Môi trường sống, yếu tố nào đang đe dọa đến sự tồn tại của bạch tuộc?

8/25/2018 10:02:32 AM
Bạch tuộc là bậc thầy phù thủy của đại dương hay chúng còn được mệnh danh là rồng đổi màu của đại dương. Chúng có khả năng biến đổi màu sắc cơ thể để thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh dễ lẩn trốn kẻ thù hoặc để ngụy trang khi săn mồi.

 

Môi trường sống của bạch tuộc

Bạch tuộc loài động vật không xương sống, có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn. Nhiều người lầm tưởng rằng phần giống như mái vòm ấy lại chính là phần thân của bạch tuộc chứa các cơ quan nội tạng quan trọng. Cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể. Những xúc tua của bạch tuộc có tác dụng như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào, những xúc tua này có thể mọc lại nếu chẳng may bị mất.

Phạm vi phân bố tại các vùng biển nhất là từ Đông Đại Tây Dương kéo dài từ biển Địa Trung Hải và bờ biển phía nam của nước Anh ít nhất là Senegal ở châu Phi. Bạch tuộc cũng xuất hiện tại Azores, quần đảo Canary, và quần đảo Cabo Verde hoặc ở Tây Đại Tây Dương, các vùng biển ôn đới của Thái Bình Dương, từ nam California đến Alaska, phía tây quần đảo Aleutian và Nhật Bản. Chúng thường sinh sống tại những bãi biển nông hay rạng san hô. Thức ăn chủ yếu của bạch tuộc là tôm, các loài thân mềm, tôm hùm và cá thậm chi có thể là cá mập con.

Bạch tuộc là bậc thầy phù thủy của đại dương hay chúng còn được mệnh danh là rồng đổi màu của đại dương. Chúng có khả năng biến đổi màu sắc cơ thể để thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh dễ lẩn trốn kẻ thù hoặc để ngụy trang khi săn mồi.

Khi bạch tuộc bị các loài động vật như cá, ca heo, chim cánh cụt, con người truy đuổi, bạch tuộc sẽ phun ra một loại dịch màu đen để đánh lừa kẻ thù rồi nhanh chóng lẩn mất vào đại dương.

Yếu tố đe dọa đến sự tồn tại của bạch tuộc

Sự đánh bắt quá mức của con ngươi khiến cho bạch tuộc mất môi trường sinh sống

Môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm khi các chất thải từ nhà máy, khí đốt, nhà hàng, khách sạn.

Sự nóng lên toàn cầu tạo ra sự thay đổi môi trường sống của bạch tuộc.

Dân cư phát triển quá nhanh khiến lượng thức ăn như cá, tôm cua bị suy giảm.

Rác thải sinh hoạt từ cuộc sống hàng ngày của con người cũng tác động xấu đến bạch tuộc.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác