Bệnh viêm phổi ở mèo nguyên nhân do đâu, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

4/2/2021 4:46:00 PM
Bệnh viêm phổi ở mèo có thể gây tử vong cho mèo nếu không được điều trị đúng cách hoặc không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn, virus xâm nhập vào phổi gây nhiễm trùng, viêm.

 

Bệnh viêm phổi ở mèo nếu không được điều trị sớm mèo có thể bị tử vong. Bệnh viêm phổi nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết mèo bị bệnh viêm phổi. Cách điều trị hiệu quả nhất khi mèo bị viêm phổi.

Bệnh viêm phổi ở mèo

Bệnh viêm phổi ở mèo có thể gây tử vong cho mèo nếu không được điều trị đúng cách hoặc không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn, virus xâm nhập vào phổi gây nhiễm trùng, viêm.

Các mô phổi của mèo bao gồm các cụm nhỏ của phế nang, túi khí. Mỗi phế nang được lót bằng một lớp tế bào mỏng, được bao quanh bởi một mạng lưới các mạch máu nhỏ. Khi mèo hít không khí từ bên ngoài vào, không khí sẽ đi xuống khí quản, đường thở lớn kéo dài từ sau họng đến phổi và lấp đầy phế nang. Lúc này, các tế bào trong lớp lót và mạch của phế nang trao đổi oxy từ không khí đi vào để lấy Carbon Dioxide, sau đó được thở ra.

Tuy nhiên, vi khuẩn, virus, các vi sinh vật nấm xâm nhập vào lỗ mũi của mèo hoặc khó quản trong quá trình mèo hít không khí từ bên ngoài vào. Các vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, viêm. Từ đó hạn chế khả năng hoạt động hiệu quả của phổi khiến mèo khó thở, thiếu oxy trong máu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở mèo

Thường mèo sẽ mang vi khuẩn, virus ở đường hô hấp nhưng không có dấu hiệu bệnh nhưng do một vài yếu tố khiến những vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh viêm phổi ở mèo. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở mèo, có thể mèo nhà bạn bị viêm phổi do một trong các nguyên nhân dưới đây.

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn:

Các vi khuẩn như: Bordetella Bronchiseptica, Pasteurella, Streptococcus, Chlamydia felis, Staphylococcus, Yersinia Pestis và Moraxella… Các loại vi khuẩn này tích tụ của các tế bào và chất lỏng trong phổi, đường thở và phế nang khi cơ thể mèo bị yếu, nhiễm lạnh,…các vi khuẩn này phát triển gây bệnh viêm phổi.

Viêm phổi truyền nhiễm

Một số loại nấm gây viêm phổi ở mèo điển hình như: nấm Cryptococcosis, nấm Blastomyces, nấm Histoplasma,nấm Aspergillus,...Những loại nấm này xâm nhập vào cơ thể mèo thông qua miệng hoặc khoang mũi và gây bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi do mèo hít phải các chất gây kích ứng

Mèo hít phải các chất gây kích ứng như các dung dịch lỏng, các loại hạt gây nên hiện tượng kích ứng, miên dịch, các chất kích thích như khói, cỏ,…khiến mèo bị viêm phổi do không được phát hiện sớm.

Mèo bị cảm lạnh

Mèo bị cảm lạnh do tắm nước lạnh, tắm không được sấy khô lông, mèo bị đuối nước, sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh đột ngột, sương giá, thời tiết giao mùa cơ thể mèo không kịp thích ứng nên bị cảm lạnh, trúng gió,…nếu không được điều trị sẽ khiến mèo bị viêm phổi.

Triệu chứng bệnh viêm phổi ở mèo

Khi mèo bị viêm phổi, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-5 ngày bệnh sẽ bắt đầu phát triển. Khi mèo bị bệnh viêm phổi mèo sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

+ Mèo sốt cao, nhiệt độ từ 39,5-41 độ C liên tục 3-4 ngày.

+ Thở khò khè, khó thở

+ Chảy nước mũi liên tục

+ Mèo bỏ ăn hoặc ăn rất ít

+ Mèo mệt mỏi, yếu ớt, nằm im một chỗ

+ Nôn mửa

+ Cơn ho tăng dần, khi ho có mủ chảy từ mũi, miệng của mèo

+ Mèo sút cân, gầy rộc, suy nhược cơ thể

+ Tiếng thở của mèo bất thường

+ Lên cơn co thắt khí quản

+ Tăng nhịp tim

+ Hôi miệng

+ Mèo bị mất nước

+ Mèo gặp các vấn đề về mắt, chảy nước mắt

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi ở mèo

Khi phát hiện các triệu chứng trên bạn hãy đưa mèo đến cơ sở thú y để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định tình trạng viêm phổi của mèo như: kiểm tra toàn bộ cơ thể, kiểm tra lồng ngực bằng ống nghe, xét nghiệm máu, kiểm tra khí trong phổi, đánh giá khí máu, phân tích khí quản, chụp X-quang, xét nghiệm kiểm tra virus như FIV và FeLV, kiểm tra vi khuẩn Pestis và thực hiện một số xét nghiệm khác nếu cần.

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi ở mèo

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở mèo mà các bác sĩ thú y có phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp mèo bị bệnh viêm phổi do hít phải các chất gây kích ứng:

Nếu mèo bị viêm phổi do hít phải các chất gây kích ứng, hít phải khí hạ biện pháp hút khí hạ đường hô hấp được các bác sĩ thú y thực hiện ngay lập tức. Nếu mèo có dấu hiệu suy hô hấp, các bác sĩ sẽ cung cấp oxy cho bằng bằng cách nối ống thở oxy và cho mèo sử dụng một số loại thuốc điều trị riêng. Mèo bị mất nước hoặc bị sốc, hoặc nếu con mèo không được uống nước bằng đường miệng, có thể tiếp nước qua đường tĩnh mạch.

Trường hợp mèo bị viêm phổi do vi khuẩn, virus, nấm

Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus, nấm các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc đặc trị, truyền dịch, thuốc kháng sinh. Mèo sẽ được truyền dịch để bổ sung nước, chất điện giải giúp mèo nhanh chóng hồi phục. Phối hợp Penicillin với liều 50.000 đơn vị/kg thể trọng. Kanamycin với liều 30 mg/kg thể trọng. Dùng thuốc phối hợp với tiêm liên tục 4 – 5 ngày liền sẽ cải thiện tình trạng của mèo.

Trường hợp mèo bị cảm gây viêm phổi

Khi mèo bị cảm lạnh dẫn đến cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn hoặc bị mất nước, viêm phổi các bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc điều trị cảm lạnh, giữ ấm cho mèo, dụng dầu gió xoa bóp, làm ấm toàn thân cho mèo, bổ sung nước, chất điện giải cho mèo.

Ngoài ra, để giúp mèo nhanh chóng hồi phục bạn hãy cho mèo uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và cho mèo nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, cách xa những con vật nuôi khác trong nhà kể cả trẻ em, theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của mèo, không nên để nằm bất động quá hai giờ đồng hồ, thay đổi tư thế của mèo liên tục trong ngày, bổ sung thức ăn nhiều dinh dưỡng cho mèo,…

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở mèo

+ Tiêm chủng cho mèo định kỳ

+ Nên cho mèo đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở phòng khám uy tín

+ Thời tiết chuyển lạnh hạn chế cho mèo ra ngoài tránh bị cảm lạnh

+  Không tắm cho mèo bằng nước lạnh, sau khi tắm nên sấy khô lông cho mèo

+ Hạn chế cho mèo tiếp xúc với mèo lạ

+ Bổ sung dinh dưỡng cho mèo đầy đủ, lựa chọn thức ăn giàu dưỡng chất

+ Thường xuyên cho mèo rèn luyện thể chất, chạy nhảy, leo trèo

+ Vị trí ổ củamèo cưng nằm ở nơi ấm áp, nơi ít gió lùa, nơi thoáng đãng tránh đặt nơi ẩm thấp, tối tăm.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Mèo bị bệnh phù phổi: nguyên nhân do đâu, cách nhận biết

Mèo thở khò khè: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc

Bệnh hen suyễn ở mèo: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác