Lối thoát nào cho Nga?

12/18/2014 9:44:33 AM
Đồng rúp của Nga vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy sẽ hồi phục trong tương lai gần dù chính phủ của tổng thống Putin đã đưa ra rất nhiều biện pháp kìm hãm mạnh tay. Nếu tình trạng này kéo dài đủ lâu, niềm tin của người dân Nga vào vị tổng thống này sẽ suy giảm đi rất nhiều.

 

 

Trong vài ngày qua Nga đã đưa ra khá nhiều động thái nhằm làm giảm căng thẳng tranh chấp giữa nước này với Ukraine, và đó có thể mới chỉ là sự khởi đầu. Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nếu Nga tiếp tục có những động thái tốt như vậy, họ sẽ có thể được gỡ bỏ lệnh trừng phạt.

 

Phát biểu tại Luân Đôn, ông Kerry cho biết Mỹ và châu Âu sẵn sàng gỡ bỏ lệnh trừng phạt áp dụng lên Nga nếu tổng thống Putin cam kết triển khai các hoạt động ngừng bắn tại biên giới Nga – Ukraina.

 

“Những lệnh trừng phạt này có thể được bãi bỏ trong vài tuần, thậm chí là vài ngày, tùy vào những động thái mà tổng thống Putin thực hiện. Lệnh trừng phạt chỉ được đưa ra để bình ổn tình hình quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ giữa các quốc gia”, ông cho biết. Trên thực tế, Nga hoàn toàn có thể tự gỡ bỏ các lệnh trừng phạt này bất cứ lúc nào bằng cách tuân thủ các nguyên tắc quốc tế.

 

 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga có thể được gỡ bỏ chỉ trong vài ngày nếu Nga chịu hơp tác.

 

Cuộc khủng hoảng tiền tệ đang leo thang tại Nga đang làm lung lay dữ dội nền tảng mà tổng thống Putin hứa hẹn và nhắm đến: bình ổn và phát triển tài chính cho đất nước. Hơn nữa ông cũng đang phải đau đầu với căng thẳng chính trị giữa Nga và các nước phương Tây (được đánh giá là căng thẳng nhất từ thời Chiến tranh lạnh). Tổng thống Putin nhận được sự ủng hộ từ hợn 80% người dân Nga từ khi lấy lại được bán đảo Crimea vào tháng 3 và cho đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy người dân sẽ quay lưng lại với ông – không một cuộc biểu tình, không có cảnh chen lấn mua đồ ăn... Tuy vậy, nếu kinh tế tiếp tục leo thang dẫn đến việc đời sống người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn, chắc chắn sẽ có sự phản kháng.

 

 

Niềm tin người dân Nga giành cho tổng thống Putin sẽ “chết” nếu bất ổn tài chính vẫn tiếp tục.

 

Lev Gudkov – giám đốc trung tâm Levada Center chuyên nghiên cứu về các cuộc bỏ phiếu, cho biết qua điện thoại rằng “Lượng người  ủng hộ tổng thống Putin sẽ biến mất sau một đến một năm rưỡi nữa nếu tình hình không diễn biến khả quan hơn.  Ta có thể sẽ nhận thấy sự không hài lòng của người dân Nga với tổng thống Putin trong mùa xuân tới.”

 

Có lẽ tổng thống Putin nên rút ra kinh nghiệm từ những người tiền nhiệm của mình. Tổng thống Boris Yeltsin đã từ chức sau khi một cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát. Trước đó, lãnh đạo Liên Xô cuối cùng - ông Mikhail Gorbachev cũng mất hết quyền lực khi nền kinh tế Nga lúc bấy giờ sụp đổ.

 

Nếu bây giờ Nga chịu tuân thủ các quy tắc mà Mỹ và châu Âu đề ra, tổng thống Putin có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ “mất mặt” ngay với người dân của mình nhưng nếu ông không làm vậy, Nga có thể sẽ mất tất cả. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng tuy trừng phạt kinh tế có thể khiến Nga “phục tùng” nhưng cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu Nga phản kháng lại trong tuyệt vọng bằng chiến tranh.

 

Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)

Các tin khác