Chó mèo bị phản ứng phụ sau khi tẩy giun cần phải làm gì?

8/13/2021 4:51:00 PM
Một số chó mèo sau khi tẩy giun gặp phải phản ứng phụ như tiêu chảy, buồn ngủ, nôn mửa khiến nhiều chủ nuôi lo lắng. Sau khi tẩy giun cho chó mèo nếu phát hiện chó mèo gặp phản ứng phụ chủ nuôi hãy thực hiện các điều sau đây.

 

Chó mèo bị phản ứng phụ sau khi tẩy giun cần phải làm gì?

Giun sán là sinh vật có mối quan hệ cộng sinh với chó mèo, giun sán có thể sinh sống ở bên trong cơ thể hoặc bề mặt bên ngoài cơ thể của chó mèo. Tẩy giun là phương pháp hiệu quả để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm lên quan đến các loài ký sinh trùng, giúp chó mèo khỏe mạnh.

Các loại giun sán phổ biến ở chó mèo gồm: giun đũa, giun móc, sán dây, giun tim, giun kim, trùng roi,…Chó mèo có thể bị nhiễm giun sán ở từ nước bẩn, môi trường sinh sống không được dọn dẹp sạch sẽ, nhiễm giun sán từ bọ chét, muỗi, ve, phân, động vật gặm nhấm, phân của các loài động vật khác bị nhiễm giun sán và đất hoặc chó mèo bị nhiễm giun sán một cách thụ động trước khi chúng được sinh ra nếu mèo, chó mẹ bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhiễm giun sán ở chó, mèo là gì?

Khi chó mèo bị nhiễm giun sán chúng sẽ có những dấu hiệu dễ dàng nhận biết như sau

+ Chó mèo còi cọc, chậm lớn dù ăn nhiều, thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, đầy đủ dưỡng chất

+ Chó mèo bị tiêu chảy

+ Nôn mửa thường xuyên

+ Chó mèo có thể bị gặp tình trạng mất nước

+ Thiếu máu là tình trạng phổ biến thường gặp ở chó mèo

+ Bụng của chó mèo bị chướng lên

+ Chó mèo cảm thấy mệt mỏi, không hứng thú với các trò chơi, hoạt động chạy nhảy, thích nằm một chỗ

+ Một số chó mèo sẽ không xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhiễm giun sán cho đến khi sự lây nhiễm trở nên nghiêm trọng.

Chó mèo bị phản ứng phụ sau khi tẩy giun cần phải làm gì?

Những phản ứng phụ sau khi tẩy giun cho chó mèo

Chó mèo thường gặp các phản ứng phụ khi tẩy giun nếu chúng có sức khỏe yếu, cơ địa không khỏe mạnh hoặc chó mèo bị dị ứng một số chất trong thuốc tẩy giun. Các phản ứng phụ sau khi tẩy giun sẽ xuất hiện trong vòng 24h sau khi dùng thuốc tẩy giun, chúng thường hiếm khi xảy ra nhưng không có nghĩa là không xảy ra phản ứng phụ.

+ Chó mèo bị nôn mửa sau khi sử dụng thuốc tẩy giun sán

+ Chó mèo ăn mất ngon, giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí là bỏ ăn

+ Cơ thể mệt mỏi, ủ rũ

+ Một số giống chó, mèo nhạy cảm với thuốc hoặc dị ứng mới một số thành phần của thuốc có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài như tiêu chảy

+ Chó mèo lười vận động, nằm một chỗ, ngủ nhiềuhown

+ Tăng tiết nước bọt

+ Xuất hiện tình trạng tiêu chảy kết hợp nôn do một số chó mèo có phản ứng cao hơn, do dạ dày quá yếu hoặc do chú chó, mèo đó đã già, sau khi uống thuốc sẽ nôn mửa nhiều và kéo dài, thậm chí nôn nhiều đến mức chúng không kiểm soát được hành động.

+ Các phản ứng phụ nguy hiểm ở chó mèo sau khi tẩy giun bao gồm suy nhược, cơ co giật, máu trong phân và nướu răng trắng.

Nguyên nhân nào khiến chó mèo bị phản ứng phụ sau khi tẩy giun

+ Do chủ nuôi tẩy giun cho chó mèo không đúng cách khiến cơ thể chó mèo phản ứng

+ Tẩy giun cho chó mèo khi chúng bụng đói hoặc quá no

+ Sử dụng thuốc tẩy giun của con người để tẩy giun cho chó mèo

+ Sử dụng quá nhiều thuốc tẩy giun hoặc sai lịch tẩy giun

+ Do cơ thể chó mèo bị nhiễm giun quá nặng, cơ thể bị bội giun gây nhiều tổn thương trong đường ruột thì việc tẩy giun sẽ tạo ra nội độc tố do giun chết đi mà không được đào thải ra hết.

Chó mèo bị phản ứng sau khi tẩy giun cần phải làm gì?

Sau 48 giờ sau khi tẩy giun cho chó mèo nếu thấy chó hoặc mèo bị nôn hay có bất kỳ các triệu chứng như trên hãy đem chó đi kiểm tra tại các cơ sở thú y gần nhất.

Trường hợp nhẹ:

Trường hợp chó mèo chỉ gặp phản ứng nhẹ với thuốc tẩy giun, chó mèo có thể tự hoàn toàn hồi phục, chủ nuôi không nên làm phiền chúng nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước cho chúng tránh tình trạng mất nước. Hãy chú ý quan sát trạng thái tinh thần của chó mèo. Sau nửa ngày nếu bụng của chúng không có vấn đề gì thì có thể bắt đầu cho chúng ăn uống bình thường, hạn chế cho chúng ăn thực phẩm tanh, chứa nhiều dầu mỡ, đồ nhiều dầu,…

Trường hợp nặng:

Trường hợp nặng như chó mèo không kiểm soát được việc đi vệ sinh, nôn oẹ không ngừng, thậm chí suy nhược, cơ co giật, máu trong phân và nướu răng trắng,… Điều này dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, cho nên chủ nuôi cần bổ sung nước cho chó, mèo liên tục. Di chuyển chó mèo đến phòng khám thú y ngay lập tức. Nếu chó mèo vẫn nôn nhiều và nôn cả nước thì cần truyền dịch hoặc tiêm thuốc chống dịch ứng, để khôi phục các chức năng quan trọng và phục hồi sức khỏe cho chó mèo thoát khỏi cơn nguy kịch. Rất may mắn là hầu hết các trường hợp dị ứng sau khi sử dụng thuốc trị giun đều phục hồi tốt, thậm chí rất nhanh nếu được điều trị đúng hướng, kịp thời.

Tuyệt đối không tự ý điều trị hoặc sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y khi điều trị cho chó mèo sau khi sử dụng thuốc tẩy giun.

Phòng ngừa phản ứng sau khi tẩy giun ở chó mèo

+ Trước khi tiến hành tẩy giun cho chó mèo cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về loại thuốc tẩy giun, liều lượng cũng như cách sử dụng

+ Không được tự ý tẩy giun cho chó, mèo nếu chưa có kinh nghiệm

+ Xem xét độ tuổi, lộ trình tẩy giun của chó mèo

+ Tuyệt đối không sử dụng thuốc tẩy giun ở người cho chó

+ Tùy vào giống chó, giống mèo, khối lượng cơ thể mà liều lượng cũng như thuốc tẩy giun sẽ khác nhau

+ Không tiến hành tẩy giun cho chó khi bụng đói hoặc quá no

+  Trong trường hợp chó mèo bị sốc thuốc hay dị ứng với thuốc tẩy giun cần liên hệ ngay lập tức bác sĩ để kiểm tra tình trạng cho chó mèo.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Tẩy giun cho chó con đúng cách, lịch tẩy giun cho chó con

+ Tiêm phòng vacxin cho chó con qua từng giai đoạn phát triển

Chó con bị phản ứng sau khi tiêm vaccine cần phải làm gì?

Phòng bệnh và điều trị bệnh viêm ruột ở chó

+ Lưu ý bảo vệ đường tiêu hóa cho chó con

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác