Bài học từ giáo dục: Áp lực trong học tập và thi cử sẽ dẫn đến những hệ quả đau lòng

7/30/2015 2:00:38 PM
Áp lực trong học tập, thi cử từ trường học và gia đình khiến cho nhiều trẻ em trở thành trầm cảm hoặc có ý định tự tử vì không đạt được những kỳ vọng từ gia đình, nhà trường…Hiện trạng trên không chỉ xảy ra ở Việt Nam, Thái Lan, Singapore mà là tất cả các châu lục…

 

 

Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Singapore, bà Ng Siang Mui, năm nay 71 tuổi đã chia sẻ nỗi đau và bi kịch gia đình bà xảy ra đầu năm 2015 khiến  cháu ngoại tự tử vì 2 điểm B, 3 tháng sau con gái bà cũng tự tử theo.

 

Vì câu chuyện trên không mấy tốt đẹp nên bà và gia đình âm thầm chịu đựng đau đớn tiễn biệt những thành viên cuả gia đinh mà không chia sẻ với hàng xóm và xã hội. Tuy nhiên, nghĩ đi nghĩ lại bà thấy cần thông tin về câu chuyện của gia đình với hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh khác sớm tỉnh ngộ, qua đó cứu mạng được nhiều người khác.

 

 

Xiao Mei là một học sinh ngoan đạt toàn điểm A, cô đỗ vào một trường tốp đầu. Vì vậy, bố mẹ và gia đình rất tự hào vì cô.

 

Trước khi thảm kịch xảy ra, bố mẹ Xiao Mei thường xuyên cãi nhau về chuyện học hành của cô bé. Mẹ Xiao Mei muốn con gái phải nổi bật và đỗ vào trường Y, trong khi bố thì không muốn gây áp lực cho con.

 

Bà Ng cho chia sẻ “Xiao Mei của tôi luôn bị ảnh hưởng khi bố mẹ cãi nhau về chuyện học hành của nó”.  Ngoại trừ 2 điểm B môn tiếng Anh và toán, Xiao Mei vẫn đạt điểm cao các môn khác.

 

Cũng vì chuyện này nên hai vợ chồng thường xung đột. Đặc biệt, bố cô bé rất buồn trước những phản ứng của vợ “Con rể tôi rất buồn về chuyện con gái. Thằng bé thường nhờ tôi nói chuyện với con gái tôi, bảo nó đừng bắt Xiao Mei học hành quá vất vả nữa. Con rể nghĩ rằng nên để cho Xiao Mei tự phát triển, vì nó là một con bé ngoan”.

 

Tuy nhiên mỗi lần bà Ng thuyết phục con gái thì cô lại phản ứng mạnh mẽ “Mỗi lần tôi cố gắng đề cập tới chuyện này với con gái, con bé đều nổi giận và bảo tôi đừng can thiệp vào cách nuôi dạy con của nó. Con bé thường so sánh Xiao Mei với con cái bạn bè nó và hỏi “Tại sao con nhà người ta làm được mà con lại không thể?”.

 

Sau khi quyên sinh, nữ sinh để lại lời nhắn cho bố mẹ: “Mẹ, con xin lỗi vì đã làm mẹ thất vọng. Lẽ ra con phải làm tốt hơn”. “Bố, con xin lỗi vì bố sẽ không có cơ hội dắt con vào nhà thờ”.

 

Bà Lynn Wee, một người bạn của gia đình (45 tuổi), làm nội trợ, kể về chuyện bà và 3 người hàng xóm khác đã cố gắng để mắt tới mẹ của Xiao Mei sau tang lễ của cô bé.

 

Bà Wee cho biết “Cô ấy vẫn giữ lập trường rất kiên quyết, thậm chí còn thừa nhận rằng cô ấy rất thất vọng về kết quả học tập của con bé”. Tuy nhiên, sau đó cô đã quyên sinh. Có lẽ sau cái chết của cô con gái duy nhất, cô đã cảm thấy hối hận về việc làm của mình.

 

Câu chuyện trên của gia đình bà Ng cũng là lời nhắc nhở các bậc làm cha mẹ không nên đặt gánh nặng học tập lên tâm lý các con để tránh xảy ra những câu chuyện đau lòng như trên.

 

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác