Cách chẩn đoán, điều trị mèo bị gãy chân chuẩn xác

12/20/2023 11:15:00 AM
Mèo là động vật thích leo trèo nên trường hợp mèo bị gãy chân xảy ra rất nhiều. Để tránh ảnh hưởng tới khả năng di chuyển của mèo làm thế nào để chẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương của mèo cũng như cách điều trị cho mèo như thế nào?

 

Cách chẩn đoán, điều trị mèo bị gãy chân chuẩn xác

Mèo là động vật thích leo trèo nên trường hợp mèo bị gãy chân xảy ra rất nhiều. Để tránh ảnh hưởng tới khả năng di chuyển của mèo làm thế nào để chẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương của mèo cũng như cách điều trị cho mèo như thế nào?

Khi mèo bị gãy chân cần đưa chúng đến các cơ sở thú ý, bác sĩ thú y có kinh nghiệm chuyên môn cao để được thăm khám, kiểm tra.

Nếu chúng ta nhận thấy mèo xuất hiện các dấu hiệu như: mèo không thể di chuyển được, cảm thấy đau đớn khi đi lại, nằm một chỗ, chân của mèo bị sưng lên, bị biến dạng có thể bị cong, dài ra hoặc ngắn lại, vị trí vết gãy phần da bị tầm tím hoặc xuất hiện vết máu, kêu la nhiều hơn và thường xuyên dùng lưỡi để liếm vào chân đau, chân bị gãy, không muốn được bế và sẽ cào, cắn khi có người lại gần, chán ăn, bỏ bữa, sút cân,…

Sau khi xác định mèo bị gãy chân hãy liên hệ bác sĩ thú ý gần nhất để được hướng dẫn về cách xử lý đúng cách. Nếu vị trị gãy chân của mèo xuất hiện tình trạng chảy máu hay có vết thương nghiêm trọng hãy dùng khăn sạch, băng cá nhân buộc chặt để giúp kiểm soát máu chảy, bảo vệ vết thượng của mèo tránh nhiễm trùng, đưa mèo đến các bệnh viện thú y.

Trong quá trình di chuyển mèo bị gãy xương chân đến gặp bác sĩ thú y hãy đảm bảo mèo cảm thấy thoải mái, an toàn. Có thể sử dụng một chiếc vỏ hộp hoặc giỏ riêng biệt để đặt mèo vào, hạn chế sự di chuyển gây đau đớn cho mèo, giữ cho mèo ở một vị trí thoải mái và cố gắng không làm gia tăng chấn thương chân cho mèo.

Chẩn đoán

Để xác định rõ phần xương bị gãy ở đâu các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để đánh giá tình trạng gãy chân của mèo. Hình ảnh của X-quang sẽ giúp cho các bác sĩ tìm được phương pháp điều trị đúng và việc băng bó sẽ trở nên chuẩn xác hơn.

Phim sẽ chụp chiếu trong một phạm vi nhất định gồm phần đầu xương và các khớp ngoại biên. Chỉ bao gồm hai mặt là mặt chính diện và mặt bên. Nên nếu chỉ dựa vào phim chụp, có thể bác sĩ thú y sẽ không thể nhìn thấy chỗ gãy đó thường sẽ tiến hành chụp các góc, đối chiếu và xác định phần gãy của mèo.

Trường hợp chụp X-quang mà vẫn không xác định được phần xương gãy, bác sĩ sẽ yêu cầu chủ nuôi vài ngày sau mang mèo đến để kiểm tra một lần nữa các khu vực bị ảnh hưởng…

Hướng dẫn cách điều trị mèo bị gãy chân

Tùy vào mức độ gãy chân nhẹ của vết thương mà các bác sĩ có phương pháp điều trị riêng.

Trường hợp mèo bị nhẹ (bong gân, vết bầm)

Nếu chỉ là vết bầm và bong gân chỉ cần chườm nước đá và chườm nước nóng vào chỗ bầm. Bong gân và sai gân sẽ đỡ nhiều.

+ Hãy chườm đá lạnh để giảm mức độ sưng tấy, giảm đau cho mèo. Sau đó chườm nước nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn từ đó giúp mèo giảm đau, hồi phục chân nhanh.

+ Thời gian này cho mèo nghỉ ngơi, tránh để mèo đi lại, vận động nhiều, tốt nhất hãy nhốt mèo vào trong chuồng nuôi để quá trình hồi phục được nhanh chóng.

Trường hợp mèo bị gãy chân nặng

Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị mèo bị gãy chân là: cố định bên trong và cố định bên ngoài:

Cố định bên ngoài:

Cố định bên ngoài là phương pháp dùng thạch cao, nẹp, băng gạc có tên gọi khác là bó bột. Cách này áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng.

Phương pháp nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định chân mèo. Làm cho chúng không vận động, đi lại được nhiều, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tạo sự ổn định, tránh tổn thương gây chấn thương thêm, giảm đau,thúc đẩy nhanh quá trình liền lại của xương.

Các bước băng bó cho mèo bị gãy chân

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cần thiết như như băng cứu thương, băng keo, tấm xốp hay bông gòn để bọc quanh chân mèo.

Bước 2: Hãy cố gắng giữ cho mèo yên tĩnh, không chống cự có thể dùng một chiếc khăn hoặc dùng loa chống liếm để kiểm soát mèo.

Bước 3: Kiểm tra vết thương của mèo, dùng nước muối sinh lý để làm sạch khu vực bị gãy chân.

Bước 4: Bọc quanh chân gãy bằng bông gòn, băng cứu thương, băng keo hoặc tấm xốp phủ lên vùng gãy chân để đệm, giữ chân gãy ổn định.

Bước 5: Kiểm tra băng bó đã được bọc chặt chân mèo hay chưa, đảm bảo không bó quá chặt làm hạn chế tuần hoàn máu.

Bước 6 Gỡ băng bó sau một thời gian nhất định để xem xét lại chân mèo, tiến độ hồi phục của chân mèo.

Bước 7: Theo dõi quá trình phục hồi của mèo và đều đặn đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra và điều trị nếu cần.

Cố định bên trong:

Cố định bên trong là phương pháp phẫu thuật dùng đinh, ốc… Quá trình cố định bên trong thường sẽ đòi hỏi sự can thiệp chuyên nghiệp của bác sĩ thú y và thường được thực hiện dưới tác dụng của thuốc tê. Sau khi cố định xong vị trí bị gãy mèo sẽ được băng bó lại và sử dụng thêm một số thuốc để chống nhiễm trùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho mèo. Sau khi thăm khám lần cuối mèo sẽ được cho về nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, hồi phục, thăm khám theo lịch định kỳ để xác định tiến độ hồi phục của mèo sau khi điều trị.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Dấu hiệu nhận biết mèo bị gãy chân chuẩn nhất

Có nên cắt móng chân cho mèo, cắt như thế nào mới đúng cách?

Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc

Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị

Hiểu về đặc tính các bộ phận trên cơ thể mèo và khả năng của chúng

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác