

Vậy nên khi bị mắc Covid-19, người nghi nhiễm hãy đảm bảo vệ sinh khu vực cách ly, giữ khoảng cách với người chăm sóc ít nhất 2m. Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc bằng xà phòng, đeo kín mũi miệng, có gọng gập sát sống mũi, khử khuẩn bề mặt đồ dùng, các vật dụng trong gia đình bằng dung dịch sát khuẩn có cồn, đảm bảo thông khí trong nhà bằng cách mở cửa sổ, cửa chính, dùng quạt gió lưu thông. Không dùng chung đồ sinh hoạt với người bị nhiễm như bàn chải đánh răng, khăn mặt, bát đũa...

Đo thân nhiệt 2 lần/ngày khi có dấu hiệu sốt, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, tập thể dục tại chỗ, tập thở 15 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc ít nhất 8h/ngày. Lưu số điện thoại của y tế phường để gọi hỗ trợ khi cần thiết.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hướng dẫn thao tác test nhanh Covid -19 chuẩn

Thay đổi những thói quen ăn uống này để ngăn chặn nhiễm Covid-19

Kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19: những trường hợp nào cần khám

Biến thể Omicron: 20 dấu hiệu cảnh báo nhiễm Omicron

Các loại vắc xin COVID-19: Cách thức hoạt động khác nhau như thế nào

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác