Giúp trẻ làm bài tập không phải là ý kiến hay

12/27/2014 3:45:12 PM
Cuốn sách “The Broken Compass: Parental Involvement with Children’s Education” (tạm dịch: Định hướng sai lầm: Sự tham gia của phụ huynh vào việc giáo dục trẻ) đã chỉ ra, việc cha mẹ tham gia vào các hoạt động học tập của con cái dù là sắp xếp lại công việc để dành cho con khoảng thời gian picnic ở trường hay chỉ đơn giản là hỗ trợ con làm bài tập… đều không phải là ý kiến hay có thể giúp trẻ trở nên hoàn thiện hơn.

 

 

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp và phân tích dữ liệu trong gần 30 năm để nghiên cứu về sự tham gia của cha mẹ đã ảnh hưởng đến thành tích học tập của con trẻ như thế nào và phát hiện ra rằng, điều này thực sự có thể là yếu tố gây hại đến cơ hội đạt được thành công của trẻ.

 

 

Cha của Javier (cậu bé 8 tuổi, hiện đang học lớp hai) - một người tham gia dự án nghiên cứu thừa nhận: “Trước đây, ngoài việc dành thời gian riêng của mình cho những hoạt động trường lớp của con, tôi còn giúp đỡ cháu làm bài tập mỗi đêm. Đó chủ yếu là các bài tập về Toán học, tập trung vào những phép tính cộng, trừ cơ bản mà thôi. Tất cả cháu đều đã được học, hướng dẫn thực hành trên lớp và chúng hoàn toàn thích hợp với độ tuổi của cháu. Trong khi tôi thấy ở một số quốc gia trên thế giới, nhiều đứa trẻ đã trở thành thần đồng kể từ khi mới ở độ tuổi mẫu giáo. Chính vì thế, tôi đã suy nghĩ lại và thấy rằng, chẳng có lý do gì khiến cháu không thể tự làm bài mỗi đêm được. Tôi không còn giúp đỡ cháu nữa mà chỉ thỉnh thoảng ghé qua để hỏi thăm về tình hình tiếp thu cũng như giải quyết vấn đề của cháu mà thôi”.

 

Có nhiều cách khác nhau có thể giúp con trẻ đạt điểm tốt ở trường. Thế nhưng trên thực tế, nhiều cha mẹ hỗ trợ con làm bài tập một phần vì thấy đó là cơ hội gắn kết tình cảm hai bên. Thành thực mà nói, điều này khiến họ cảm thấy mình như trở thành hình mẫu cha mẹ tốt hơn. Tất nhiên, đây sẽ hoàn toàn không phải là vấn đề xấu nếu họ không nhận được thông báo rằng, sự liên quan của họ đến bài vở của các con, vô tình sẽ có thể khiến con ỷ lại và dần vô trách nhiệm hơn đối với các công việc trong cuộc sống hàng ngày.

 

 

“Một đêm bất chợt, tôi bước vào phòng của con trong giờ làm bài của cháu với một cách tiếp cận khác. Thay vì xắn tay áo lên và ngồi cạnh hỗ trợ cháu làm bài, tôi hỏi cháu có cần đến sự giúp đỡ của tôi không. Ngạc nhiên thay, cháu đã từ chối lời đề nghị và nhắn tôi rằng, cháu sẽ gọi nếu gặp phải vấn đề khó ở đâu đó. Và như vậy là tôi đã tự do - tôi có thời gian để chuẩn bị bữa tối, kiểm tra e-mail hoặc làm một việc gì đó mà trước đây tôi rất ít có điều kiện được làm. Tôi để mặc cho cháu mắc sai lầm và từ từ học hỏi để tiếp thu nhiều hơn. Thời gian này, tôi nghĩ mình đã đúng vì không còn “dán mũi” vào các hoạt động trường lớp của cháu nữa - điều mà tôi nghĩ trước đây cháu cũng không thật sự thích thú” - cha của Javier chia sẻ.

 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc để trẻ tự nguyện và ý thức thực hiện các hoạt động cá nhân của mình, đặc biệt là các hoạt động trên trường lớp sẽ khiến chúng tự tin và tự hào hơn về chính bản thân mình. Mặc dù có thể sẽ có đôi chút lúng túng nhưng chắc chắn chúng sẽ tự biết phải cố gắng thế nào để đạt được điểm số tốt hơn. Sau tất cả, sự thành công mà chúng đạt được sẽ là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao do chính chúng tạo ra cho bản thân mình.

 

An Nguyên – Skcs.vn (Theo Parade)

Các tin khác