Chấn thương gặp phải khi nhảy sào, điều trị

8/11/2018 10:47:12 AM
Trong môn nhảy sào vận động viên sẽ gặp một số chân thương cơ bản như giãn dây chằng mác sên, giãn dây chằng đầu đối, rách sụn chêm, gãy xương cẳng tay, chấn thương khớp vai,… do đường chạy không bằng phẳng, gãy sào, vận động viên chưa nắm vững kỹ thuật.

 

Trong môn nhảy sào vận động viên sẽ gặp một số chân thương cơ bản như giãn dây chằng mác sên, giãn dây chằng đầu đối, rách chụn chêm, gãy xương cẳng tat, chấn thương khớp cai,… do đường chạy không bằng phẳng, gãy sào, vận động viên chưa nắm vững kỹ thuật.

Chấn thương giãn dây chằng mác sên

Đây là chấn thương thường gặp khi chơi thể thao, vận động viên sẽ cảm thấy đau nhói ở vị trí cổ chân, mắt cá chân hoặc cả gót chân tùy vào mức độ tổn thương, gây hạn chế vận động dây chằng đầu gối.

Điều trị: Để giảm những cơn đau do giãn dây chằng mác sên lúc này hãy chườm lạnh, ngưng vận động, ép thẳng cổ chân, chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Lưu ý, tránh việc chườm nóng bởi sẽ gây giãn tĩnh mạch khiến cho khớp sưng to.

Chấn thương rách sụn chêm

Trong nhảy sào rách sụn chêm thường xảy ra trong trạng thái gôi gấp, đồng thời chân bị vặn xoắn. Biểu hiện như gối dần sưng lên, cảm giác mất linh hoạt gối, đau gối, gối không thể duỗi hết tầm.

Điều trị:  Chường đá, băng chun gối, hạn chế vận động, tốt nhất là nghỉ ngời, bất động, đồng thời dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như celebrex, mobic…thuốc giảm phù nền. Đối với các vận động viên mới tập thì dù nhảy bất cứ kiểu nhảy nào, trước hết cũng đều phải để xà thấp và sau khi đã nắm vững kỹ thuật rồi thì mới nâng dần độ cao.

Chấn thương gãy xương cẳng tay

Khi vận động viên trong quá trình tập luyện nhảy sào có thể bị gãy sào, chưa nắm vững kỹ thuật, đường chạy trơn trượt,… khi nhảy ngã chống tay xuống đất trong tư thế duỗi làm cho xương cẳng tay gấp, cong lại và bị bẻ  gãy. Khi ấn thấy đau nhói sưng nề ở cẳng tay, làm biến dạng.

Điều trị: cố định với nẹp hoặc bó bột cố định. Trường hợp nặng hơn cần phẫu thuật nhằm mục đích nắn lại chính xác và dùng dụng cụ như: đinh, nẹp, vít để cố định xương gãy. Khi tập nhảy xa cần phải khởi động chuyên môn thật kỹ, đặc biệt là động tác ưỡn người trên không và khi rơi xuống cần có động tác hoãn xung.

Chấn thương khớp vai

Do đường chạy không bằng phẳng, có gạch đá, rơi xuống đệm không đúng tư thế khiến động viên bị chấn thương khớp vai. Nếu thấy vai biến dạng, đau dữ dội, có thể bạn đã bị gãy xương hoặc trật khớp vai. Phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp XQ, và xử trí cấp cứu.

Khi đã nắm vững kỹ thuật nhảy xa thì mới được phép học nhảy tam cấp và nếu tập nhảy sào thì cần phải đặc biệt chý ý tới động tác rơi xuống sau khi qua xà.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác