Những việc cần làm ngay lập tức khi cún cưng bị thương

10/19/2018 10:11:40 AM
Do đặc tính hiếu động, thích chạy nhảy nô đùa nên đôi khi cún cưng sẽ gặp phải tình trạng bị thương. Khi cún cưng có dấu hiệu gặp phải chấn thương người nuôi cần phải làm gì để giảm thiểu đau đớn, giúp cún cưng nhanh chóng chữa lành vết thương không để lại tổn thương đáng tiếc.

 

Do đặc tính hiếu động, thích chạy nhảy nô đùa nên đôi khi cún cưng sẽ gặp phải tình trạng bị thương. Khi cún cưng có dấu hiệu gặp phải chấn thương người nuôi cần phải làm gì để giảm thiểu đau đớn, giúp cún cưng nhanh chóng chữa lành vết thương không để lại tổn thương đáng tiếc.

Kiểm tra toàn bộ cơ thể cún cưng

Bước đầu tiên người nuôi cần xác định chó cưng có bị gãy xương thật hay không để từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Quan sát xem chân của cún cưng có bị dạng hay không, có xuất hiện vết sưng, cong đi hoặc ngắn hơn bình thường. Những chỗ bị thương sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, bong gân chó cưng đi lại khó khăn, tỏ ra đau đớn nằm một chỗ không di chuyển. Cún cưng đi tập tễnh, đi cà nhắc, hoặc nằm nì một chỗ và rên vì đau đớn

Kiểm tra bằng cách cho cún cưng đi chụp X quang để xác định mức độ tổn thương. Tuy nhiên, chụp X quang đôi khi cũng không xác định được vị trí xương gãy vì vậy 1-2 ngày sau hãy mang cún cưng đi kiểm tra lại các khu vực bị ảnh hưởng.

Hướng dẫn cách điều trị khi cún cưng bị gãy chân

+ Nếu như cún cưng bị bong gân, sưng tấy người nuôi chỉ cần chườm đá và chườm nóng cho cún cưng. Hãy chườm đá đển giảm độ sưng tấy tiếp đến chườm óng giúp máu lưu thông tốt hơn. Cho cún cưng nghỉ ngơi, hạn chế đi lại vận động, chảy nhạy ảnh hưởng đến vết thương, sưng tấy.

+ Nếu chó bị gãy chân hãy làm theo các bước sau:

Khi cún cưng bị gãy chân lúc này người nuôi cần đeo rọ mõm cho cún vì khi sơ cứu có thể chó bị đau và hoảng sợ nên sẽ cắn người nuôi.

Xác định vị trí bị gãy dùng 2 thanh gỗ dẹt đặt 1 miếng bên trong và 1 miếng bên ngoài chân, rồi dùng băng gặc quấn lại. Tiếp theo, đưa tới bác sĩ thú y để tiến hành thăm khám.

Qua thăm khám bác sĩ thú y sẽ có 2 phương pháp điều trị người nuôi có thể chọn 1 trong 2 phương pháp là cố định bên trong và cố định bên ngoài.

Phương pháp cố định bên ngoài:

Phương pháp này bác sĩ thú y sẽ dùng thạch cao, nẹp và băng gạc để cố định vết  thương cho cún cưng. Nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định chân cún cưng khiến chúng không được vận động nhiều đẩy nhanh quá trình liền xương.

Phương pháp cố định bên trong:

Phương pháp sử dụng đinh, ốc cố định vết gãy cún cưng nhưng phương pháp này yêu cầu bác sĩ cần có một trình độ chuyên môn cao, đẩy đủ thiết bị hỗ trợ trong quá trình phẫu thuật.

Bước1: Rạch da dài từ 7 đến 15 cm dọc theo mặt trước ngoài cẳng chân tránh rạch qua vết thương cũ, có thể kéo dài thêm lên trên hoặc xuống dưới khi gãy sát đầu xương.

Bước 2: Bóc tách khối cơ chày trước ra khỏi xương chày, bộc lộ ổ gãy không bóc tách toàn bộ chu vi màng xương, chỉ bóc tách mặt ngoài nơi đặt nẹp. Làm sạch ổ gãy lấy hết máu tụ, tổ chức dập nát, làm thông ống tuỷ.

Bước 3: Làm sạch và ghép các xương bị gãy lại

Bước 4: Đặt nẹp ở mặt ngoài xương chày, có thể uốn nẹp phù hợp với độ cong giải phẫu của xương, dùng 2 kìm giữ xương ép nẹp vào thân xương, dùng kìm thứ 3 giữ chặt vào giữa ổ gãy tạo với 2 kìm kia 1 góc 90° (Maclachlan, Dubovi, & Fenner, 2011).

Bước 5: Khoan xương qua lỗ nẹp từ vị trí gần ổ gẫy trước, khoan xong sau đó bắt vít rồi mới tiếp tục khoan lỗ khác, không bắt vít vào ổ gẫy hoặc sát ổ gãy vì có thể làm vỡ xương và tại ổ gãy bắt vít coi như là một dị vật cản trở sự lành xương trở lại.

Bước 6: Bắt 2 vít cuối cùng ở 2 đầu nẹp, vặn lại vít cho chặt làm lực ép 2 đầu xương gãy lại với nhau

Bước 7: Đặt dẫn lưu chỗ thấp và khâu lại vết mổ theo từng lớp giải phẫu.

Chăn sóc cún cưng sau khi bị gãy chân:

Hãy đảm bảo cún cưng nằm yên một chỗ, tránh không cho chúng đi lại vận động nhiều nên để cho chúng trong lồng nuôi riêng.

Nơi nằm điều trị vết thương cần đảm bảm thoáng mát, sạch sẽ, ít người qua lại.

Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng nhất là các nhóm chất như Canxi, vitamin A,D hãy cho chúng tắm nắng giúp chúng có nhiều vitamin D rất tốt cho việc liền vết thương của cún.

Đem chó đến các cơ sở thú y thăm khám kiểm tra quá trình lành vết thương.

Sau khoảng 3-4 tuần xương có thể cử động nhẹ. 12-16 tuần xương sẽ liền thành 1 khối, chó sẽ cơ bản hồi phục hoàn toàn. Sau khi cún cưng đã hoàn toàn khỏe mạnh trong quá trình nuôi dưỡng hãy chú ý hơn đến cún hạn chế cho chó leo chèo những nơi gập nghềnh.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Pet)

Các tin khác