Đá quý, đá bán quý: Phân biệt, phong thủy, yếu tố tạo nên độ lấp lánh cho đá

10/31/2018 8:45:19 AM
Trong tự nhiên có khoảng hơn ba ngàn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng hơn một trăm loại được coi là đá quý hoặc đá bán quý.

 

Từ xa xưa, ngọc (Đá quý) và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có của giới quý tộc (vua chúa, vương tôn, công tử) khi được khảm trên vương miện, vương trượng, chuôi kiếm, yên ngựa và nữ trang của hoàng gia. Cho đến thời hiện đại cả ngọc và vàng đều có thể được sử dụng như tiền tệ (bản vị).

Nhưng trên thế giới không ít loại tiền tệ bị mất giá. Mấy năm trở lại đây giá vàng trên thế giới luôn biến động mạnh mẽ, có lúc giảm đáng kể, trong khi đó giá ngọc lại luôn tăng lên, nhất là đối với những loại ngọc quý xuất xứ từ thiên nhiên. Có không ít nước còn xếp ngọc vào loại tiền cứng được ngân hàng dự trữ và giữ giá, chẳng hạn Iran, nơi mà kho báu hoàng gia, một trong số đó là chiếc vương miện với trên 3000 viên kim cương bị xung công trong cuộc cách mạng lật đổ vua Iran, đã làm nền tảng hậu thuẫn cho tiền tệ Iran đến ngày nay.

Từ thập niên 1970 trở lại đây, việc buôn bán các loại ngọc trang sức trên thế giới diễn ra rất sôi động. Năm 1991 kim ngạch mậu dịch của ngọc đã lên tới 96 tỷ USD. Vài năm gần đây tốc độ tăng giá của ngọc vào khoảng 8-12%/năm, và người ta thường nhắc đến một câu nói "vàng thì có giá còn ngọc lại vô giá".

Trong tự nhiên có khoảng hơn ba ngàn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng hơn một trăm loại được coi là đá quý hoặc đá bán quý.

Hầu hết các đá quý khoáng vật và chúng được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất lẫn trong các loại khoáng vật khác. Tuy nhiên, một vài loại đá quý như hổ phách, ngọc trai, san hô và ngà voi có nguồn gốc từ động thực vật. Chúng được gọi là đá quý hữu cơ. Đá quý hữu cơ không được bền như đá quý khoáng sản, chúng thường được đánh bóng, chạm khắc, hoặc khoan xâu thành các chuỗi hạt.

Trong trạng thái tự nhiên, một viên đá quý khoáng sản được gọi là đá thô. Kết cấu tinh thể tự nhiên của nó đủ hấp dẫn để được coi là đá quý.

Ngọc, hay đá quý và một số loại đá bán quý, là các khoáng chất quý hiếm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc nhân tạo có giá trị thẩm mỹ; Ngọc có thể được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp nhưng công dụng chủ yếu được biết đến nhiều nhất là để trang trí và làm các đồ trang sức, đặc biệt là nữ trang.

1. Phân biệt các loại đá quý và bán quý theo các tính chất sau:

+ Độ cứng: đạt độ cứng cao và bền lâu với thời gian.

+ Độ đẹp: khi có thể tương tác với ánh sáng và có màu sắc, khúc xạ và khả năng phản xạ ánh sáng.

+ Độ hiếm: càng khó tìm kiếm trong tự nhiên thì giá trị của nó càng cao.

+ Hình dạng: được hình thành và tạo ra tự nhiên, với các loại đá được tạo ra bởi con người không phải đá quý hay bán quý.

2. Đặc điểm và phân loại đá quý

Vẻ đẹp, sự hấp dẫn của đá quý: Để trở thành một viên đá quý hay bán quý đầu tiên cần có tính chất quang học hấp dẫn. Chúng cần sở hữu một màu sắc đẹp hay sự lấp lánh qua phản xạ, khúc xạ hoặc phân tán ánh sáng...

Màu sắc (Color ) có thể coi màu sắc chính là đặc tính quan trọng nhất của đá quý. Các loại đá quý như Kim cương(C) từ Không màu, đến hồng, vàng, lam,xanh biển, đen, tía ,

Hồng ngọc (Ruby-) màu đỏ thẫm

Hồng ngọc (Ruby-) , Từ hồng nhạt đến đỏ thẫm, màu huyết chim bồ câu (giá trị nhất) 

Saphia, Saphia sao từ mầu đỏ đến hồng lam đậm, lam tím, lam vàng,đen,cẩm thạch…   

Ngọc mắt mèo( Chrysoberyl )     Vàng, chanh

Alexandrite(BeAl2O4)    Xanh đậm, hồng, tím

Alexandrite(BeAl2O4)    Xanh đậm

Spinel (MgAl2O4)Đỏ , tím, lam,vàng…                    

Spinel (MgAl2O4)đỏ

Aquamarine   Xanh biển, xanh lá cây,lam đậm, lam chàm, vàng     

        

Beryl: Aquamarine xanh biển, vàng đậm, xanh nõn chuối

Opal(SiO2)Trắng,đen, đỏ, lam,vàng, lục, mắt mèo…

Ngọc lục bảo(Emeral-Beryl (Be3Al2SiO6r)                        

Amethyst-Thạch anh tím

Với các màu sắc tuyệt đẹp của đá quí và bán quí đã trở nên hấp dẫn, cuốn hút mọi người muốn sở hữu chúng.

Sự lấp lánh (Sparkle )

Các yếu tố quyết định tới sự lấp lánh đó là:

Sự phản xạ (Reflection):

Tất cả các loại đá sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt của chúng, số lượng ánh sáng phản xạ sẽ phụ thuộc vào mặt phản xạ của viên đá. Một viên đá có bề mặt phản xạ tốt khi có độ phẳng tốt. Sự phản xạ ở bề mặt được gọi là “ánh” (lustrer). Đá trong suốt sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt bên trong chúng, phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của viên đá.

Sự khúc xạ (Refraction):

Lượng ánh sáng bị khúc xạ là một tính chất quan trọng của tất cả các loại đá quý. Để đo chỉ số khúc xạ của vật liệu này cần dùng chiết suất hay RI.

Sự tán xạ (Dispersion):

Tán xạ là sự khác biệt chỉ số khúc xạ đối với các màu sắc khác nhau trên cùng một loại vật liệu. Ánh sáng trắng bao gồm tất cả các màu sắc: đỏ, da cam, lục, lam, tràm, tím, một loại đá tốt có độ tán xạ cao và sẽ phân chia ánh sáng theo các màu trong dải quang phổ (7 sắc cầu vồng ).

Đặc điểm và phân loại

Kích thước (Size):

Một viên đá quý lớn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hơn, một viên đá quý nhỏ chỉ có thể xem được thông qua dụng cụ quang học hay các chuyên gia. Một viên đá quý lớn sẽ có giá trị cao bởi độ hiếm của nó. Do vậy kích cỡ phù hợp cũng là một đặc điểm cần được xem xét khi đánh giá một viên đá.

Hình dạng (Shape):

Một số trường hợp, khi viên đá có hình trái tim trông có vẻ hấp dẫn, cuốn hút hơn so với các chế tác khác, tuy nhiên đó thuộc về sở thích cá nhân của mỗi người. Mỗi một loại đá sẽ có một kiểu cắt phổ biến để đạt được bề mặt tối đa, sự phản xạ, góc cạnh đẹp nhất.

3. Độ bền của đá quý (Durability)

Không sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo nhưng đạt độ bền cao thì viên đá đó cũng có thể coi là đá quý, một số loại có độ bền gần như không thể phá hủy. Kim cương được coi là viên đá quý cứng nhất hiện nay.

Độ bền

Bạn cần phân biệt được giữa độ bền và độ cứng. Ví dụ đơn giản cho bạn dễ hình dung, hãy thử đập một chai thủy tinh và một quả bóng cao su trên sàn bê tông. Thủy tinh cứng hơn cao su, nhưng chai thủy tinh bị vỡ và quả bóng cao su nảy lên, cho ta thấy quả bóng có độ bền hơn cái chai.

Độ cứng (Hardness): độ cứng của đá rất quan trọng, nó làm cho viên đá có khả năng chống mài mòn, một yếu tố quan trọng khi đánh giá về độ cứng của đá.

Độ cứng         Tên khoáng vật

     1         Tan (Mg3Si4O10(OH)2) 

      2        Thạch cao (CaSO4•2H2O)             2

      3        Đá canxit (CaCO3)            9

     4         Đá fluorit (CaF2)               21

     5         Apatit (Ca5(PO4)3(OH-,Cl-,F-)) 48

      6        Octoclas felspat (KAlSi3O8)          72

      7        Thạch anh (SiO2)              100

      8        Topaz (Al2SiO4(OH-,F-)2)             200

       9       Corundum (Al2O3)          400

      10     Kim cương (C)   1500

Để thử độ cứng, móng tay có thể rạch trên Talc, Canxit(1-2), đồng xu có thể rạch trên đá Canxit(3), Dao con,thuỷ tinh có thể rạch được Apatit (5),thép có thể rạch được Felpat(6). Còn lại đá có độ cứng cao hơn có thể rạch được đá có độ cứng thấp hơn(7-10).Hiện nay có máy thử độ cứng rất tiện lợi

Độ hiếm của đá quý (Rarity)

Để chỉ độ hiếm, viên đá quí chỉ được phát hiện và khai thác một mẫu duy nhất không có viên thứ hai.

Ngoài ra đá quí và bán quí còn mang ý nghĩa tâm linh:

Kim cương Không màu, hồng, vàng, lam, đen, tía              ( ĐC:10)                Sự tinh khiết, tình yêu vĩnh cửu, giàu sang và xa hoa, mạnh mẽ và kiên cường, sự tận tụy, tận tâm hết mình của con người

Ngọc lục bảo(Emeral)     Màu xanh dịu bình thường, màu rực rỡ (7,5)       Hạnh phúc, vận may, sự hồi sinh, sự hi vọng, tình yêu thương; trợ giúp trí nhớ và trí thông minh; tăng sự lương thiện và trung thực, phơi bày sự dối trá và phản bội.

Hồng ngọc(Ruby) Từ hồng nhạt đến đỏ thẫm, màu huyết chim bồ câu     (9)          Tri kỷ, tình yêu nồng thắm, hạnh phúc, biểu tượng của vẻ đẹp; bao bọc cho cơ thể người đeo nó một sức khỏe tốt, một trí tuệ thông sáng, minh mẫn với việc loại bỏ đi những suy nghĩ không tốt; sự khuyến khích, khích lệ động viên, cuộc sống, của nhiệt huyết, trái tim, và sức mạnh.

Saphia   Lam đậm, lam tím, lam vàng        (9)          Chân thành, khát vọng, thanh tao, hy vọng; sự từ tốn, điềm đạm, kiên trì; sự khai sáng cho tâm hồn con người và sự đổi mới từ bên trong

Saphia sao           Lam, đen             (9)          Vận may, chân thành, khát vọng, thanh tao

Ngọc mắt mèo( Chrysoberyl )     Vàng, chanh       8,5          Cao quý, sức khoẻ, vận may

Alexandrite(BeAl2O4)    Xanh đậm, hồng, tím      8,5          Cao quý, trường thọ

Opal(SiO2)          Đen, đỏ, lam,vàng, lục   6              Thiên sứ của vận may, yên vui, thuận hòa, bình an và sắc đẹp

Spinel    Đỏ, tím, lam        8              Tri kỷ và hạnh phúc

Aquamarine       Lam đậm, lam chàm, vàng            7,8          Dũng cảm, hạnh phúc, sáng suốt, tuổi xuân vĩnh hằng, cảm giác bình yên, làm giảm sợ hãi, nỗi đau cũng như sự bất hạnh, sự tự bộc lộ những năng lực còn ấn giấu.

Tourmaline         Hồng, chàm, lam              7,3          Vận may, bình yên, sắc màu tuổi trẻ

Olivine  Vàng, chanh       6,8          Vợ chồng hạnh phúc trăm năm bên nhau; tình cảm nồng thắm, xanh mát, dịu dàng dễ chịu và hòa hợp; sự thành công, hòa bình và may mắn; sự quyến rũ tình yêu, sự điềm tĩnh và kiềm chế

Zircon    Vàng cam, đỏ, không màu            7,3          Thắng lợi, vận may, sáng suốt

Topaz    Vàng cam, đỏ sẫm, không màu  8              Tương ngộ, hữu nghị, đàng hoàng; tình cảm mạnh mẽ, chính xác và hòa đồng, lịch sự và hào hiệp.

Garnet  Đỏ tím, vàng cam, đỏ rực              7,3          Chân thành, hữu ái, đẹp đẽ, sự thật hoàn hảo, chân lý, lẽ phải, niềm tin, sự tin tưởng, những lời hứa bảo đảm, sức mạnh và lòng trung thành tuyệt đối. Ngoài ra, còn là sự bền lòng, tính kiên trì, nhẫn nại

Ametit (thạch anh tím)  Tím sẫm, tím      7              Chân thành, hướng thiện, thanh tao, sung mãn, sự quý phái, dòng máu hoàng tộc, sự lãnh đạm điềm tĩnh, sự ổn định, bền vững, bình thản và lòng hiếu thảo, yêu thương

Đá Mặt Trăng     Trắng sữa, lam nhạt        6              Sự sâu sắc, thông thái sáng suốt, khôn ngoan, uyên thâm trầm tĩnh, đẹp đẽ và sự toàn vẹn, bảo bối của vận may, thần thánh, phú quý và trường thọ

Moldavite(SiO2(+Al2O3))             Đen, sẫm             5,5          Thần tâm linh

Ngọc lam (CuAl6(PO4)4(OH)8•4H2O) Lam, lam xậm, vàng chanh                5,5          Thắng lợi, vận may, hạnh phúc

Thần bí hơn, trong nhiều nền văn hóa người ta tin rằng một số loại ngọc có khả năng chữa các bệnh nhất định[4].

Quan niệm truyền thống

Tháng sinh của ngọc

Đối với một số nền văn hóa, mỗi loại ngọc có thể gắn với bản mệnh con người sinh trong những tháng nhất định:

Tháng 1: Granat (Đá thạch lựu)

Tháng 2: Amethyst (Thạch anh tím)

Tháng 3: Aquamarine (Ngọc xanh biển)

Tháng 4: Diamond (Kim cương)

Tháng 5: Emerald (Ngọc lục bảo)

Tháng 6: Ngọc trai hoặc Orthoclas (Đá Mặt Trăng)

Tháng 7: Ruby (Hồng ngọc)

Tháng 8: Peridot (Olivin)

Tháng 9: Sapphire (Ngọc xa-phia)

Tháng 10: Opan

Tháng 11: Topaz vàng nâu hoặc Citrin

Tháng 12: Ngọc lam hoặc Topaz màu xanh lam.[cần dẫn nguồn]

Mùa sinh của ngọc

Bốn mùa cũng được gắn với tứ quý hàng đầu của các loại ngọc: sức sống mùa xuân là Emerald, cái nóng mùa hè là ánh nắng mặt trời trong Ruby, tĩnh lặng mùa thu là màu xanh biếc

Theo quan điểm của các nhà chế tác và nhà buôn thì tính hiếm của một loại đá là đặc tính cần thiết khi quyết định có phải đá quý hay không, đối với các loại đá, tính hiếm có thường làm tăng giá trị của nó.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về đá quý và đá bán quý để mà bạn đọc có thể sử dụng khi phải lựa chọn một viên đá quý hay một món đồ trang sức cho bản thân và người thân.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác