Cách chọn cua biển ngon nhiều thịt, sơ chế, bảo quản cua biển tươi ngon

8/7/2021 4:18:00 PM
Cua biển là một trong những loại hải sản được nhiều người yêu thích, sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhưng khi mua cua biển khá nhiều người chưa biết cách mua thường hay mua phải cua bị óp, ít thịt.

 

Cách chọn cua biển ngon nhiều thịt, sơ chế, bảo quản cua biển tươi ngon

Cua biển là một trong những loại hải sản được nhiều người yêu thích, sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhưng khi mua cua biển khá nhiều người chưa biết cách mua thường hay mua phải cua bị óp, ít thịt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chọn mua được những con cua biển ngon nhiều thịt, cách bảo quản cua biển được tươi lâu.

Bạn có biết thịt cua biển có hàm lượng calo thấp chỉ chứa khoảng 1,5 g chất béo, phần còn lại protein cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiếu yếu khác. Khi bổ sung cua biển trong thực đơn hàng ngày với số lượng phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

+ Nhờ sở hữu hàm lượng axit béo omega-3 cao, cua biển có tác dụng giúp giảm huyết áp, giảm căng thẳng cho tim và ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch, ngăn ung thư tuyến tiền liệt lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

+ Hàm lượng calo thấp trong thịt cua nên cua biển là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thừa cân, béo phì, người đang giữ gìn vóc dáng

Cua là nguồn vitamin A dồi dào giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

+ Cua biển chứa nhiều khoáng selen có tác dụng chặn những tác nhân gây ung thư như cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân

+ Thịt cua biển có nguồn vitamin A cao nên có tác dụng cải thiện thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể

+ Những chất dinh dưỡng trong thịt cua biểnbao gồm vitamin B12 và folate sẽ làm giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin, do đó những người bị thiếu máu nên bổ sung cua biển trong thực đơn hàng ngày.

+ Cua biển có nồng độ phốt pho cao nên chúng là một trong những thực phẩm quan trọng có lợi cho những người muốn bổ xương, phòng ngừa loãng xương, tốt cho trẻ đang trong thời kỳ dậy thì.

+ Bên cạnh thịt cua biển có chứa nhiều axit béo omega-3, các chất dinh dưỡng và chất khoáng khác trong thịt cua còn có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ viêm. Ăn cua biển có thể làm giảm các vấn đề về viêm khớp, các vấn đề về đường tiêu hóa mà cơ thể đang gặp phải

+ Selenium và riboflavin là 2 khoáng chất có trong thịt cua có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Mặc dù sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe nhưng cua biển cũng giống như nhiều loại hải sản khác chúng cũng có chứa hàm lượng thủy ngân thấp, do đó không nên ăn quá nhiều cua biển liền một lúc, ăn liên tục. Thịt cua biển cua biển có thể có hàm lượng cadmium cao nếu hấp thụ quá nhiều có thể gây độc

Ngoài ra thịt cua biển cũng chứa hàm lượng natri cao (237 miligam trong khoảng 9 gam). Thêm vào đó, hàm lượng đạm cao trong thịt cua biển cũng ảnh hưởng đến những người đang cần giảm cân hoặc bệnh gout.

Những người đang bị dị ứng hoặc có tiền sử bị dị ứng với cua biển cũng không nên ăn cua biển để đảm bảo an toàn.

Cách chọn cua biển ngon nhiều thịt, sơ chế, bảo quản cua biển tươi ngon

Hướng dẫn cách chọn cua biển ngon, chắc thịt

Cua biển có giá thành khá cao so với nhiều loại hải sản khác. Để tránh việc bạn phải bỏ ra số tiền lớn mà mua phải cua biển kém chất lượng, cua óp, ít thịt hãy chọn mua biển theo các tiêu chí dưới đây:

Theo các chuyên gia thời điểm thích hợp để mua cua biển chính là những ngày cuối tháng hoặc đầu tháng luôn là thời điểm cua béo, chắc thịt. Ngược lại, những giữa tháng là thời điểm cua ghẹ đang lột vỏ, chúng thường nhịn ăn nên óp, ít thịt và ăn không ngon.

Quan sát bên ngoài

+ Hãy quan sát màu sắc giữa mai và càng cua để biết được cua ngon, có nhiều thịt hay không. Những con cua ngon có mai màu sẫm, màu giữa mai và mặt trên của càng cua sẽ tương đồng nhau, đồng thời có màu sẫm đậm hơn những con còn lại.

+ Hãy quan sát màu mặt dưới càng cua và bụng cua, nếu những con cua càng to khỏe, mặt dưới càng và bụng cua có màu cam nâu sẫm và bóng thì nên mua. Những con cua có màu sắc ở phần bụng và phía dưới càng nhợt nhạt thậm chí là trắng sáng thì chắc chắc cua vẫn còn non và chất lượng thịt và gạch không cao

+ Những con cua trưởng thành, chắc thịt và ngon thì gai trên mai cua càng to, dài và cứng cáp hơn những con còn non.

+ Chọn những con thật tươi, nhìn yến vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên thì nên chọn. Những con lờ đờ, di chuyển chậm chạp, càng đã bị rụng thì không nên mua

+Nên chọn những con có phần thân màu vàng phèn, đây thường là những con cua chắc thịt.

Dùng tay bóp và cảm nhận

+ Khi dùng tay ấn vào mai của cua thì nếu thấy mai cua mềm thì chứng tỏ thịt bị ốp, ăn không ngon và gạch cũng không ngon, nên chọn những con khi dùng tay ấn vào mai thấy mai cứng.

+ Dùng tay nhấc con cua lên, bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới nếu thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại nếu cua chỉ giãy giũa một số bộ que thì cua đã yếu, sắp chết

+ Dùng tay đè nhẹ phần khe giữa mai cua và yếm cua, nếu nếu cua gạch nhiều bạn sẽ thấy phần gạch màu đỏ nhiều ở bên trong, còn nhìn vào mà không thấy gì thì tốt nhất là lựa con cua biển khác.

Chọn mua cua theo loại cua

+ Cua gạch: Nếu bạn mua cua gạch nên chọn những con cua cái vì chúng sẽ nhiều gạch hơn cua đực. Để phân biệt cua đực và cua cái chỉ cần nhìn phần yếm của cơ, những con cái sẽ có phần yếm (dưới bụng) hình đa giác và phình to, còn cua đực sẽ có phần yếm hình tam giác. Nên chọn mua cua gạch vào những ngày cuối tháng hoặc những đêm tối trời, như vậy thì gạch trong cua sẽ nhiều hơn.

+ Cua cái so: Cua cái so là những con cua cái đang trưởng thành, chưa từng trải qua sinh sản nên thịt của chúng rất nhiều, chắc và ngọt thịt.

+ Cua y: Cua y là loại có tầm giá trung bình và khá dễ dễ mua, chúng là những con cái khi chưa có gạch và cua cái khi chắc thịt. Để biết chúng có nhiều thịt hay không chỉ cần ấn nhẹ ở phần yếm, nếu yếm chắc là cua y ngon, nếu phần yếm mềm thì không ngon, bị ít thịt.

Chọn mua cua ở những nơi uy tín

Nên chọn mua cua ở nơi bán uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm tránh mua những con cua bán trôi nổi trên mạng. Nên mua cua ở siêu thị hoăc cửa hàng thực phẩm uy tín, chợ chuyên bán hải sản đồ tươi sống.

Hướng dẫn cách sơ chế cua biển đúng cách, không bị tanh

Bước 1: Cua biển sau khi mua về hãy giữ nguyên phần dây buộc cua và dùng vật nhọn như đầu dao nhọn để đâm vào phần yếm của cua cho đến khi càng và chân cua duỗi thẳng rồi ngưng hoạt động hẳn.

Bước 2: Tháo bỏ phần dây buộc cua, bạn nên cẩn thận nếu không rất dễ làm gãy chân hoặc càng cua. Dùng một cái bàn chải đánh răng để chà thật kỹ từng ngóc ngách trên mình cua dưới vòi nước sạch và chảy mạnh để dễ dàng rửa trôi hết bùn đất, bụi bẩn hay rong rêu bám trên mình của cua

Bước 3: Dùng lực hai bàn tay để tách rời phần mai và phần thịt cua, bỏ đi phần lông tơ và phần phổi bên trong.

Bước 4: Dùng muỗng múc lấy phần gạch cua, có thể tách đôi hoặc giữ nguyên phần thân cua tùy vào mục đích sử dụng của bạn nhé.

Những điều lưu ý khi sơ chế thịt cua biển

+ Không nên cho cua vào trong nước ngay khi mua vềvì chúng có thể bị chết do sốc nhiệt

+ Cua sau khi mua về nên để cua ở nơi thoáng mát, có thể tưới cho cua ít nước để cua không bị "chết khô" do thiếu nước

+ Không cắt bỏ dây buộc cua khi cua còn sống

+ Có thể cho cua (còn buộc dây) vào nước đá để chúng tê các chi đi rồi mới tiến hành sơ chế.

Hướng dẫn cách bảo quản cua biển được tươi ngon

Bảo quản cua biển đã chín

Để  nguyên phần cua, hạn chế tách/bóc thịt ra từng phần riêng. Điều này sẽ khiến thịt cua bị mất nước và trở nên khô hơn, như vậy thịt cua sẽ không còn ngon nữa.

Cho cua đã chín vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi nylon rồi hút chân không sau đó cho vào ngăn đá của tủ lạnh. Khi dùng thì lấy ra rã đông hoặc cho vào lò vi sóng khoảng 2 - 3 phút là có thể tiếp tục sử dụng.

Bảo quản cua biển tươi

Cua biển sau khi mua về cho vào hộp đựng thực phẩm hoặc khay nhựa cho hết phần cua vào trong hộp cất trữ vào ngăn mát của tủ lạnh.

Hoặc bạn cho cua biển vào túi nylon hoặc túi zip rồi rút hết không khí bên trong, rồi cho chúng vào tủ lạnh và bảo quản bình thường.

Để cua vào một cái thau hay chậu, sau đó cho một ít nước (tốt nhất là nước giếng) có pha nước muối vào ngâm cua khoảng 10 phút rồi lấy hết nước ra và để nguyên như vậy, nhớ chặn miệng thau lại nếu không cua sẽ bò mất.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hướng dẫn cách chọn ghẹ ngon nhiều thịt, cách bảo quản, sơ chế ghẹ

Hướng dẫn cách chọn mực, bảo quản mực, lợi ích của mực với sức khỏe

Lợi ích của xoài, cách chọn xoài ngon, bảo quản xoài được lâu

Mít có tác dụng gì, bí quyết chọn mua mít ngon, cách làm mít nhanh chín

Bí ngòi: loại bí siêu tốt cho sức khỏe mùa dịch, cách chọn bí ngòi ngon

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác