Chuồng nuôi, thức ăn, phòng và trị các bệnh thường gặp ở thỏ cảnh

7/23/2018 9:18:04 AM
Thỏ cảnh là động vật hiền hòa, thích chung sống hòa bình, sở hữu vẻ ngoài ngộ nghĩnh. Với đôi mắt trong veo tròn xoe, bộ lông mềm mịn quyến rũ.

 

Đặc tính của thỏ mini (thỏ cảnh)

Thỏ cảnh là động vật hiền hòa, thích chung sống hòa bình, sở hữu vẻ ngoài ngộ nghĩnh. Với đôi mắt trong veo tròn xoe, bộ lông mềm mịn quyến rũ.

Hiện nay giới trẻ ưa chuộng nuôi thỏ kiểng mini, thỏ sư tử lion head, thỏ minilop Thái Lan làm thú cưng bởi chúng có hình dáng dễ thương đáng yêu.

Chuồng nuôi thỏ mini:

Có thể mua những chuồng nuôi tại các cửa hàng bán dụng cụ nuôi thú cưng nên chọn loại làm bằng sắt để dễ dàng vệ sinh cho chuồng. Chuồng nuôi nên lót giấy để tránh thỏ bị tổn thương chân do lưới sắt gây ra. Không nên chọn chuồng từ gỗ bởi chuồng gỗ rất khó vệ sinh, lâu ngày bị các vi khuẩn bám vào gây bệnh cho thỏ mini.

Vị trí đặt chuồng nuôi thỏ cảnh nên tránh chỗ nắng, ẩm, tối không tốt cho sức khỏe của thỏ. Lúc mới bắt về nên cho chó, mèo làm quen với thỏ.

Dụng cụ nuôi thỏ mini:

Trong chuồng nuôi thỏ mini bạn để máng ăn, bình đựng nước, giỏ vận chuyển, đồ chơi cho thỏ mini, bàn chải, lược chải lông, cắt móng chân,…người nuôi có thể mua tại những cửa hàng chuyên bán đồ dành cho thú cưng với vô số chủng loại và kích thước tùy theo mong muố người mua.

Để đảm bảo vệ sinh sau khi thỏ ăn xong cần rửa sạch khay đựng thức ăn, thay bình đựng nước thường xuyên.

Lớp lót khay vệ sinh phải có độ thấm hút cao, có thể sử dụng giấy tái chế được nén lại, rơm khô, khăn bông tắm thay lớp lót mỗi ngày để chuồng thỏ luôn thơm tho sạch sẽ.

Thức ăn của thỏ mini:

Thức ăn cho thỏ phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thức ăn phải khô không được ướt. Những loại rau xanh thỏ rất thích ăn như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế. Nhiều người lầm tưởng thỏ thích ăn cà rốt và trái cây nên cho thỏ ăn nhiều. Nhưng theo các chuyên gia không nên cho thỏ ăn nhiều bởi nó có chứa quá nhiều đường không tốt cho sức khỏe của thỏ. Những loại rau củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây cũng nên tránh cho thỏ ăn.

Đối với ngày đầu mang thỏ về chăm sóc nên cho thỏ ăn một loại rau nhất định, sau khi đã quen mới cho thỏ mini ăn nhiều loại rau khác. Có thể cho thỏ mini ăn cỏ đuôi mèo, yến mạch hàng ngày.

Ngoài rau xanh và cỏ bạn có thể cho thỏ ăn thức ăn dạng viên dành cho thỏ nhưng không nên cho ăn nhiều chỉ cho ăn khoảng 28g cho thỏ tầm 450g.

Không cho thỏ ăn sô-cô-la. Loại thức ăn này có thể gây tử vong nếu thỏ hấp thụ với lượng lớn.

Làm quen tiếp xúc với thỏ:

Người nuôi không được nhấc thỏ lên bằng cách nắm lấy tai của nó. Khi cầm nó thì phải giữ 4 chân của nó lại nếu không nó sẽ đá, việc nó đá chân sẽ không tốt, nếu nó đá mạnh thì sẽ gãy lưng của nó. Một lời khuyên hữu ích là nên bắt thỏ bằng cách hớt nhẹ nó, để đầu nó vào khuỷu tay. Hãy bịt mắt lại thỏ lại để cho nó không thấy gì như vậy thì nó sẽ yên tâm và cảm thấy an toàn hơn.

Các bước tắm cho thỏ mini:

Thỏ là động vật vệ sinh khó tính, thường không cần trợ giúp trong việc làm sạch. Thay vì cách tắm truyền thống bạn chỉ cần chải lông cho thỏ để loại trừ bụi bẩn.

Nhiều con thỏ thích được chải lông, và đó là một cách tuyệt vời để giúp bộ lông của chúng luôn sạch sẽ. Mua bàn chải đặc biệt dành cho lông thỏ (thường có răng cứng hơn so với bàn chải dành cho chó). Cứ vài ngày, giữ con thỏ nhẹ nhàng trong khi chải lông. Tập trung vào những khu vực dính bụi vải hoặc bụi bẩn. Sau khi hoàn tất, bạn cần rửa bàn chải và để khô ráo.

Bạn cần phải đụng chạm con thỏ một cách nhẹ nhàng. Không phải tất cả con thỏ đều thích được chải lông. Nếu làm chúng giật mình hay khó chịu trong khi chải lông, bạn nên ngừng lại và thử lại sau.

Nếu như thỏ cảnh của bạn nhảy vào vũng bùn gây bẩn bộ lông xinh đẹp bạn có thể vệ sinh sạch sẽ cho chúng bằng cách làm sạch sạch tại vị trí bị bẩn. Ngoài ra, rắc một chút bột bắp lên chỗ bẩn và dùng lược lông thú để gạt sạch bụi bẩn. Tiếp tục chải cho đến khi lông hoàn toàn sạch sẽ.

Những con thỏ lông dài thường bị rối lúc này công cụ tốt nhất để giải quyết đó chính là dụng cụ tách lông giúp gỡ rối nhẹ nhàng mà lại không làm hại đến thỏ.

Không ngâm thỏ vào trong nước. Hành động này có thể gây ra tình trạng hạ thân nhiệt hay bị sốc, mà cả hai đều có thể gây tử vong. Một số nhóm thỏ không ngại bị ướt; vài người nuôi thỏ thậm chí rất ngạc nhiên khi thấy rằng con thỏ cưng của họ thích bơi lội. Tuy nhiên, nếu con thỏ không thích nước, tốt nhất bạn không nên làm chúng bị ướt.

Các bệnh thường gặp ở Thỏ Kiểng, phòng và trị bệnh như thế nào?

Bệnh xuất huyết truyền nhiễm

Bệnh xuất huyết chủ yếu xảy ra ở thỏ mini lớn từ 1.5 tháng tuổi trở lên, bệnh lây lan rất nhanh.

Biểu hiện: Thỏ mini lờ đờ, bỏ ăn, nằm một chỗ, ít vận động trong thời gián rồi chết. Trước khi chết thỏ sẽ giãy giụa, quay vòng, có xuất huyết ở miệng và mũi.

Nguyên nhân: bệnh có thể lây truyền bằng nhiều con đường khác nhau, lây trực tiếp do tiếp xúc trực tiếp với thú bệnh hoặc gián tiếp thông qua xác thú đông lạnh hoặc các sản phẩm từ thỏ bênh; qua trang thiết bị, thức ăn bị nhiễm mầm bệnh; qua các véc tơ truyền bệnh từ chuột, người nuôi… Vi rút hiện diện trong dịch bài tiết, máu và nội tạng, trong giai đoạn muộn, vi rút có thể tìm thấy ở da và niêm mạc. Khả năng lây bệnh qua không khí và côn trùng trung gian chưa được chứng minh.

Phòng và trị bệnh:  Cách điều trị duy nhất là tiêm phòng vaccine VHD bại huyết. Và không có thuốc điều trị.

Bệnh bại huyết do virus:

Bệnh do virus Calici gây ra. Chủng virus này có mức độ độc tính khác nhau giữa các nước trên thế giới.

Biểu hiện: Thời gian ủ bệnh khoảng 1-3 ngày. Ở thể quá cấp, thỏ bị chết mà không có dấu hiệu lâm sàng. Ở thể cấp tính, thỏ bỏ ăn và ngủ lịm, thở khó, sốt cao từ 40-41oC nhưng nhiệt độ cơ thể giảm nhanh trước khi thỏ chết. Ở thể á cấp tính, có triệu chứng chảy máu mũi, co giật, kêu la. Thỏ chết sau 2–3 giờ có biểu hiện trên. Bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao, từ 90–100%.

Nguyên nhân: Do thỉ tiếp xúc trực tiếp với thỏ mang bệnh, hoặc do côn trùng có tiếp xúc với phân từ con vật mang mầm bệnh.

Phòng và trị bệnh: Tiêm phòng vắc xin cho thỏ trước khi mang về nuôi. Có 2 loại vắc xin phòng ngừa bệnh bại huyết do vius: Vắc-xin xuất huyết thỏ và vắc xin xuất huyết truyền nhiễm thỏ

Bệnh cầu trùng:

Dấu hiệu nhận biết: Thỏ kém ăn, xù lông, phân lỏng.

Nguyên nhân: Khi nuôi trong điều kiện kiện vệ sinh kém các bé thỏ thường hay phát sinh loại bênh này.

Phòng và trị bệnh: Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại. Khi thỏ mắc bệnh, bạn nên sử dụng Anticoc, HanE trộn với thức ăn tinh với liều 0,1-0,2g/kg thể trọng.

Bệnh ghẻ:

Biểu hiện: Thỏ bị ngứa, rụng lông và có vảy, khô, cứng (chủ yếu ở tai, chân và mũi). Nếu bệnh nặng có thể nuổi mủ do nhiễm trùng da.

Nguyên nhân: Do vệ sinh chuồng nuôi chưa đảm bảo dọn dẹp sạch sẽ, bị lây nhiễm từ các con thỏ khác.

Phòng và trị bệnh: Để không xuất hiện bệnh bạn nên thường xuyên tẩy uế, vệ sinh chuồng trại. Khi thỏ bị bệnh bạn nên cách ly và chăm sóc chu đáo.

Bệnh đau bụng đi ngoài :

Biểu hiện: Phân thỏ lỏng, hậu môn bê bết, thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều, gầy yếu rồi chết dần.

Nguyên nhân: Do rối loạn tiêu hóa, thay đổi thức ăn đột ngột, hoặc do thức ăn, nước uống bẩn hoặc do thời tiết thay đổi, mưa tạt, gió lùa…

Thực chất là rối loạn tiêu hóa, do thay đổi thức ăn đột ngột, hoặc do thức ăn, nước uống bẩn hoặc do thời tiết thay đổi, mưa tạt, gió lùa…

Phòng và trị bệnh:  Khi thấy hiện tượng thỏ bị đau bụng tiêu chảy, phải ngưng ngay thức ăn, nước uống và các yếu tố mất vệ sinh khác. Cho uống ngay nước chát, đặc của cây nhọ nồi, búp ổi… Có thể cho uống Sulfaganidin với liều 0,1g/kg thể trọng, liên tục trong 3 ngày.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác