18 kỹ năng để sinh tồn trong mọi hoàn cảnh

2/16/2017 11:33:35 AM
Cuộc sống luôn có những tình huống đột ngột mà chúng ta không hề sẵn sàng. Vì thế hãy tự trang bị cho mình những kiến thức để đối phó với những mối nguy bất ngờ.

 

Cuộc sống luôn có những tình huống đột ngột mà chúng ta không hề sẵn sàng. Vì thế hãy tự trang bị cho mình những kiến thức để đối phó với những mối nguy bất ngờ.

1. Các vụ nổ máy bay hầu hết diễn ra sau khi cất cánh 3 phút và trước khi hạ cánh 8 phút

Nguyên tắc +3/-8 là một nguyên tắc an toàn hàng không, nhắc nhở hành khách thận trọng sau khi máy bay cất cánh và trước khi hạ cánh. Vì 80% vụ nổ diễn ra trong khung thời gian này. Bạn nên chú ý cảnh giác và tìm lối thoát thay vì chú tâm vào một bộ phim hay bản nhạc nào đó.

2. Nếu bị đâm bởi vật nhọn, hãy để nó ở nguyên vị trí

Cố gắng kéo vật nhọn, dao ra khỏi vị trí bị đâm sẽ khiến cơ thể mất máu nhanh. Thay vào đó, hãy tìm cách che vết thương hoặc sơ cứu để ngăn máu chảy cho đến khi tìm được trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất.

3. Não không thể xử lý hai việc cùng lúc, đừng vừa đi bộ vừa dùng điện thoại

Các nhà nghiên cứu nói việc vừa đi bộ vừa dùng điện thoại sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Kết quả bạn sẽ không hoàn toàn tập trung được vào cả hai việc, không giống như vừa đi bộ vừa nhai kẹo cao su. Đó được gọi là hội chứng: “Điểm mù nhận thức” (inattentional blindness).

Nói cách khác, bạn có thể nhận thấy được sự xuất hiện của một vật thể nhưng không định hình được tình huống tiếp theo, ví dụ bạn có thể nhìn thấy cái xe nhưng phản xạ của bạn khi xe lao vào người rất chậm.

Vì sự tập trung và năng suất của não bộ có hạn, nên không nên làm nhiều việc cùng 1 lúc.

4. Điều chỉnh gương chiếu hậu để loại bỏ điểm mù

Tất cả các xe đều có điềm mù. Việc điều chỉnh kính xe sẽ giúp bạn nhìn được các cạnh của xe, xóa bỏ bớt những điểm mù ở hai bên hông xe. Nhớ chỉnh gương để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 

5. Nhiệt truyền qua chất lỏng nhanh hơn chất khí, vì thế hãy giữ ấm bằng cách giữ cơ thể khô ráo

Kĩ sư Ian Lavoie cho biết luôn có một sự liên kết giữa việc ‘bị ướt’ và ‘cơ thể trở nên lạnh dần’.

Do đó, để đảm bảo nhiệt độ cơ thể không xuống thấp đột ngột trong môi trường lạnh, hãy luôn giữ trong tủ quần áo của mình vài chiếc áo len thay vì vải cotton – nó sẽ hút ẩm nhanh hơn để đảm bảo độ ẩm thoát ra khòi da và giữ cơ thể bạn luôn ấm.

6. Đừng bao giờ ăn tuyết để cung cấp nước cho cơ thể, trừ khi bạn không còn giải pháp nào

Thực tế, cơ thể của chúng ta cần một lượng lớn năng lượng để chuyển đổi vật chất từ dạng này sang dạng khác. Vì thế, bạn chỉ ăn tuyết khi đó là trường hợp bất đắc dĩ. Vì khi hấp thụ nước bằng tuyết sẽ tạo ra quá trình hydrat hóa và cơ thể sẽ ngưng chế độ phát nhiệt. Thân nhiệt quý giá bỗng bị giảm đột ngột, hậu quả sẽ rất khó lường.

7. Nếu máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước, đừng bao giờ mở áo phao ngay lập tức trong máy bay

Dù cho máy bay gặp sự cố đột ngột phải hạ cánh trên vùng nước, hãy nhớ đừng thổi phồng áo phao trong máy bay, cho dù có hướng dẫn từ các tiếp viên hàng không. Bởi độ phồng của áo phao sẽ gây khó khăn cho bạn khi di chuyển trong khu vực cabin để thoát ra bên ngoài. Khi đã bơi ra khỏi cửa thoát hiểm, lúc đó hãy làm phồng và mặc áo phao theo quy cách.

8. Nếu bị lạc, hãy đi theo hướng xuống dốc để tăng thêm cơ hội nhận được hỗ trợ

Đa số các cộng đồng, làng bản định cư gần các nguồn nước. Do đó, đi theo hướng suối chảy về hạ nguồn hoặc men theo sườn dốc xuống sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy sự hỗ trợ.

Trên thực tế, năm 1971, Jaliane Koepcke, một người sống sót từ vụ nổ máy bay đã tìm thấy nơi trú ẩn sau khi men theo chiều xuôi của sông trong 9 ngày. Vài giờ sau đó, cô đã được đưa về khu vực an toàn.

9. Phương pháp chống hóc Heimlich

Wikimedia Commons

Với phương pháp Heimlich, bạn hoàn toàn có thể tự đẩy thức ăn mắc nghẹn ra khỏi họng.

Phương pháp như sau:

a. Nắm đấm tay lại, đặt phía dưới khung xương sườn, ngay trên rốn. Dùng tay còn lại để giữ chặt nắm tay này và tạo lực đẩy mạnh.

b. Ấn nắm đấm sâu vào vùng bụng và đẩy ngược lên vùng cơ hoành (phần trên cùng của dạ dày) . Đẩy mạnh liên tục cho đến khi miếng thức ăn thoát ra khỏi cổ họng.  

10. Luôn mang theo các loại thuốc kháng sinh chống dị ứng như histamine khi đến những nơi lạ

Tất nhiên dù chuẩn bị kĩ đến đâu, bạn cũng không thể biết rõ về những vấn đề mình có thể gặp phải, chẳng hạn như dị ứng thức ăn hay ngộ độc thực phẩm. Các loại thuốc kháng sinh như histamine sẽ là trợ thủ đắc lực hiệu quà.

11. “Quy tắc số 3” về giới hạn cơ thể con người

Những chuyên gia về sinh tồn luôn có một quy tắc nằm lòng về giới hạn cơ thể: ‘Quy tắc số 3’. Theo đó, con người thường chỉ có thể di chuyển 3 phút trong vùng không có không khí, 3 giờ không có nơi trú ẩn ở khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, 3 ngày không có nước và 3 tuần không có thức ăn.

12. Nếu dầu ăn bắt lửa, tắt bếp và đậy kín vung.

Đa phần chúng ta đều dùng nước dập lửa. Tuy nhiên, với những đám cháy trong bếp do dầu ăn bén lửa, đừng bao giờ sử dụng nước. Các phân tử nước vốn nhẹ hơn sẽ chìm ngay xuống đáy chảo và bốc hơi lập tức, thậm chí còn làm các tia lửa bắn cao hơn. Cách xử lí đúng là giảm nhiệt, tắt bếp và đậy kín nắp nồi để cắt khí oxy.

13. Hầu hết các trường hợp tử vong trong các vụ cháy nhà đều do hít phải khói chứ không phải do bỏng.

Trong các đám cháy, luôn nhớ phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài.

Để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc sử dụng mặt nạ chống khói.

14. Khi bị thương ở nơi đông người, hãy tìm một người để giúp đỡ để tránh hiệu ứng “kẻ ngoài cuộc”

Đã có nhiều nghiên cứu về một dạng hiện tượng tâm lý, theo đó đám đông sẽ không nỗ lực cứu người bị nạn vì họ luôn nghĩ rằng sẽ có ai đó khác giúp đỡ. Vì thế, nếu vết thương không quá đau, hãy chỉ tìm một người duy nhất để nhờ giúp đỡ, bạn sẽ nhận lại được sự hỗ trợ hữu hiệu nhất.

15. Một chiếc đèn pin hoạt động tốt luôn là vũ khí tốt chống lại kẻ xấu.

Một chiếc đèn pin cực sáng giúp bạn chống lại kẻ tấn công, hiệu quả không kém gì gậy gộc, vũ khí. Rọi đèn pin với cường độ sáng đạt 300 quang thông (lumen) vào mặt lúc ban đêm sẽ giúp bạn có cơ hội chạy thoát nhanh chóng. Còn trong trường hợp bạn đoán nhầm kẻ xấu cũng không sao, vì không ai bị thương.

16. Nếu bị lạc ở một ngọn núi, hãy cố gắng tìm một hàng rào hoặc con suối

Các dòng suối luôn chảy xuống dốc để hòa vào các con sông lớn, đấy cũng là địa điểm thường gần với các khu dân cư. Còn hàng rào sẽ dẫn đến đường cái hoặc một công trình nào đó đang ở gần như nhà ở.

17. Sử dụng bao cao su để dự trữ nước tạm thời

Các bao cao su có độ co dẫn cực kì ấn tượng và bạn có thể lợi dụng tính năng này để dự trữ nước khi cần thiết. Sức chứa của bao cao su có thể lên đến gần 4 lít nước. Ngoài nước, nó cũng có thể đựng được các vật dụng nhỏ như diêm hay có khi là máy bộ đàm.

18. Chọn sẵn cho mình một lối thoát hiểm để hạn chế rủi ro do hội chứng “não đóng băng”

Trong nhiều trường hợp, dù các cảnh báo thiên tai đã được thông báo, nhiều người vẫn rất bình tĩnh thay vì sơ tán. Theo nhà tâm lý học John Ewing, có một hiện tượng gọi là: ‘não đóng băng’ (normalcy bias).

Não chúng ta vốn quen thuộc với môi trường không nguy hiểm xung quanh. Vì vậy, khi phải đối mặt với tình huống nguy cấp, não mất một khoảng thời gian để phân tích những gì đang diễn ra xung quanh và có xu hướng “đóng băng” bằng cách “đánh lừa” chúng ta rằng “mọi việc sẽ ổn thỏa” hoặc những giả định tương tự.

Vì thế, để tránh hiện tượng này, chúng ta nên chủ động định vị các lối thoát hiểm khi đang ở nơi công cộng, chẳng hạn như ở các rạp phim hay các quán ăn. Và luôn nhớ chuẩn bị cho mình tâm thế sẵn sàng để khi có một tình huống khẩn cấp xảy ra, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng cảnh giác.

* Các tình huống này được chọn lọc từ các độc giả của Quora.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Khám phá/(Business Insider)        

 

Các tin khác