Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

8/21/2021 11:10:00 AM
Ngựa bạch hiện là một trong những loài động vật hiếm, có giá trị cao trên thị trường nên được nhiều người nuôi để lấy cao, sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

 

Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Ngựa bạch hiện là một trong những loài động vật hiếm, có giá trị cao trên thị trường nên được nhiều người nuôi để lấy cao, sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, khá nhiều người chưa biết cách phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng nên nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Đặc điểm sinh học của ngựa bạch

Ngựa bạch hay còn được biết đến với tên gọi khác là ngựa bạch tạng, ngựa trắng trội là thuật ngữ được sử dụng chỉ những cá thể ngựa có bộ lông màu trắng tuyền do tương tác của các gen lặn thông qua hiện tượng đột biến.

Ngựa bạch gồm có 3 loại: bạch hồng, bạch kim, bạch nhạn.

Ngựa bạch có nhiều đặc điểm khác so với các các loại ngựa khác, ngựa bạch có toàn thân màu trắng, lỗ tự nhiên mầu hồng. Đặc biệt, một số con ngựa bạch vào lúc 12 giờ chưa có hiện tượng mù màu trong khoảng 30 phút. Để chọn được một con ngựa bạch tốt, con ngựa bạch đó phải có những tiêu chuẩn khắt khe như: có mắt thau đồng, móng trắng, môi trắng hồng, không có đốm đen, buổi tối soi trước bóng đèn thì thấy hai mắt ngựa đỏ rực như than lửa, bộ phận sinh dục, mũi, mõm có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc.

Ngựa bạch chậm lớn hơn so với ngựa thường, tính tình cũng thuần tính và hiền hơn so với nhiều loài ngựa khác nên ít khi xảy ra vấn đề ẩu đả, kể cả vào thời điểm động dục của chúng.

Mặc dù sở hữu giá trị kinh tế cao nhưng cũng rất dễ ăn, chúng ăn tất cả những thứ cây cỏ mà ngựa thường có thể ăn được, thậm chí ăn được cây chuối như lợn, chuối băm trộn lẫn cám nên người nuôi ngựa không cần tốn quá nhiều chi phí cho việc sử dụng thức ăn cho ngựa bạch

So với tất cả các giống ngựa trên thế giới hiện nay thì ngựa bạch là loài cực kỳ quý hiếm, giá thành cao. Bởi thịt và xương của chúng có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh. Mức giá bán của một con ngựa bạch giống bình thường dao động từ 20 đến 25 triệu đồng. Đối với các con ngựa đã trưởng thành thì giá trị rao bán có thể lên đến khoảng 50 đến 70 triệu đồng/con. Cao ngựa bạch còn được bán trên thị trường hiện lên đến trên con số 1 triệu đồng/lạng.

Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Tác dụng của cao ngựa bạch đối với sức khỏe

Cao ngựa bạch từ lâu được xem là vị thuốc quý chỉ xếp sau cao hổ cốt. Cao ngựa bạch chứa nhiều hợp chất quan trọng giúp tham gia vào cấu tạo cuẩ hệ thống xương khớp, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:

+ Cao ngựa bạch còn chống thoái hóa, bảo vệ khớp hiệu quả, lượng lớn acid chondroitin sulfuric trong cao ngựa được xem là thành phần chính của sụn khớp. Thành phần này đóng vai trò giảm thoái hóa, phục hồi khả năng hoạt động của khớp thông qua việc giảm sự bào mòn, tổn thương lên khớp.

+ Cao ngựa bạch có tác dụng tăng sinh xương, chống còi xương bởi trong thành phần của cao ngựa bạch có hàm lượng lớn canxi, keratin, photphat,…những hàm lượng này đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo hệ xương khớp của cơ thể con người từ đó phòng chống tình trạng còi xương của trẻ nhỏ, giúp xương luôn chắc khỏe.

+ Cao ngựa bạch còn có tác dụng điều trị cơ thể suy nhược ở những người mới ốm dậy

+ Cao ngựa bạch có chứa tới 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, mang đến tác dụng tốt trong hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe xương khớp cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương,…

+ Tốt cho người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh

+ Cao ngựa bạch có tác dụng điều trị bệnh táo bón, viêm tá tràng, tiêu chảy, kiết lỵ

+ Có lợi cho trẻ bị vấn đề còi xương, xanh xao, biếng ăn, chậm lớn

Hướng dẫn cách dùng cao ngựa bạch

+ Xắt lát mỏng 100g cao, ngâm trong 1/2 lít rượu 40 độ khoảng 100 ngày cho tan đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ 20 ml.

+ Chỉ cần mỗi ngày dùng 2 lần, thái cao thành miếng cho vào bát nhỏ vào cháo nóng hoặc nước nóng thêm một thìa cà phê mật ong cho dễ ăn.

+ Bên cạnh đó, khi nấu cơm, cho cao ngựa vào bát và đặt trong nồi cơm vào hấp cách thủy 10 -15 phút rồi lấy ăn trước bữa cơm 10 phút.

Chú ý :

+ Nên sử dụng liên tục trong thời gian 2-3 tháng để cao phát huy hiệu quả.

+ Phụ nữ và trẻ em không được dùng cao ngâm rượu.

+ Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

+ Không dùng cao ngựa bạch trong trường hợp mắc các bệnh cấp tính ngoài da, hay bệnh xương khớp do đạm cao như bệnh dời leo, bệnh gút.

+ Khi dùng cao, nên hạn chế đồ ăn tanh, tôm, cua, hải sản,…

Cách chọn mua cao ngựa bạch :

Hiện nay có rất nhiều loại cao xương ngựa không rõ nguồn gốc, không nhãn mác và không có hạn sử dụng. Do đó người dân nên lựa chọn cẩn thận để tránh hậu quả xấu xảy ra khi mua phải cao ngựa bạch nhái, kém chất lượng. Khi lựa chọn cao ngựa bạch hãy lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

+ Cao ngựa bạch thật phải có màu cánh gián (sẫm hay nhạt là do cách nấu của từng cơ sở).

+ Khi mua cao ngựa bạch quan sát bằng mắt thường thấy miếng cao trong suốt thì không phải cao nguyên chất, loại cao có nhiều hạt trắng là do người nấu nghiền bã xương đã nấu trộn vào cao.

+ Bề mặt cao ngựa phải mịn, hơi bóng, cao càng khô độ bóng sẽ giảm

+ Nên mua cao ở địa chỉ uy tín, chất lượng.

Hướng dẫn cách phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Ngựa bạch

+ Toàn thân ngựa bạch có màu trắng hồng hoặc trắng mây, da ngựa bạch trắng hồng.

+ Xung quanh viền mắt có màu hồng, có màu đồng thau, con ngươi của ngựa bạch có màu đỏ hồng, khi ban đêm dùng đèn pin soi mắt có màu đỏ rực. Đôi mắt ngựa bạch như hòn bi

+ 4 móng của ngựa bạch có màu trắng ngà

+ Các bộ phận như mũi, miệng, bộ phận sinh dục có màu hồng nhuận hoặc hồng đổ

Ngựa trắng:

+ Ngựa trắng có vành mắt màu đen

+ Các bộ phận như móng, lỗi mũi, mõm đều là màu đen

+ Ngựa trắng là con ngựa màu xám có lông màu trắng. Màu trắng cũng thay đổi theo tuổi, thường thấy ở ngựa trung niên, hóa ra xám khi già hơn. Khi nhỏ, ngựa có lông xám có màu đậm hơn, khi lớn có màu sáng hơn, trắng hơn, nhưng vẫn giữ màu đen ở chân lông. L

+ Những con ngựa trắng thì không bị quáng gà, còn ngựa bạch thì có. Ngựa trắng vào giờ Ngọ thì nó vẫn ăn uống đi lại bình thường, Ngựa bạch thì đến giờ đó là nó bị quáng gà, chỉ có nằm ăn vạ và nghỉ ngơi, không có đi lại hay ăn uống gì cả.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác