Làm sao để giúp con bạn khắc phục tính nhút nhát

3/25/2016 10:51:52 AM
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có những khoảnh khắc cảm thấy nhút nhát và xấu hổ, tuy nhiên. Bạn nên để con mình tiếp tục giữ tính cách như vậy, hay nên giúp bé thoát ra khỏi tình trạng này và trở nên mạnh dạn hơn?

 

Cha mẹ hãy cùng con trẻ khắc phục tính nhút nhát vốn có và hình thành thói quen đương đầu với thử thách tốt hơn.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có những khoảnh khắc cảm thấy nhút nhát và xấu hổ, tuy nhiên, một vài bé lại đặc biệt nhút nhát. Bạn nên để con mình tiếp tục giữ tính cách như vậy, hay nên giúp bé thoát ra khỏi tình trạng này và trở nên mạnh dạn hơn?

Theo tiến sỹ Christopher Kearney, chuyên gia tâm lý học Trường ĐH Nevada, Las Vegas, Mỹ, cha mẹ có thể lựa chọn cả hai cách. Ông Kearney cho biết: Trẻ nhút nhát có thể không trở thành những công dân nổi bật trong xã hội, nhưng bạn vẫn có thể giúp con mình học cách giải quyết những vấn đề xã hội và xây dựng các mối quan hệ mà không gặp phải vấn đề gì.

Vậy như thế nào là quá nhút nhát?

Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng bởi nhìn chung, chẳng có vấn đề gì khi con bạn có tính cách nhút nhát cả. Những đứa trẻ có tính cách này thường là những người biết lắng nghe và ít gặp các vấn đề ở trường học. Nhút nhát chỉ trở thành vấn đề khi đứa trẻ luôn luôn như vậy ở mọi lúc mọi nơi, hoặc điều đó làm cho con bạn không hạnh phúc. Bạn có thể cần đến lời khuyên của chuyên gia khi con bạn có các biểu hiện như:

Không muốn đến trường.

Gặp vấn đề trong việc kết bạn.

- Khó chịu khi phải đi dự tiệc sinh nhật hoặc tham gia thể thao tập thể,

- Lo lắng về việc mình quá nhút nhát.

Trẻ không muốn đến trường là một trong những biểu hiện của sự nhút nhát.

Điều gì tạo nên tính nhút nhát?

Nhút nhát thường khá phổ biến. Khoảng 20% đến 40% chúng ta đều có tính bẽn lẽn, e thẹn trong tính cách.

Hầu hết các bé nhút nhát vì sinh ra đã như vậy, mặc dù cũng có một vài trường hợp do gặp phải những ảnh hưởng không tốt về tâm lý. Tính nhút nhát của con bạn có đột nhiên xuất hiện hay không? Nếu có, cần phải có một nguyên do nào đó, và bạn cần giúp con bạn vượt qua vấn đề này.

Quan tâm đến tính nhút nhát của trẻ

Trẻ nhút nhát thường có một số đặc điểm chung. Chúng thường có tính cách độc lập, hay suy nghĩ và biết cảm thông, nhưng lại không thường thích những điều mới lạ. Trẻ nhút nhát thường cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với hoàn cảnh mới. Chúng cũng muốn trở nên hòa nhập hơn, nhưng lại tránh tiếp xúc với người khác vì sợ mình không biết cách.

Việc trẻ tiếp cận với hoàn cảnh bằng nhịp độ của chính chúng mà không phải theo cha mẹ là rất quan trọng. Khi bạn nhận thấy những biểu hiện tự nhiên này, bạn nên cùng trẻ giải quyết vấn đề chứ không phải tìm cách phản ứng lại.

Các cách khắc phục tính nhút nhát ở trẻ

Dạy con cách tham gia vào cuộc trò chuyện.

Giúp con bạn tiếp cận với một nhóm bạn cùng tuổi và lắng nghe, cho phép tất cả mọi người có thời gian làm quen với nhau. Dạy chúng các tìm ra những điểm mấu chốt trong cuộc chuyện trò để tham gia với nhau, những điểm này có thể được chuẩn bị trước, ví dụ như về sở thích: “Tớ cũng thích thuyền”, “Tớ cũng thích kẹo”, “Tớ cũng thích màu đỏ” chẳng hạn.

Dạy con cách tham gia vào các cuộc trò chuyện.

Rèn luyện sự tự tin.

Hãy gợi nhớ cho con bạn về một khoảnh khắc khi bé được đưa vào môi trường mới và làm quen với nó như thế nào. Ví du khi đưa con tới một bữa tiệc sinh nhật chẳng hạn, bạn hãy kể về một bữa tiệc sinh nhật mà trước đó bạn đã tới và nhắc bé nhớ rằng bé đã vui vẻ với các bạn khác như thế nào.

Hãy giúp trẻ vượt qua những thử thách bằng chính bản thân mình, điều đó sẽ khiến cho trẻ muốn làm điều đó một lần nữa.

Luyện tập kỹ năng xã hội

Hãy cho con bạn cơ hội để luyện tập các kỹ năng xã hội bất cứ khi nào có thể. Ở nơi mua hàng, hãy để con bạn đưa tiền cho người bán hàng. Trong bữa ăn, để bé tự sắp xếp bữa ăn của mình. Mời bạn của con đến chơi để bé có thể luyện tập thêm các kỹ năng với bạn mình.

Động viên, khích lệ

Khen ngợi hoặc thưởng cho bé yêu của bạn từ những hành động nhỏ nhất, như là nói “xin chào” hoặc vẫy tay. Nếu bé không phản ứng khi gặp người khác, hãy nói với bé và cùng thảo luận về những điều bé nên làm và nên cố gắng trong lần tiếp theo.

Hãy cho con bạn thấy cách bạn chào hỏi, chuyện trò thân thiện với mọi người, giúp trẻ thấy thoải mái hơn khi làm điều tương tự.

Biểu lộ sự cảm thông

Hãy cho con bạn biết rằng bạn có thể thấy bé đang nhút nhát, và chính bạn thỉnh thoảng cũng có cảm giác đó. Chia sẻ những câu chuyện về những lần bạn đã trải qua cảm giác xấu hổ, bẽn lẽn như thế nào.

Là tấm gương cho con bạn

Hãy cho con bạn thấy cách bạn chào hỏi, chuyện trò thân thiện với mọi người, giúp trẻ thấy thoải mái hơn khi làm điều tương tự.

Trên tất cả, hãy thể hiện tình yêu thương dù cho tính cách con bạn như thế nào. Hãy để trẻ luôn biết rằng nhút nhát cũng không phải là điều xấu và cha mẹ luôn luôn chấp nhận những gì thuộc về con mình.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác