Rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19, cách cải thiện

3/12/2022 11:30:00 AM
Covid-19 gây ảnh hưởng nhiều đến cơ quan trong cơ thể người bị nhiễm trong đó hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan gánh chịu hậu quả nặng nề của virus này.

 

Rối loạn tiêu hóa hậu Covid-19, cách cải thiện

Covid-19 gây ảnh hưởng nhiều đến cơ quan trong cơ thể người bị nhiễm trong đó hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan gánh chịu hậu quả nặng nề của virus này. Sau khi khỏi Covid-19 nhiều người gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng,…gây mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh.

Khá nhiều người sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 nhưng gặp phải tình trạng chán ăn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ, khó chịu dù không ăn uống đồ lạ nào.

Theo các chuyên gia y tế cho biết tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa là một trong những triệu chúng khá phổ biến khi người mắc Covid-19. Virus xâm nhập, tân công và cơ thể, gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy ở một số người. Sau khi âm tính với virus SARS-CoV-2 một số người bệnh vẫn bị tiêu chảy, có thể là do niêm mạc đường tiêu hóa vẫn bị tổn thương kéo dài chưa hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, trong thời gian điều trị một số người bệnh sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định, sử dụng quá liều dẫn đến loạn khuẩn ruột và từ đó gây tiêu chảy.

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do người bệnh sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định của bác sĩ, dẫn đến loạn khuẩn ruột, gây tiêu chảy. Bộ phận khác trong cơ thể như gan cũng là cơ quan chịu tổn thương do sự tấn công của Covid-19 và ảnh hưởng của thuốc điều trị, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, dịch mật,… gây chán ăn cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.

Những triệu chứng rối loại tiêu hóa hậu Covid-19

Thời điểm nhiễm Covid-19 và thời gian sau khi đã điều trị khỏi, người bệnh Covid-19 có thể gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu về tiêu hóa, bao gồm:

+ Tiêu chảy

+ Chán ăn, ăn không ngon;

+  Buồn nôn và nôn;

+  Đầy bụng, đau bụng;

+ Trào ngược dạ dày – thực quản;

+ Hội chứng ruột kích thích, loạn khuẩn đường ruột;

+ Xuất huyết đường tiêu hóa;

Tình rạng này khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm đi, thời gian lâu dần không được khắc phục sẽ dẫn đến các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như: suy dinh dưỡng, kiệt sức, tổn thương đường tiêu hóa, trầm cảm, mệt mỏi, kiệt sức,…

Giải pháp khắc phục di chứng rối loạn tiêu hóa sau Covid-19

Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân sau khi nhiễm virus người bệnh có thể bị tiêu chảy 3-5 lần trong một ngày. Với trường hợp tiêu chảy dưới 5 lần/ngày, bệnh nhân có thể uống nước, bù điện giải, không cần dùng kháng sinh, sau 3-5 ngày sẽ khỏi bệnh.

Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy trên 5 ngày hoặc phân có dịch nhầy hay máu thì cần phải chú ý, cần đến cơ sở y tế thăm khám tìm nguyên nhân chảy máu do có tổn thương niêm mạc dẫn tình trạng đó.

Khi bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là người bệnh phải bù điện giải, có thể sử dụng men tiêu hóa để hỗ trợ đường ruột được cải thiện.

Trong thời gian điều trị Covid-19, người bệnh chỉ dùng kháng sinh khi được sự chỉ định của bác sĩ..

Hãy thiết lập thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để cơ thể nhanh chóng hồi phục hậu Covid-19

+ Nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống các loại nước như nước lọc, nước trái cây,…

+ Hạn chế sử dụng các loại nước nước dễ gây kích thích đường tiêu hóa như cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas,…

+ Bổ sung Vitamin C, D, B12 và các thực phẩm tăng cường Canxi trong thực đơn hằng ngày

+  Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… trong khẩu phần ăn giúp tăng sức đề kháng, cải thiện vấn đề tiêu hóa.

+  Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa; hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán… để giảm áp lực lên dạ dày – đại tràng.

+ Có thể bổ sung men vi sinh giúp làm dịu dạ dày và tăng cường sức khỏe đường ruột.

Khi bị di chứng hậu Covid-19 người bệnh hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế để khi bạn gặp phải các di chứng hậu Covid-19 như: buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,… để được điều trị kịp thời, nhanh chóng, không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe được nhanh chóng hồi phục.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Đau nhức xương khớp hậu Covid-19: cách khắc phục hiệu quả

Xơ phổi hậu Covid-19: cần làm gì để cải thiện sức khỏe

Hụt hơi hậu Covid-19: khi nào cần khám, cách khắc phục hiệu quả

Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?

Di chứng, ảnh hưởng lâu dài của COVID-19 (coronavirus) không nên chủ quan

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác