Những câu cha mẹ tuyệt đối không bao giờ nên nói với trẻ

3/9/2016 10:27:22 PM
Theo các chuyên gia tâm lý, tâm hồn của trẻ vô cùng mong manh và non nớt, dễ dàng bị tác động và ảnh hưởng đôi khi chỉ bởi những câu nói mà cha mẹ nghĩ là rất bình thường.

 

Theo các chuyên gia tâm lý, tâm hồn của trẻ vô cùng mong manh và non nớt, dễ dàng bị tác động và ảnh hưởng đôi khi chỉ bởi những câu nói mà cha mẹ nghĩ là rất bình thường.

Vậy những câu nói nào cha mẹ tuyệt đối không bao giờ nên nói với trẻ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bố mẹ học giỏi hơn nhiều khi bằng tuổi con

Khi nói câu nói này, bạn chỉ muốn kích thích sự tự ái trong tâm trí của trẻ, để cổ vũ con đạt được một mục tiêu nào đó.

Thế nhưng, nó nguy hiểm ở chỗ cuối cùng trẻ sẽ cố gắng làm gì đó không phải cho mình mà cho bố mẹ, để bạn nhìn thấy rằng nó xứng đáng với bạn. Lớn lên, những đứa trẻ này không bao giờ hạnh phúc với thành công của mình, niềm vui chỉ đến khi cha mẹ công nhận thành tích của chúng.

Con nhìn xem tại sao bạn làm được mà con không làm được

Đây là một trải nghiệm rất đau đớn mà những trẻ em thường mang theo cả khi đã trưởng thành. Bên cạnh đó, con bạn sẽ bắt đầu ghét người bạn đó. Những đứa trẻ thường bực bội khi bị so sánh với người khác - với một người bạn cùng lớp, với anh chị em. Những đứa trẻ này khi trưởng thành luôn luôn tiếp tục so sánh mình với người khác, và điều đó không phải lúc nào cũng có ích.

Bố mẹ sẽ không yêu con nữa nếu con tiếp tục cư xử như thế

Khi bạn nói câu này, trẻ bắt đầu cố gắng hết mình để làm như bạn muốn, bỏ qua tất cả các nhu cầu và mong muốn của mình, "phát triển" một loại ăng-ten dùng để đoán những mong muốn và kỳ vọng của cha mẹ. Kết quả là đứa trẻ không còn tồn tại. Khi lớn lên, nó sẽ luôn cố gắng để làm hài lòng ai đó, sống với nguyên tắc "Tôi muốn được yêu thương, và để có điều này tôi phải làm họ hài lòng. Tôi sẽ không có ham muốn của mình, mà chỉ có mong muốn của người khác.

Đừng có bôi tro trát trấu lên mặt bố mẹ

Nói cách khác, bạn thông báo cho con mình: "Con là sự xấu hổ của bố/mẹ". Trẻ em thường nghe những câu như vậy sẽ luôn muốn mọi người nhìn thấy thật ra mình là người thế nào, bên cạnh đó, nếu chúng nhận được sự chú ý của một ai đó, chúng không biết phải làm gì với điều ấy. Chúng lẩn tránh, khép kín, và lạc hướng. Đứa trẻ ấy không có sự lựa chọn, nó chỉ có thể là sự xấu hổ của người khác. Khi bạn nói như thế, bạn làm tổn thương con của bạn.

Con giống y như bố/mẹ con

Câu nói này là của các ông bố bà mẹ đang có vấn đề trong quan hệ với nhau và họ mang nỗi tức tối của mình trút lên đầu con cái. Các cặp vợ chồng như thế này thường không trực tiếp giải quyết mối quan hệ của mình mà lại dùng con để thể hiện những điều không vừa ý. Và tất cả những điều tồi tệ ấy chỉ trẻ em lãnh đủ. Nếu người mẹ nói: "Con lỳ lợm như cha con". Điều ấy có nghĩa là cha cậu là người xấu và không thể nói chuyện gì với ông ấy được? Như vậy thì liệu con cái có muốn trở thành người xấu như vậy hay không? Khi các bậc cha mẹ làm thế nghĩa là họ đã đẩy con vào cuộc đấu tranh, chọn lựa: hoặc theo ba, hoặc theo mẹ.

Mẹ sẽ mang con cho người khác nếu con tiếp tục hư

Đây là một thông điệp rất cụ thể nói rằng một đứa trẻ chỉ có giá trị khi nó vâng lời cha mẹ. Cha mẹ khiến trẻ nghĩ: "Đừng là chính mình, con phải là người mà chúng ta muốn". Khi lớn lên, những đứa trẻ này mình muốn gì, và cố gắng để làm hài lòng tất cả mọi người.

Đi ra chỗ khác, bố/mẹ không muốn nhìn và nghe thấy tiếng con

Có thể dịch câu này là: “Con làm mệt cuộc sống của mẹ. Biến đi! Đáng ra không nên sanh con ra”. Kết quả là đứa trẻ sẽ sống với mặc cảm có lỗi trước cha mẹ rằng nó làm phiền cha mẹ, khiến họ không hạnh phúc.

Suckhoecuocsong.com.vn (theo phunuonline)

Các tin khác