Kỹ năng thuyết trình: những điều lưu ý quan trọng

10/8/2021 5:03:00 PM
Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng giúp ích cho công việc, học tập được tốt hơn. Nhưng để cho một buổi thuyết trình hiệu quả hãy lưu ý những điều lưu ý dưới đây.

 

Kỹ năng thuyết trình: những điều lưu ý quan trọng

Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng giúp ích cho công việc, học tập được tốt hơn. Nhưng để cho một buổi thuyết trình hiệu quả hãy lưu ý những điều lưu ý dưới đây.

Thuyết trình là trình bày một vấn đề nào đó một cách bài bản, hệ thống trước một nhóm người hay nhiều người. Thuyết trình giúp cung cấp cấp thông tin, tri thức cho đối tượng nghe hiểu được, nắm rõ được vấn đề nào đó. Kỹ năng thuyết trình là một trong nhiều kỹ năng giao tiếp cơ bản mà nhiều người nên hiểu và nắm rõ kỹ năng này để phục vụ cho việc học tập, công việc.

Bởi trong cuộc sống cũng như trong học tập sẽ có nhiều lúc chúng ta phải đứng trước đám đông, công chúng để diễn đạt quan điểm của mình về một vấn đề nào đó như: giới thiệu sản phẩm mới, báo cáo kết quả nghiên cứu, kết quả kinh doanh, kêu gọi vốn đầu tư, thuyết trình nhóm làm việc, nhóm học tập,…Bên cạnh chuẩn bị tốt nội dung bài thuyết trình, phong thái tự tin, nội dung người thuyết trình nên nắm rõ những điều lưu ý quan trọng dưới đây:

Những điều cần lưu ý khi thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình: những điều lưu ý quan trọng

Đừng quên hãy chuẩn bị kĩ mở bài

Để buổi thuyết trình thành công đừng quên chuẩn bị kĩ phần mở bài để giúp bạn cảm thấy tự tin, thoải mái hơn. Có thể tìm kiếm sự đồng thuận từ người nghư từ những giây phút đầu tiên của buổi thuyết trình như: mở bài bằng những điều ai cũng biết, những điều liên quan đến khán giả hoặc kinh nghiệm bản thân liên quan đến bài nói chuyện,...

Nội dung súc tích

Thông thường một buổi thuyết trình sẽ giới hạn về thời gian, do đó hãy đảm bảo bài thuyết truyền ngắn ngọn, dễ hiểu. Trong các buổi thuyết trình có thể cô đọng nội dung bằng những câu hỏi như: nó là cái gì, tại sao nó quan trọng, thực hiện điều đó bằng cách nào?,…

Hình tượng hóa con số

Buổi thuyết trình hiệu quả hơn chính là nên sử dụng hình tượng hóa con số, việc sử dụng các con số không chỉ giúp người nghe hiểu được rõ hơn vấn đề, hình dung dễ hơn mà còn giúp nội dung của chúng ta sẽ thuyết phục hơn. Trong bài thuyết trình thay vì sử dụng từ “bền lâu", hãy mô tả nó theo cách định lượng: “bền 19 năm”, dùng từ “rất nhanh", hãy dùng “máy khởi động chỉ trong 1 phút” sẽ giúp người lắng nghe hiểu hơn.

Truyền tải thông điệp chính

Trong một buổi thuyết trình, người thuyết trình thường sẽ muốn nói rất nhiều thứ, truyền tải nhiều thông điệp cho người lắng nghe. Nhưng để đảm bảo sự hiệu quả của truyền đạt người thuyết trình hãy chọn một và chỉ một thông điệp chính xuyên suốt trong buổi thuyết trình

Từ thông điệp chính đó người thuyết trình có thể triển khai nhiều thông điệp nhỏ, nhưng phải đảm bảo những ý phụ luôn thống nhất với ý chính, cùng nội dung đã đề ra.

Áp dụng công thức DEFEAT

Khi cần sử dụng lý lẽ, nhận định cũng như quan điểm của mình để thuyết phục người nghe về một ý tưởng mới có thể kiểm tra logic của mình bằng công thức DEFEAT. Đảm bảo ý tưởng mới bằng công thức:

+Demonstration: minh hoạ

+ Example: đưa ra ví dụ tương tự

+ Facts: sự thật, Exhibits: sự biểu lộ

+ Analogies: giải thích bằng điểm tương đồng

+ Testimonials: minh chứng bằng người thật việc thật

+ Statistic: biểu đạt bằng thống kê, con số.

File trình chiếu

Khi ngồi nghe trong một buổi thuyết trình khá nhiều người bị những yếu tố khác làm mất tập trung. Do đó, nếu muốn người nghe để ý đến nội dung bạn diễn đạt thì slide cần đơn giản và ngược lại.

Những slide càng đơn giản, càng tác động mạnh đối với người nghe. Trên slide của mình nên sử dụng những hình ảnh đẹp, chất lượng cao, nội dung dễ hiểu nhằm thu hút sự chú ý của khán giả

Đừng quên yếu tố cảm xúc trong buổi thuyết trình

Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp cho buổi thuyết trình thành công hơn, gần gũi hơn. Cảm xúc giúp tạo tác động trực tiếp tới cảm xúc của người nghe bằng lòng nhiệt thành, sự đam mê và tinh thần tích cực của chính bản thân mình.

Có thể kể một số câu chuyện đầy cảm xúc và khi được dẫn dắt tốt sẽ khiến khán giả nhập tâm hoàn toàn vào thông điệp, từ đó truyền cảm hứng mạnh mẽ để giúp người nói dễ dàng kêu gọi hành động hơn.

Tạo mối liên kết với người nghe

Để có được một buổi thuyết trình có hiệu quả chính là cần tạo được mối lien kết giữa người thuyết tình với người ngghe. Để tạo được mối liên kết này hãy cho họ thấy niềm đam mê, sự nhiệt huyết chân thành của mình cùng với sử dụng nụ cười, ánh nắng để kết nối.

Khi mỉm cười và nhìn vào mắt ai đó, chúng ta sẽ thu hút sự tập trung của họ vào bạn và điều bạn đang nói. Hành động này cũng khiến bạn giảm đi sự lo lắng vì nó tạo cảm giác như bạn đang thuyết trình cho một người, chứ không phải cả một đám đông lớn, tạo hứng thú hơn.

Ghi nhớ công thức 10-20-30 khi chuẩn bị tài liệu thuyết trình

Các trang trình chiếu trên máy tính (slide) nên được chuẩn bị như sau

+ Không nên chuẩn bị quá 10 slides

+ Không dài quá 20 phút

+ Sử dụng khổ chữ từ size 30 trở lên để khán giả buổi thuyết trình có thể đọc được nội dung.

+ Chuẩn bị các tài liệu trình chiếu hỗ trợ cho người thuyết trình bằng những mảnh giấy nhắc nhỏ vừa lòng bàn tay để phòng khi “quên bài” trong lúc thuyết trình.

Tập trung vào điều khán giả cần biết

Khi chuẩn bị bài thuyết trình hãy chú ý đến vấn đề mà khán giả cần biết hoặc muốn biết, chứ không phải điều bạn có thể trình bày.

Khi thuyết trình cần duy trì tập trung và hồi đáp những phản ứng của khán giả, trình bày sao cho dễ hiểu nhất.

Đừng quên giọng nói

Giọng nói là yếu tố ít gây ảnh hưởng nhất nhưng cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Một giọng nói rõ ràng, truyền cảm sẽ khiến người nghe dễ tiếp nhận hơn, hãy nhấn nhá và điều chỉnh tốc độ nói cùng âm vực của bạn ở những điểm quan trọng mà khán giả cần ghi nhớ.

Kỹ năng thuyết trình: những điều lưu ý quan trọng

Thư giãn, hít thở sâu và tận hưởng

Đối với một số người khi đứng trước đông người thường cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, lo lắng từ đó khiến cho tốc độ nói và âm vực nói của bạn cũng thay đổi khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc nhấn trọng âm cũng như diễn đạt. Do vậy hãy hít thở sâu, thật đều và chậm rãi, duy trì nhịp thở đều đặn trong buổi thuyết trình.

Biết từ chối khéo léo

Đối với một số câu hỏi trong buổi thuyết trình bạn nên từ chối trả lời một số điều mang tính chất “kiêng kỵ” trong lần gặp đầu tiên hay ở hội thảo đông người. Nên biết cách “lái” những câu hỏi này, hoặc từ chối nhẹ nhàng, lịch sự.

Tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng là một “phương tiện” giúp truyền tải hiệu quả các thông điệp của bạn đến người nghe trong buổi thuyết trình

Khi thuyết trình, hãy thể hiện mình một con người cởi mở và tự tin, nên di chuyển chậm rãi quanh sân khấu và giữa người nghe để gia tăng sự tương tác với người nghe. Đừng lên đứng yên một chỗ hay khoanh tay trước ngực, vòng tay sau lưng hoặc cho tay vào túi vì những hành động này vô tình “tố giác” bạn là một người bảo thủ, rụt rè và thiếu tự tin vào phần thuyết trình của mình.

Một số sai lầm cần tránh khi thuyết trình

+ Lạm dụng slide trong buổi thuyết trình

+ Tác phong, tư thế không đàng hoàng, ăn mặc luộm thuộm, quần áo không gọn ngàng, nhàu nhĩ

+ Nội dung buổi thuyết trình rối rắm

+ Không truyền cảm hứng cho khán giả

+ Thông điệp truyền tải trong buổi thuyết trình không hướng vào khán giả

+ Thiếu năng lượng

+ Không tạo được không khí phấn khích

+ Lẩn tránh ánh mắt của khán giả

+ Nói dông dài, nói nhiều

+ Đứng yên như pho tượng, không sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Hi  vọng những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp cho các bạn có được buổi thuyết trình hiệu quả, thành công.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+Những nguyên tắc cần nhớ khi học nhóm để có kết quả học tập tốt

Kinh nghiệm học nhóm đạt hiệu quả tốt nhất

Nhớ 3000 từ tiếng anh dễ dàng nhờ thơ của GS Ngô Bảo Châu

Kinh nghiệm chống gian lận khi thi trực tuyến

Những bí quyết hay giúp học môn văn hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác