Tôm nuôi chậm lớn: Nguyên nhân, cách phòng trị

3/3/2020 2:26:00 PM
Tôm chậm lớn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của vụ nuôi, kéo dài thời gian thu hoạch, tăng chi phí nuôi, giảm giá trị của tôm, tốn kém thức ăn, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế cho người nuôi.

 

Tôm chậm lớn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của vụ nuôi, kéo dài thời gian thu hoạch, tăng chi phí nuôi, giảm giá trị của tôm, tốn kém thức ăn, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế cho người nuôi. Nguyên nhân nào khiến tôm chậm lớn, cách phòng trị ra sao hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân nào khiến tôm chậm lớn

+ Trong quá tình chăm sóc để tôm phát triển khỏe mạnh yếu tố thức ăn đóng góp vô cùng quan trọng. Thức ăn tốt, đầy đủ dinh dưỡng mới giúp tôm trăng trưởng tốt, lớn nhanh, có sức đề kháng với các mầm bệnh trong môi trường ao nuôi. Nhưng một số người vì lợi nhuận sẵn sàng làm giả, cung cấp thức ăn kém chất lượng cho người nuôi khiến tôm không đủ dinh dưỡng nên tôm chậm lớn.

+ Thả tôm trong mùa nghịch khi nhiệt độ thấp sẽ làm tôm chậm tăng trưởng.

+ Mật độ nuôi quá dày, sinh khối lớn cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm chậm lớn. Nuôi mật độ dày lượng thức ăn, khoáng chất không cung cấp đủ khiến tôm phát triển chậm.

+Biến động của thông số môi trường ao nuôi như chất lượng nước, độ pH trong ao nuôi, độ mặn,… khiến tôm chậm phát triển.

+ Tôm giống chất lượng kém do tôm bố mẹ để nhiều lần, quá trình vận chuyển, chăm sóc chưa đúng cách khiến tôm dễ nhiễm các mầm bệnh nên tôm chậm lớn.

+ Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn như: hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS), bệnh còi (Monodon Baculovirus – MBV), bệnh vi bào tử trùng,…

+ Tôm mắc bệnh phân trắng mãn tính, nếu tôm không được điều trị kịp thời khiến tôm hấp thụ chất dinh dưỡng kém nên tôm bị chậm lớn.

 + Người nuôi lạm dụng kháng dinh để phòng bệnh cho tôm cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn. Việc sử dụng kháng dinh để phòng bệnh cho tôm là điều tốt nhưng nếu dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn.

Hướng dẫn giải pháp phòng và điều trị tôm chậm lớn

+ Lựa chọn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không tham rẻ mà mua về cho tôm ăn. Bên cạnh đó, bảo quản thức ăn cho tôm đúng cách, tránh đặt dưới sàn nhà, nơi ẩm ướt, tránh ánh năng trực tiếp,…Thường xuyê kiểm tra nhá cho tôm ăn để canh lượng thức ăn cho phù hợp.

+ Người nuôi nên lựa chọn con giống tại cơ sở sản xuất giống uy tín.

+ Bổ sung khoáng (1kg/1000m3)vào thức ăn nuôi tôm, khoáng tạt vào ao nuôi (1kg/1000m3).

Lưu ý: Nếu đánh khoáng người nuôi nên đáng vào buổi tối

+ Nuôi tôm với mật độ phù hợp với điều kiện ao nuôi để đảm tôm tôm sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Trước khi thả tôm xuống ao nuôi người nuôi nên kiểm tra bệnh trên tôm hoặc đưa mẫu tôm tới các trung tâm kiểm dịch tôm giống.

+ Người nuôi tuyệt đối không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh EHP, BMV, HPV.... Trước khi thả giống cần đưa tôm đến các cơ sở kiểm dịch tôm giống.

+ Khi phát hiện tôm mắc bệnh phân trắng người nuôi cần bổ sung men đường ruột Lactozyme ( liều lượng 5g/kg thức ăn) + acid hữu cơ Organic (liều lượng 10g/kg thức ăn)vào thức ăn cho tôm.

+ Thường xuyên diệt khuẩn môi trường ao nuôi, có thể sử dụng vôi nóng (CaO) xử lý ao để có thể đạt độ pH đáy ao trong quá trình cải tạo cao hơn 11 - 12 để làm chết mầm bệnh EHP.

+ Nuôi tôm đúng mùa vụ không thả tôm mùa nghịch

+ Khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm dùng đúng liều, đúng quy trình và bổ sung sorbitol 2g/1kg thức ăn nhằm giúp tôm đào thải kháng sinh hoặc thay thế bằng Kat- taurine( liều dùng 1-2ml/kg thức ăn). Tiếp đó sau 3 ngày phải cho tôm ăn men đường ruột để khôi phục hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm.

+ Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu để cải tạo ao.

+ Sau khi thu hoạch tôm vụ trước tiến hành tẩy dọn, bể nuôi tôm.

+ Những ngày nhiệt độ giảm cần nâng mực nước trong ao nhằm giảm chênh lệch nhiệt độ, tăng cường quạt nước, cho tôm ăn vào lúc trời ấm, có nắng.

+ Thường xuyên kiểm tra độ kiềm, độ pH, khí độc, tảo trong ao nuôi tôm.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác