Chọn thảm tập yoga cần lưu ý điều gì

9/15/2020 9:31:00 AM
Nhằm tránh mua phải thảm tập yoga kém chất lượng, không rõ nguồn gốc khi chọn thảm tập yoga bạn cần lưu ý những điều sau đây.

 

Trên thị trường thảm tập hiện nay có vô số chủng loại, giá cả, màu sắc, kích thước khác nhau khiến người mua bị phân vân không biết mua loại nào mới phù hợp, chất lượng tốt. Để chọn mua được thảm tập tốt người mua cần quan tâm đến kích thước, trọng lượng, chất liệu,…

Kiểm tra tính đàn hồi của thảm tập

Dừng quên kiểm tra tính đàn hồi của thảm tập khi chọn mua. Khi chọn nên chọn những loại có độ giãn tốt sẽ êm hơn không nên chọn thảm quá cứng hoặc quá mềm, không nên chọn thảm quá mỏng sẽ gây đau cho đầu gối, mũi chân, bàn tay,…

Để kiểm tra độ đàn hồi của thảm ta dùng 2 ngón tay tay bóp thảm lại rồi thả ra để cảm nhận độ đàn hồi của thảm, khi thả tay ra thảm phải trở về vị trí ban đầu.

+ Nếu thấy hai tay dễ dàng chạm sát vào nhau chứng tỏ thảm quá mềm

+ Nếu thảm dễ dàng bị bóp xẹt chứng tỏ thảm quá xốp mặc dù thảm rất dày

+ Không nên chọn thảm quá cứng sẽ khiến cơ thể dễ bị tổn thương trong quá trình tập luyện yoga.

+ Để kiểm tra độ co giãn của thảm tập bạn có thể dùng tay kéo căng thảm để xem độ co giãn có tốt không

Chọn thảm tập yoga cần lưu ý điều gì

Kích thước, độ nặng thảm tập yoga

Nếu bạn là người thường xuyên di chuyển cần lưu ý về kích thước, độ nặng của thảm.

Chiều dài và rộng của thảm không ngắn hơn chiều cao cơ thể, chiều rộng của thảm không hẹp hơn chiều rộng của vai.

Thảm tập hiện nay có độ dày từ : 4mm, 6mm, 8mm và 10mm do đó thảm nào dày hợp thì có khả năng hỗ trợ tránh chấn thương tốt hơn. Nhưng với những động tác cần giữ thăng bằng những loại thảm dày tạo ra sự “bồng bềnh”, thảm mỏng hơn mang lại cảm giác chắc chắn hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu, thể trạng của mỗi người chọn độ dày của thảm cho phù hợp

+ Người đang gặp vấn đề về xương khớp như thoái hóa đầu gối, viêm khớp, đau vai gáy nên chọn thảm êm và dày

+ Người mới bắt đầu tập luyện yoga nên chọn thảm dày từ 6-8mm

+ Những người tập yoga lâu năm nên chọn thảm dày từ 4mm

+ Những người có thói quen mang thảm tập đi du lịch, di chuyển nơi xa có thể chọn thảm yoga gọn nhẹ, có thể xếp gọn gàng trong balo.

Chất liệu

Khi chọn thảm tập yoga chất liệu làm thảm là yếu tố quan trọng nhất. Ngoài những yếu tố như kích thước, độ đàn hồi, khả năng chống trơn trượt thì chất liệu thảm cầm đặc biệt quan tâm.

Hiện nay trên thị trường thảm yoga chất liệu phổ biến là PVC (Polyvinyl chloride) và TPE (Thermoplastic Elastomer)

+ Thảm tập chất liệu PVC (Polyvinyl chloride):

Loại thảm tập có chất liệu PVC (Polyvinyl chloride) là loại phổ biến nhất hiện nay. Loại thảm có chất liệu PVC thường có giá thành rẻ, dễ dàng tìm mua. Loại thảm này thường xốp, mềm và nhẹ hơn nhưng độ bền của thảm kém hơn so với thảm làm từ chất liệu TPE (Thermoplastic Elastomer).

+ Thảm tập chất liệu TPE (Thermoplastic Elastomer):

Loại thảm tập này có chất lượng tốt nhưng có giá thành khá cao. Thảm TPE được làm từ cao su thiên nhiên nên sở hữu đặc tính đàn hồi tốt, độ mềm và cứng hợp lý và chịu lực tốt. Bên cạnh đó, thảm TPE (Thermoplastic Elastomer) được gia công bằng khuôn ép nhiệt, không sử dụng hóa chất độc hại nên có thể tái sử dụng được, thân thiện với môi trường, an toàn cho làn da người sử dụng.

Chọn thảm tập yoga cần lưu ý điều gì

Độ bằng phẳng

Khi mua thảm phải kiểm tra tấm thảm đó có bằng phẳng hay không, có xuất hiện vết lồi, lõm hay không. Nếu xuất hiện tình trạng lồi, lõm không bằng phẳng hãy chọn mua tấm thảm khác.

Kiểm tra khả năng chống trơn trượt

Để hạn chế tình trạng chấn thương trong quá trình tập luyện do thảm bị trơn trượt bạn cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này khi mua thảm. Do trong quá trình luyện tập cơ thể tiết ra mồ hôi khá nhiều do đó cần một tấm thảm có khả năng chống trơn trượt tốt. Để kiểm khả năng chống trơn trượt hãy thực hiện theo các bước sau

+ Bước 1: Hãy trải bằng tấm thảm trên sàn, dùng lực của bàn tay đẩy mạnh tấm thảm ra trước

+ Bước 2: Nếu sau khi dùng lực tay trượt trên thảm hay thảm dễ dàng trượt trên sàn, có nghĩa là tính chống trơn của thảm không tốt và ngược lại.

Theo kinh nghiệm của các huấn luyện viên dạy yoga lâu năm cho biết bạn nên chọn loại thảm thảm làm từ TPE vì khả năng đàn hồi tốt, chịu lực và nhiệt độ tốt, khả năng bám sàn ổn định, độ bền cao, có thể dùng được 4-5 năm. Tuy nhiên với nhiều người mới học hoặc chưa có ý định tập yoga lâu dài bạn có thể chọn thảm PVC nhưng trước khi sử dụng hãy giặt và phơi vài lần để loại bỏ bớt mùi nhựa của thảm tập yoga.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

  • Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v.
  • Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v.
  • Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v.
  • Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v.
  • Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam.
  • Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.
  • Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

    Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

    Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 488/QĐ-UBTDTT ngày 12 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành luật bóng chuyền và luật bóng chuyền bãi biển quốc tế gồm 2 phần, 8 chương, 28 điều được áp dụng thống nhất trong toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam. Luật bóng chuyền quy định sân, bóng, vận động viện, trọng tài, lỗi vi phạm, đập bóng, chắn bóng, tấn công, thay người, hội ý v.v.
  • Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt

    Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt

    Những môn thể thao đang thịnh hành, có giải thi đấu ở khắp nơi trên thế giới có tên tiếng Việt và tiếng Anh là: