Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị

8/23/2021 11:09:00 AM
Ngựa là một trong những loài động vật khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt nhưng trong quá trình nuôi và chăm sóc do một vài yếu tố nào đó khiến ngựa mắc phải một số bệnh thường gặp như: bệnh đau bụng, co thắt ruột, chướng dạ dày cấp tính,…

 

Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị

Ngựa là một trong những loài động vật khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt nhưng trong quá trình nuôi và chăm sóc do một vài yếu tố nào đó khiến ngựa mắc phải một số bệnh thường gặp như: bệnh đau bụng, co thắt ruột, chướng dạ dày cấp tính,… Dưới đây là cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở ngựa được các chuyên gia mách bảo.

Những bệnh thường gặp ở ngựa

Bệnh co thắt ruột ở ngựa

Bệnh co thắt ruột là một trong những khá thường gặp ở ngựa. Bệnh co thắt ruột do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi ngựa bị co thắt ruột ngựa cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của ngựa.

Nguyên nhân gây bệnh co thắt ruột ở ngựa

Bệnh co thắt ruột do các kích thích bên ngoài gây ra, có thể ngựa bị co thắt ruột bởi một trong những nguyên nhân dưới đây:

+ Thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh chuyển sang nóng và ngược lại

+ Ngựa uống nước quá lạnh, nhất là vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến nước uống của ngựa bị lạnh

+ Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý

+ Ngựa mắc phải các bệnh khác như viêm ruột, ký sinh trùng làm trở ngại đến sinh lý bình thường của đường tiêu hóa.

Triệu chứng nhận biết bệnh co thắt ruột ở ngựa

+ Khi ngựa mắc bệnh co thắt ruột, bệnh phát nhanh, đột ngột sau khi ăn uống từ 1-3 giờ. Khi đó ngựa đau từng cơn, mỗi cơn cách nhau 10-15 phút.

+ Khi áp tai vào bụng ngựa, nghe ở ruột thấy âm to ròn, nhu động ruột tăng

+ Quan sát chất thải của ngựa sẽ thấy lỏng, phân có màu xanh tươi, mỗi lần ngựa đi vệ sinh có nước.

Chẩn đoán

Nếu chẩn đoán đúng và can thiệp kịp thời thì ngựa khỏi sau khoảng 30 phút. Đau từng cơn, mỗi cơn kéo dài 3-5 phút, cơn này cách cơn kia 10-15 phút, nghe ruột thấy âm to (tiếng kêu kim loại) phân có màu xanh.

Điều trị bệnh co thắt ruột ở ngựa

Để di chuyển ngựa ở nơi ấm áp, che chắn xung quanh chuồng tránh để gió lùa vào bên trong chuồng nuôi, xoa bụng ngựa, không cho ngựa lăn lộn, ngừng cho ngựa ăn.

Giữ ngựa yên một chỗ, nhẹ nhàng vuốt ve ngựa để ngựa bình tĩnh, thụt nước ấm vào trực tràng có pha thêm dầu nóng càng tốt. Có thể cho uống ychiol với liều 30g 1 lần. Tiêm novocain 1% với liều 30-4-ml

Chướng dạ dày cấp tính ở ngựa

Nguyên nhân gây chướng dạ dày cấp tính ở ngưa:

+ Ngựa ăn nhiều thức ăn khó tiêu, thức ăn khô, không được cung cấp đủ nước cho ngựa uống

+ Người nuôi cho ăn thức ăn bị mốc, mục hoặc thức ăn lên men, thức ăn bị chua

+ Ngựa ăn xong bắt làm việc ngay không có thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn

+ Thời tiết thay đổi.

Triệu chứng của chướng dạ dày cấp tính

+ Ngựa cảm thấy đau liên tục và dữ dội không phân thành từng cơn.

+ Bụng căng lên so với bình thường

+  Niêm mạc mắt hơi đỏ.

Điều trị chướng dạ dày cấp tính

 Chà xát vùng bụng. Thụt rửa dạ dày. Tiêm pilocacpin cho ngựa là được

Phòng bệnh chướng dạ dày cấp tính ở ngựa

+ Cho ngựa ăn thức ăn có phẩm chất tốt, đảm bảo vệ sinh

+ Cho ngựa uống đủ nước nhất là những ngày trời nắng, cho ngựa uống nước sạch.

+ Sau khi ăn xong phải cho ngựa nghỉ ít nhất 30 phút rồi mới bắt làm việc hay vận động.

+ Trước và sau khi làm việc không nên cho ngựa ăn quá no.

+ Ban đêm cần tạo điều kiện yên tĩnh để ngựa được nghỉ ngơi thoải mái.

Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị

Bệnh tỵ thư ở ngựa

Nguyên nhân:

Bệnh tỵ thư ở ngựa nguyên nhân do vi khuẩn Pseudomonas malli gây ra, lây theo đường hô hấp và qua da.

Triệu chứng:

Ngựa bị ho sốt kéo dài, chảy nước mũi màu vàng xanh có máu. Hốc mũi dần bị lở loét có nhiều cục nhỏ màu vàng. Trên da có nhiều cục nổi lên bằng hạt ngô, đồng xu, loét ra rồi lên sẹo.

Điều trị:

Theo các chuyên gia thú y bệnh tỵ thư là bệnh lây lan mạnh, khó chứa nên cần phát hiện sớm và giết ngựa bị bệnh, tách ngựa bị bệnh khỏi đàn, tránh lây lan sang những con khác trong đàn

Bệnh tiên mao trùng ở ngựa

Nguyên nhân gây bệnh tiên mao trùng ở ngựa:

Nguyên nhân gây bệnh tiên mao trùng ở ngựa do một loại roi trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi ký sinh trùng trong máy gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do ruồi, mòng đốt hút máu từ vật bị bệnh truyền cho vật khỏe.

Triệu chứng ngựa bị bệnh tiên mao trùng:

Thời kỳ bung bệnh khoảng 8-10 ngày. Tiếp đó thân nhiệt của ngựa tăng cao rất nhanh đến 40-41°C.

+ Ngựa ăn kém hoặc bỏ ăn gầy sút nhanh.

+ Niêm mạc sung huyết, chảy nước mắt, nước mũi.

+ Thủy thũng ở hầu, dưới bụng, mí mắt, mép âm hộ.

+ Khi mắc bênh tiên mao trùng ngựa sẽ bị sốt cao trong vòng 2-3 ngày, có khi tới 1 tuần. Sau đó thân nhiệt của ngựa hạ xuống bình thường, đồng thời triệu chứng lâm sáng giảm nhẹ hoặc không còn nữa.

+ Sau đó 2-3 ngày, có lúc 4-5 ngày ngựa lại sốt cao. Cứ sốt từng đợt như vậy kéo dài hàng tháng. Ngựa ngày một gầy sút, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt sau thành hoàng đản (vàng). Ngựa gầy yếu, đi lảo đảo, một thời gian sau thì chết do kiệt sức.

Chẩn đoán:

 Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: số cao từng đợt không theo chu kỳ, niêm mạc nhợt nhạt, thủy thũng ở phẩn mềm.

Phòng và điều trị bệnh tiên mao trùng:

Hàng năm tiêm phòng 2 đợt vào tháng 3-4 và 9-10 bằng naganol hoặc trypamidium. Liều phòng bằng một nửa liều điều trị (theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y).

Bệnh viêm đường hô hấp ở ngựa

Nguyên nhân:

Bệnh viêm đường hô hấp do liên cầu khuẩn gây ra

Triệu chứng:

Ngựa khi mắc bện viêm đường hô hấp ngựa bỏ ăn, sốt, ho, viêm vùng hầu, hạch dưói hàm sưng làm ngựa khó nuốt, khó thở, chảy nhiều dịch mũi. Đôi khi gây phù toàn thân ngựa

Điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở ngựa

Chữa bệnh bằng penicillin. Để chữa phù, dùng dexamethason 2,5 – 5 mg/100 kg thể trọng cho uống hoặc tiêm trong 3 ngày. Cho uống thuốc chống ho và hạn chế tiết dịch ở ngựa. Sau một thời gian điều trị ngựa sẽ khỏi bệnh

Bệnh ghẻ ở ngựa

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở ngựa:

Bệnh do cái ghẻ sống trên vùng da có lông ngắn đào bới da ăn lớp biểu bì gây ra những mụn nước nhỏ. Mụn vỡ đi tróc thành vẩy.

Triệu chứng nhận biết ngựa bị bệnh ghẻ:

Ngựa bị ghẻ luôn luôn ngứa ngáy, đứng không yên, thường cọ sát vùng bị ghẻ vào cây, tường, dóng chuồng.

Điều trị bệnh ghẻ ở ngựa:

Dùng dao cạo để cạo vùng lông bị ghẻ; cạo sạch vẩy, xong bôi dầu maduts có trộn diêm sinh (lưu huỳnh) hoặc bôi dung dịch dipterex 5-6%.

Ngày bôi 2-3 lần cho ngựa, đồng thời phun dung dịch dipterex hoặc dung dịch 666 vào tường, cột, dóng, nền chuồng để diệt cái ghẻ.

 Phòng bệnh ghẻ ở gựa

+ Thường xuyên giữ thân thể ngựa sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên cho ngựa

+ Dọn dẹp chuồng nuôi ngựa sạch sẽ

+ Cách ly với những con bị bệnh.

 + Định kỳ  3 hoặc 6 tháng 1 lần tẩy uế chuồng trại để loại bỏ ký sinh trùng, ghẻ quanh môi trường sống của ngựa

Phòng ngừa các bệh thường gặp ở ngựa

+ Trong quá trình chăm sóc hãy đảm bảo thức ăn của ngựa luôn tươi, sạch, thức ăn không được có lẫn bùn đất, gai góc hay lá độc

+ Thức ăn tinh phải đảm bảo thơm, không bị ẩm mốc, những loại cám, bột ngô nếu đã bị mốc mục tuyệt đối không cho ngựa ăn

+ Các loại củ quả trước khi cho ngựa ăn cần phải rửa sạch đất cát, loại bỏ những củ bị hà hoặc thối.

+ Tuyệt đối không cho ngựa uống nước bẩn, nên lấy nước từ giếng khoan, nước máy hoặc nước đã được xử lý để cho ngựa uống để phòng bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột.

+ Hàng ngày dọn dẹp thức ăn thừa ở máng ăn của ngựa, không để thức ăn tồn, thức ăn thừa của ngày hôm trước trong máng.

+ Ngựa đang làm việc hoặc mới làm việc về, không nên cho uống nước ngay, cho ngựa nghỉ 15-20 phút rồi hãy cho uống.

+ Hàng ngày chải cho ngựa một lần với thời gian 10-15 phút. Chải cho ngựa bằng 3 lọai bàn chải, gồm bàn chải sắt, bạn chải móc và bàn chải lông theo thứ tự.

+ Vào mùa hè nên tắm cho ngựa. Khi đi tắm không cho ngựa chạy nhanh,  tắm không được té nước lên đầu ngựa

+ Mỗi tháng nên gọt móng, sửa móng một lần.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bật mí kinh nghiệm nuôi ngựa bạch con phát triển khỏe mạnh

Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác