Kinh nghiệm lái xe ô tô trên những cung đường phức tạp

9/27/2018 11:59:27 AM
Tài xế khi lái xe sẽ gặp phải những điều kiện bất lợi như hay băng qua khu vực sạt lở,… đòi hỏi người tài xế phải làm chủ tay lái, hiểu rõ chiếc xe mình sử dụng để khi gặp những cung đường phức tạp vẫn có thể điều kiển xe vượt qua. 

 

Tài xế khi lái xe sẽ gặp phải những điều kiện bất lợi như hay băng qua khu vực sạt lở,… đòi hỏi người tài xế phải làm chủ tay lái, hiểu rõ chiếc xe mình sử dụng để khi gặp những cung đường phức tạp vẫn có thể điều kiển xe vượt qua. Dưới đây là kinh nghiệm lái xe qua những cung đường phức tạp được các chuyên gia kỹ thuật chia sẻ bí quyết.

Tìm hiểu hệ thống của xe

Di chuyển qua những cung đường phức tạp đừng chấp nhận rủi ro nếu bạn không chắc chắn. Hãy tìm hiểu các các thông số xe, chiều rộng, chiều cao, công suất, lực kéo và tất cả các hệ thống hỗ trợ để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Công cụ và phụ kiện:

Các chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo nên trang bị cho xe ô tô lốp Lốp xe dành cho mọi địa hình, lốp dự phòng, máy đo áp suất lốp, , dụng cụ tháo hơi xe và bơm xe điện tử, bình cứu hỏa, dụng cụ y tế, dụng cụ tời xe, móc kéo, dây kéo xe, bộ đàm, đèn pin, dụng cụ đa năng khi  lái xe trên cung đường phức tạp có điều kiện khắc nghiệt.

Sử dụng xe ô tô có hệ dẫn động bốn bánh

Trong điều kiện địa hình phức tạp và khắc nghiệt, đường trơn trượt, đường đá răm những chiếc xe ô tô bán tải  được trang bị đầy đủ sẽ vận hành ở chế độ dẫn động hai bánh trong hầu hết các điều kiện đường lái xe thông thường nhưng vẫn có khả năng dẫn động bốn bánh. Hệ thống dẫn động bốn bánh giúp tăng lực kéo bằng cách truyền công suất của động cơ đến cả bốn bánh

Tài xế có thể lựa chọn các hệ dẫn động sau cho các loại đường phù hợp giúp người lái an toàn hơn:

Hai bánh cao (2H): Khi lái xe trên đường phố, đường cao tốc.

Bốn bánh cao (4H): Khi lái trên đường phức tạp, đường trơn tượt bởi chế độ này giúp xe thêm lực kéo.

Số không (Số N): Chỉ sử dụng chế độ này khi kéo xe.

Bốn bánh thấp (4L): Chế độ này được sử dụng khi đang lái xe trên địa hình cát lún, bùn lầy hoặc xe leo đồi, xuống đồi khi địa hình có độ dốc cao.

Luôn cầm vô năng đúng cách

Khi lái xe đặt tay tay ở vị trí 3h và 9h trên vô lăng hoặc 2h và 10h tùy thuộc vào thói quen. Hãy giữ vô năng chắc chắn, luôn để ngón cái hướng lên trên.

Điều chỉnh ghế lái, ngồi đúng tư thế

Trước mỗi chuyến đi người tài xế cần điều chỉnh ghế lái phù hợp với vóc dánh cơ thể. Ghế không nên quá sát vô lăng. Bạn phải có tầm nhìn bao quát tốt. Chân của bạn phải chạm và đạp được vào chân ga, chân phanh đúng cách. Ngồi đúng tư thế, điều chỉnh gương chiếu hậu trong xe và ngoài xe sao cho chính xác. Luôn luôn thắt dây an toàn khi lái xe sẽ giúp bạn duy trì vị trí ngồi trong khi lái xe qua địa hình dốc, khắc nghiệt.

Di chuyển xe qua vùng nước ngập sâu

Khi đi xe qua cung đường bị nước ngập sâu tài xế hãy đi chậm, tắt điều hòa, hạ cửa kính ô tô. Nếu thấy mực nước không quá sâu hãy lái xe chậm qua không đi nhanh. Khi đi nhanh nước té lên trên xe có thể khiến xe bị chết máy. Di chuyển xe tốc độ tối đa 3km/giờ sau đó tăng dần đến 6 km/giờ khi đã ở trong nước. Khi ra khỏi dòng nước, nhấn phanh nhẹ nhàng để làm khô phanh.

Lái xe trên địa hình không ổn định

 Hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ giúp xe tô vận hành ổn định hơn trên cung đường trơn trượt. Nhiều tài xế đạp ga quá  mạnh khiến bánh xe bị trượt trên địa hình không ổn định khiến xe bị kẹt trong bùn lầy hoặc cán lún. Hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ giúp xe giảm công suất động cơ và tự động kích hoạt phanh trên những bánh bị trượt giúp tài xế dễ dàng lái qua những cung đường trơn trượt, cát lún, bùn lầy.

Ngoài ra, di chuyển động cơ của xe ở số thấp khi qua khu vực bùn lầy càng sâu thì đi số càng thấp cho xe di chuyển liên tục không dừng lại giữa chừng tránh xe bị sa lầy.

Nếu không may xe bị mắc kẹt hãy chậm dãi và cẩn trọng quanh bánh xe để thoát ra khi sa lầy trong bùn, cát lún.

Lái xe trên địa hình ẩm ướt dễ trơn trượt

Di chuyển xe đi chậm và tăng tốc từ từ không quá nhanh. Nếu tăng tốc quá nhanh khiến bánh xe quay trơn và phần mặt lốp tiếp xúc với mặt đất bị trơn và láng. Bật chế độ kiểm soát lực kéo và tắt kiểm soát hành trình.

Hệ thống chống   ABS (bó cứng phanh)  giúp tăng cường sự ổn định cho xe khi dừng xe gấp, nhưng ở địa hình đường khô ráo thì phanh nên được áp dụng sớm hơn. Duy trì khoảng cách an toàn khi di chuyển, đề cao chú ý khi quyết định vượt các xe khác. Đảm bảo kính chắn gió trong tình trạng hoạt động tốt. Đảm bảo lốp xe phải còn tốt, rãnh lốp sâu.

Lái xe trên địa hình có độ dốc lớn

Lái xe trên địa hình có độ dốc lớn lúc này người lái cần đi số thấp và duy trì tốc độ thấp hoặc có thể lái thẳng một mạch lên dốc hoặc xuống dốc. Với những người chưa chắc tay lái nên duy trì tốc độ chậm khi đi lên – xuống dốc lớn.

Khi gần đến đỉnh đốc hãy giảm tốc độ xe dùng đen pha để cảnh báo các phương tiện ngược chiều. Không lùi xe lên dốc hoặc lùi xe xuống dốc khi động cơ tắt hoặc khi về số không (N). Phanh xe có thể bị quá nhiệt khiến bạn mất lái xảy ra tai nạn đáng tiếc, gây nguy hiểm cho phương tiện khác.

Khi lái xe xuống dốc, hướng đầu xe thẳng xuống dưới. Đi số thấp bởi vì động cơ sẽ làm việc cùng với phanh để khiến xe chậm lại và giúp xe trong tầm kiểm soát.

Kiểm tra định mức các dung dịch từ phanh, lốp, hệ thống làm mát đến hộp số. Về số thấp hơn khi đi xuống dốc đứng hoặc dốc dài. Cẩn trọng trên đỉnh dốc vì có thể có chướng ngại trên dốc bên cạnh đó chú ý những biển cáo trên đường sẽ giúp lái xe an toàn hơn.

Di chuyển xe sau khi bị chết máy giữa đường

Khi xe chết máy phanh xe dừng lại, sau đó dùng phanh tay chuyển sang số P và khởi động lại xe.

Nếu xe chết máy khi đang lên dốc, chuyển sang số lùi (R), nhả phanh đỗ và lùi thẳng xuống. Không được quay đầu xe vì nếu dốc đứng đến mức làm xe chết máy, nó cũng sẽ đủ dốc để khiến xe bị lật.

Nếu bạn không thể tiếp tục điều khiển xe lên dốc, lùi thẳng xuống dốc. Không được lùi xuống dốc khi xe ở số 0 (N) và chỉ dùng phanh. Xe có thể bị lăn xuống dốc rất nhanh không thể kiểm soát được.

Nếu xe chết máy khi đang xuống dốc, về số thấp hơn, nhả phanh đỗ và lái thẳng xe xuống dốc. Nếu xe không khởi động lại được sau khi chết máy, dùng phanh đỗ (phanh tay), về số P (đỗ xe) và tắt máy. Rời xe để tìm kiếm sự trợ giúp xung quanh.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn VOV)

Các tin khác