Kỹ thuật chăm sóc Đà điểu con bạn cần nắm rõ

7/11/2018 2:49:00 PM
Hiện nay nhiều người muốn nuôi Đà điểu bởi nó mang lại nhiều lợi nhuận. Mặc dù là loài có sức sống vô cùng mãnh liệt, hệ miễn dịch phát triển rất cao, thức ăn đơn giản. Những đối với những ai muốn nuôi tại các trang trại thì cần tuân theo một số các kỹ thuật dưới đây.     

 

Hiện nay nhiều người muốn nuôi Đà điểu bởi nó mang lại nhiều lợi nhuận. Mặc dù là loài có sức sống vô cùng mãnh liệt, hệ miễn dịch phát triển rất cao, thức ăn đơn giản. Những đối với những ai muốn nuôi tại các trang trại thì cần tuân theo một số các kỹ thuật dưới đây.     

 Giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi (Đà điểu con)

Chuồng nuôi:

Cần lựa chọn chuồng nuôi có ánh sáng mặt trời, thoát nước tốt, thoáng khí, mặt bằng khô ráo, không gian yên tĩnh. Chuồng nuôi Đà điểu con theo quy định phải lớn hơn 50 m để Đà điểu con có thể chảy nhạy theo bản năng tự nhiên.

Từ 1-2 tuần cần phải lót thảm hoặc đệm vững chắc để đảm bảo đà điểu con đi lại vững chắc, không bị ngã, giữ ấm được phần bụng, đám bảo cho hệ tiêu hóa của đà điểu non khỏe mạnh.

 Lưu ý: Nên nhặt sạch các vật thể lạ như mảnh chai, mảnh sành, mảnh thủy tinh, mảnh sắt, các vật cứng nhọn khỏi chuồng nuôi bởi vì đà điểu con có thể nuốt bất cứ thứ gì vào bụng

Nhiệt độ và độ ẩm

Do các bộ phận và cơ quan chưa phát triển đầy đủ người nuôi cần phải giữ nhiệt chuồng nuôi nhiệt độ ổn định khoảng 30-33 độ C bằng cách thắp bóng đèn sợi đốt bên trong chuồng nuôi.

Quy mô đàn

Đà điểu là loài động vật sống theo bầy đàn nên cần bố trí số lượng phù hợp để tiện quan sát, theo dõi, chăm sóc. Số lượng Đà điểu con trong chuồng khoảng từ 25-30 con là phù hợp nhất.

Ánh sáng

Điều kiện áng sang rất quan trọng trong 2 ngày đầu sau khi Đà điểu con nở vậy nên người nuôi cần phải thắp điện 24/24 sau đó giảm dần xuống.

Tụ khí và thoáng khí

Đà điểu non cần được nuôi trong chuồng nhưng vào những ngày độ ẩm không khí cao, hoặc những chuồng úm có độ thông thoáng kém thì các khí độc hại sẽ tích tụ, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Đà điểu non, vì vậy cần phải mở cửa chuồng úm để thông thoáng và trao đổi khí với môi trường bên ngoài, thắp bóng điện cho nhiệt độ chuồng cao, vào mùa hè nên mở cửa chuồng thường xuyên vào ban ngày, vào mùa đông cần bật hệ thống sấy và có quạt lưu thông chuồng úm.

Chế độ dinh dưỡng

Đối với giai đoạn Đà điểu còn non nên thức ăn chủ yếu là cám viên, các loại rau mềm thái nhỏ, rau xanh, cỏ.

Máng ăn và máng uống

Nên chọn máng ăn và máng uống cho Đà điểu non bằng nhựa hoặc cao su, bằng sành tránh dùng các loại có hình dạng góc cạnh, sắc nhọn, trơn trượt bởi những loại này dễ làm tổn thương tới chân Đà điểu con. Cần vệ sinh hang ngày máng ăn và máng uống, tránh các thức ăn còn thừa, chất bẩn tích tụ tạo thành mầm bệnh cho Đà điểu con.

Kỹ thật chăm sóc và con Đà điểu con ăn

Đà điểu non mới nở thường ngủ dưới bóng đèn sưởi, bắt đầu từ ngày thứ 3 mới bắt đầu mổ thức ăn

Đà điểu con có thể mổ bất cứ thứ gì mà chúng thấy dẫn đến tắc ruột và chết, vì vậy cần dọn dẹp sạch sẽ chuồng. Để đảm bảo tốt cho đường tiêu hóa cần cho đà điểu con ăn cám viên và rau xanh thái nhỏ.

Chú ý đà điểu 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày, 31-60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày, 60-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ ngày.

Phòng bệnh cho Đà điểu con:

 Do còn nhỏ nên Đà điểu con có thể mắc một số bệnh như: bệnh đậu, Newcastle, viêm túi lòng đỏ , bệnh tắc đường tiêu hóa,…

Để phòng bệnh người nuôi cần vệ sinh, khử trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng cho đà điểu bằng các loại vitamin, điện giải, đường Glucoza, trách gây sốc cho con vật

Dùng vaccin đậu gà chủng qua da cánh liều lượng bằng 1.5 liều gia cầm

Phòng hai lân bằng vacxin Lasota nhỏ vào mũ, lần 1 vào lúc 7 ngày tuổi và lần hai vào lúc 21 ngày tuổi. Liều bằng 1,5 lần liều phòng cho gà.

 Đà điểu sơ sinh nên bôi cồn Iod vào rốn.Giữ ấm cho đà điểu nhất là vùng bụng để hấp thu lòng đỏ tốt.

Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)

Các tin khác