Kinh nghiệm giảm áp lực thi cử cho học sinh

7/31/2021 4:13:00 PM
Áp lực thi cử khiến nhiều học sinh bị căng thẳng, stress thậm chí còn ảnh hưởng đến kết quả bài thi. Vậy làm thế nào để giúp các bạn học sinh nhất là những học sinh cuối cấp giảm áp lực thi cử là điều được nhiều phụ huynh quan tâm.

 

Kinh nghiệm giảm áp lực thi cử cho học sinh

Những áp lực trong thời gian thi cử có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý của nhiều em học sinh nếu như gia đình không sớm phát hiện và hỗ trợ các em kịp thời. Khi đó trẻ sẽ gặp tình trạng như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, suy giảm thị lực, hay cau gắt, stress thường xuyên xảy ra, hay gặp phải một số vấn đề như: đau dạ dày, giảm cân, ảnh hưởng thần kinh.

Nhiều em học sinh gặp các vấn đề tâm lý do quá căng thẳng trước mỗi kỳ thi như: trở lên lo lắng, sợ hãi trước mỗi kỳ thi. Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bài thi của các em học sinh. Với tần suất học hành liên tục, thành tích, kiến thức nhiều, áp lực nặng nề, gánh nặng điểm số, không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn khiến nhiều em học sinh đã gặp phải các bệnh về thần kinh, stress và thậm chí là có dấu hiệu của bệnh trầm cảm do quá áp lực.

Nguyên nhân gây nên áp lực cho các bạn học sinh

Nguyên nhân gây nên áp lực cho các bạn học sinh có thể từ chính kỳ vọng của gia đình, ba mẹ hay các thầy cô giáo. Sự kỳ vọng này có thể là điều dễ hiểu nhưng đôi khi sự kỳ vọng quá lớn, quá khắt khe khi các em học sinh chỉ cần có điểm số thấp là sẽ sẽ bị cha mẹ thầy cô la mắng, khiển trách thậm chí có những hình phạt nếu không đạt được kết quả tốt từ đó tạo nên những gánh nặng và áp lực rất lớn lên các em

Sự cạnh tranh trong các kỳ thi kết thúc môn để đạt được điểm số cao hay các kỳ thi đại học nhất là những trường đại học top đầu của cả nước, tỷ lệ chọi càng cao khiến nhiều em học sinh càng trở lên căng thẳng, áp lực thi cử hơn.

Hay như nhiều bạn học sinh đặt vào kỳ vọn bản thân quá cao vô tình tạo gánh nặng lên bản thân các em và là nguyên nhân của áp lực thi cử. Bên cạnh đó, nhiều người còn quan niệm đại học là con đường duy nhất để thay đổi cuộc sống sau này, tương lai sẽ tươi sáng hơn. Nhưng chính vì điều này lại càng gây sức ép, tạo áp lực thi cử. Các áp lực chồng chất cộng với tần suất học hành liên tục, thành tích, kiến thức nhiều làm cho các em dễ rơi vào trạng thái u uất, muốn tìm một phương án để được giải thoát.

Nhiều học sinh thường xuyên bị chê trách, bị so sánh với những bạn cùng lớp hay nhiều phụ huynh thường xuyên so sánh con nhà mình với “con nhà người ta” khiến các em có tâm lý tự ti và lo lắng dẫn tới việc càng áp lực nhiều hơn trước mỗi kỳ thi diễn ra.

Lượng kiến thức khổng lồ với thời gian ôn tập ngắn cùng với khối lượng bài tập cần phải giải nhiều khiến nhiều bạn học sinh trở nên căng thẳng, tạo cho mình áp lực lớn.

Kinh nghiệm giảm áp lực thi cử cho học sinh

Những dấu hiệu nhận biết các bạn học sinh đang bị áp lực thi cử

Áp lực thi cử nếu không được giúp đỡ kịp thời, có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của nhiều bạn học sinh, sinh viên. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình cho thấy các bạn học sinh đang gặp áp lực thi cử, học hành:

+ Lơ là chuyện học tập

+ Nhiều học sinh cảm thấy ngại đi học ngại đến trường

+ Mỗi khi mở sách ra để học là cảm thấy có áp lực hoặc cảm thấy đau đầu

+ Ngại giai tiếp với mọi người xung quanh, sống khép kính, thích ở một mình trong phòng, khép nép khi thấy mọi người nói chuyện về thi cử, học tập

+ Rất dễ cáu giận vô cớ, rối loạn cảm xúc, quát mắng không rõ nguyên nhân nhất là các vấn đề liên quan đến thi cử, điểm số, kết quả học tập.

+ Khi ngủ hay nằm mơ, hay giật mình, thiếu ngủ

+ Nhiều em cảm thấy ăn uống không ngon, ăn không đúng bữa, thậm chí bỏ ăn bởi lo lắng, căng thẳng

+ Có những hành vi bất thường như như la hét, dễ khóc, cáu giận vô cớ,…

+ Thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, kém tập trung, thường ngủ gật trong lớp thậm chí là mất ngủ.

+ Việc học hành bị sa sút, đạt kết quả kiểm tra điểm thấp, không làm được bài

+ Nhiều bạn học sinh gặp khó khăn trong việc tập trung, hay quên, giảm trí nhớ

Kinh nghiệm giúp vượt áp lực thi cử cho học sinh

Giảm thiểu mệt mỏi, chán nản trước mùa thi

Nhiều bạn học sinh trước khi thi cử đều xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán nản và căng thẳng, lo âu bởi lượng kiến thức nhiều, áp lực nặng nề, gánh nặng điểm số,không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn dẫn tới khá nhiều hệ quả làm ảnh hưởng tới kết quả thi của bạn.

Để giảm áp lực thi cử, giảm thiểu căng thẳng trước mùa thi hãy làm là thả lỏng tinh thần, tuyệt đối không được lo lắng hay hoài nghi về năng lực của bản thân, đừng yêu cầu quá cao đối với bản thân, tự tin vào chính bản thân của mình, không lo sợ bạn bè vượt qua thành tích của mình.

Cha mẹ không nên lo lắng

Trước ngày diễn ra kỳ kiểm tra, kỳ thi không chỉ có học sinh lo lắng mà hầu hết cha mẹ của các em cũng căng thẳng, lo lắng theo. Nhưng chính sự căng thẳng và lo lắng của các bậc phụ huynh vô tình cũng gây nên áp lực không nhỏ dành cho các bạn học sinh.

Do đó, trong giai đoạn này các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tỏ ra lo lắng, căng thẳng hay thiếu tự tin, mà chỉ cần cố gắng làm tốt công việc của mình và tranh thủ động viên các bạn học sinh, giúp con thư giãn tinh thần, không tạo áp lực cho con trẻ.

Cha mẹ cần động viên con cái

Các bậc cha mẹ càng cần động viên con cái nhiều hơn để đảm bảo con giữ tinh thần thi tốt nhất, điều này là rất quan trọng đối với các bạn học sinh. Chính sự ủng hộ tinh thần của gia đình lại trở thành nguồn động lực lớn nhất đối với các thí sinh, giảm thiểu những áp lực căng thẳng trước mỗi kỳ thi.

Chia sẻ áp lực với người thân, thầy cô

Việc trao đổi hay chia sẻ những lo lắng, áp lực thi cử hay những khúc mắc trong các kiến thức chưa lắm rõ sẽ phần nào giúp tinh thần thoải mái hơn. Bên cạnh đó, những người xung quanh sẽ giúp các em có được những lời khuyên tốt hơn để có thể vượt qua những áp lực của các kỳ thi sắp diễn ra.

Điều chỉnh tâm sinh lý và tư duy

Cần điều chỉnh tâm sinh lý bản thân luôn trong tình trạng tốt nhất, trong đó bạn phải đảm bảo có được một giấc ngủ tốt, ngủ đủ giấc, trong đó buổi trưa phải ngủ đủ 40 phút, ăn uống đúng giờ, đủ chất.

Phân bổ thời gian ôn luyện khoa học

Để đạt được điểm cao cũng như nắm chắc được các kiến thức quan trọng, các học sinh cần phân bổ thời gian ôn luyện khoa học. Tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra căng thẳng, nên các trường lớp vẫn chưa thể cho học sinh đến trường để học cũng như ôn luyện, củng cố kiến thức trước khi bước vào kỳ thi quan trọng, các trường tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh tại nhà qua các ứng dụng.

Đối với những môn quan trọng như tiếng anh, các bạn học sinh cần dành ít nhất 1-2 tiếng/ngày vào các buổi sáng hoặc buổi chiều, tối để học các từ mới, cấu trúc ngữ pháp, cụm từ, luyện nói. Việc học từ mới, cấu trúc ngữ pháp, cụm từ, luyện nói sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại toàn bộ các kiến thức đã học trong thời gian qua.

Đối với các môn quan trọng còn lại như toán, văn, vật lý, hóa học nên dành 1-2 tiếng để ôn lại kiến thức, làm bài tập từ đó sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức được tốt hơn, làm bài thi được điểm cao hơn, hạn chế được những áp lực, căng thẳng lo lắng.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là một yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt nhất cho các em học sinh. Tuyệt đối không để cơ thể bị mất ngủ hay thiếu ngủ quá nhiều. Các bạn học sinh hãy lựa chọn tập thể dục đều đặn mỗi sáng để có sức khỏe tốt, đủ năng lượng, sự tỉnh táo cho việc học hành. Khi bản thân mất ngủ hay thiếu ngủ trầm trọng làm cơ thể kiệt sức khiến cho tâm lý, sức khỏe làm ảnh hưởng đến việc bạn làm bài thi, bài kiểm tra. Việc ngủ đủ giấc mang lại cho bạn tinh thần tốt khi học, tập trung học hiệu quả hơn, nhớ lâu hơn.

Thư giãn hợp lý

Để giảm thiểu những căng thẳng, áp lực thi cử các bạn học sinh hãy tạo một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho bản thân. Có thể tham gia chơi các bộ môn thể thao vừa tốt cho sức khỏe lại thư giãn tinh thần như chạy bộ, đánh cầu lông, đá bóng, bơi lộ, hay nghe một bản nhạc mình thích, đến khu vui chơi giải trí, hay đơn giản là đi dạo dưới công viên,dưới dân nhà sẽ phần nào giúp giải tỏa căng thẳng.

Luyện tập hơi thở để giảm căng thẳng

Có thể thực hiện những động tác thiền, yoga. Hơi thở đều đặn sẽ phần nào giúp tinh thần các em trở nên thoải mái, giảm bớt căng thẳng hơn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm thi vấn đáp online đạt kết quả cao

Bật mí kinh nghiệm làm bài tập online hiệu quả

+ Kinh nghiệm phá bẫy trong các bài thi trắc nghiệm

+ Bật mí kinh nghiệm làm bài tập online hiệu quả

+ Bật mí cách học thuộc văn nhanh vô cùng hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác