Thay đổi những thói quen ăn uống này để ngăn chặn nhiễm Covid-19

1/12/2022 4:03:00 PM
Trước những ca nhiễm trong cộng đồng không ngừng tăng cao, nhất là trong thời điểm ngày lễ cuối năm nhiều người thường tụ tập, liên hoan đông người để chào đón năm mới.

 

Thay đổi những thói quen ăn uống này để ngăn chặn nhiễm Covid-19

Trước những ca nhiễm trong cộng đồng không ngừng tăng cao, nhất là trong thời điểm ngày lễ cuối năm nhiều người thường tụ tập, liên hoan đông người để chào đón năm mới. Để ngăn chặn nhiễm Covid-19 hãy thay đổi những thói quen ăn uống sau đây.

Những thói quen cần thay đổi để ngăn chặn nhiễm Covid-19

Để phòng ngừa nhiễm Covid-19 chúng ta nên bỏ một số thói quen ăn uống để ngăn chặn nhiễm virus từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, biến chủng Omicron lây lan nhanh, số ca mắc không ngừng gia tăng.

Dùng chung một bát nước mắm, muối chấm

Trong mâm cơm của nhiều gia đình người Việt từ xưa đến nay vẫn có thói quen sử dụng chung một bát nước mắm hoặc gia vị chấm. Khi đó, nhiều người thường dùng đũa của mình để cùng chấm vào bát nước chấm. Nhưng thói quen dùng chung bát đựng nước mắm, gia vị chấm như vậy sẽ là nguy cơ khiến bạn bị nhiễm Covid-19. Do đó, để hạn chế lây nhiễm mỗi người cần có bát nước chấm hay đĩa muối riêng để dùng tùy theo sở thích và bảo đảm an toàn hơn.

Ăn lẩu cùng nhiều người

Thay đổi những thói quen ăn uống này để ngăn chặn nhiễm Covid-19

Trong các buổi tụ họp cuối năm nhất là thời tiết mùa đông lạnh món lẩu là món ăn vô cùng hấp dẫn được nhiều người lựa chọn. Nhưng khi ăn thường sử dụng đôi đũa của mình để nhúng trực tiếp vào nồi lẩu chung để gắp thức ăn, rau trong nồi lẩu vào bát, đưa lên miệng ăn. Điều này vô tình có thể bị nhiễm virus từ người khác.

Nhai cơm, mớm cơm đút cho trẻ

Khi đút cháo, bột hay đút cơm cho trẻ khá nhiều người vẫn giữ thói quen chính là cho thìa cháo, bột vào miệng của mình trước để cho gọn để tránh bị rơi, rớt rồi mới cho vào miệng trẻ, tránh trẻ bị bỏng do đồ ăn quá nóng hay nhiều nơi vẫn có thói quen nhai cơm, mớm cơm cho trẻ

Nhưng chính thói quen này cần thay đổi để ngăn chặn nguy cơ không đưa virus xâm nhập vào cơ thể, đồng thời làm lây nhiễm virus từ người bị bệnh sang người lành.

Dùng đũa của mình gắp thức ăn mời người khác

Khá nhiều người để bày tỏ lòng hiếu khách khi có khách tới nhà bằng cách sử dụng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, hay giữ thói quen tiếp thức ăn cho người lớn tuổi hoặc dùng đũa của mình đảo đi đảo lại thức ăn trong đĩa thức ăn chung.

Nhưng không chỉ gây mất vệ sinh mà thói quen này sẽ là nguy cơ khiến chúng ta dễ bị nhiễm Covid-19. Do đó, trên bàn ăn cần có thìa, muỗng hay đôi đũa để dùng chung. Mỗi người có thể tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa hay thìa dùng chung.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Những việc cần làm phòng dịch bệnh covid-19 khi đi máy bay

Bí quyết phòng tránh nghẹt mũi cực hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên

Nên ăn gì đề tăng cường miễn dịch, phòng ngừa virus corona

Chế độ dinh dưỡng phục hồi cho bệnh nhân Covid-19

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác