Chấn thương khi chơi cầu lông, cách phòng tránh

11/5/2020 10:58:00 PM
Chấn thương khi chơi cầu lông là điều không thể tránh khỏi trong quá trình luyện tập, thi đấu. Làm thế nào để phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông?

 

Cầu lông được biết đến là môn thể thao lý tưởng để duy trì vóc dáng, rèn luyện sức khỏe, giảm cân, giảm stress,…Khi chơi cầu lông hầu hết các động tác, kỹ thuật đều được thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Nhưng không phải ai cũng biết cách đánh cầu lông đúng kỹ thuật, đúng cách hay tránh được các tình huống gây chấn thương khi thi đấu đầu lông.

Các chấn thương khi chơi cầu lông

 + Giãn cơ

+ Căng cơ

+ Rách cơ

+ Đứt cơ

+ Đau nhức khớp vai, viêm khớp, thoái hóa khớp

+ Đau cổ tay

+ Chấn thương đầu gối

Khắc phục chấn thương khi chơi cầu lông

Khi gặp chấn thương trong quá trình tập luyện bạn cần nghỉ ngơi, ngưng tập luyện. Hãy dùng thanh kẹp để cố định vị trí bị chấn thương và thực hiện các biện pháp sơ cứu để hạn chế chấn thương nặng hơn.

Áp dụng các biện pháp giảm chấn thương ngay lúc xảy ra chấn thương, trong quá trình hồi phục chấn thương như: chườm lạnh, chườm nóng, dùng băng để cố định, châm cứu,…

Kê cao vùng bị thương giúp máu trở về tim tốt hơn, giảm sưng, đau, viêm nhưng không nên kê cao quá so với tim.

Phòng tránh chấn thương khi chơi cầu lông

+ Khi thi đấu, tập luyện hãy chơi đúng kỹ thuật để đảm bảo cơ thể tránh bị chấn thương.

+ Nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm những tổn thương trong quá trình tập luyện.

+ Với những trẻ nhỏ khi tập luyện cầu lông cần có sự theo dõi của phụ huynh, người có chuyên môn.

+ Kiểm tra sân cầu lông như: thảm sân cầu lông, vợt cầu lông, trụ và lưới cầu lông

+ Lựa chọn vợt cầu lông phù hợp với từng người, không chọn vợt nặng quá hoặc nhẹ quá.

+ Bổ sung canxi cho cơ thể bằng các sản phẩm thực phẩm thức năng hoặc thực thẩm hàng ngày

+ Tránh tiếp đất bằng cổ tay, đầu gối khi bị té ngã khi chơi cầu lông

+ Luyện tập với cường đồ phù hợp, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

+ Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cổ tay khi chơi cầu lông.

+ Khởi động kỹ trước khi luyện tập và thi đấu cầu lông

+ Bổ sung các thực phẩm như: cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng và nghệ vào thực đơn hàng ngày

+ Hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn.

+ Những người mới tập luyện nên có sự hướng dẫn của người có chuyên môn

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích để xử lý tình trạng đau vau khi chơi cầu lông.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác