Nổi danh võ đánh cọp và những câu chuyện ly kỳ

8/7/2017 2:35:09 PM
Truyền thuyết về võ đánh cọp vùng sông nước Nam bộ hay còn gọi là miệt vườn đến nay vẫn lưu truyền câu chuyện ông Ất, ông Giáp đánh cọp và môn võ thuật theo người từ thủa đi mở cõi...

 

Truyền thuyết về võ đánh cọp vùng sông nước Nam bộ hay còn gọi là miệt vườn đến nay vẫn lưu truyền câu chuyện ông Ất, ông Giáp đánh cọp và môn võ thuật theo người từ thủa đi mở cõi...

Cuộc di dân Nam tiến & phái võ Tân Khánh - Bà Trà

Vào nửa cuối thế kỷ 17, những người Việt từ miền Thuận Quảng đã làm một cuộc Nam tiến vào khai phá xứ Đồng Nai với cuộc di dân lớn nhất so với trước đây. Theo lịch sử Bình Dương 300 năm, chính những di dân này lập ra làng Tân Khánh, nay là Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình Dương.

Các môn đệ của võ lâm Tân Khánh – Bà Trà

Khi ấy, nơi đây là vùng đất mới, hoang sơ và tất nhiên nhiều thú dữ. Ngoài công cụ lao động thô sơ, những người di cư còn mang theo miếng võ của tổ tiên lưu truyền trong những ngày đầu dựng nước để phòng thân, vừa rèn thể lực đó là miếng võ "miệt rừng" - hay còn gọi võ lâm.

Đầu thế kỷ 19, Vua Gia Long lên ngôi, chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù thì mảnh đất Tân Khánh đón tiếp một cô gái xinh đẹp họ Võ. Vừa đặt chân đến vùng đất này, cô mở một quán nước ven đường, trên quầy treo thanh kiếm. Nhiều khách tò mò hỏi, cô không úp mở, nói quý khách nào vào uống nước không trả tiền thì vui lòng chào thanh kiếm trước khi rời quán.

Về sau người ta mới biết cô gái xinh đẹp ấy chính là bà Võ Thị Trà, một hậu duệ của bộ tướng nhà Tây Sơn vào đây lánh nạn. Ban ngày là cô hàng nước, ban đêm là một nữ tướng với những đường kiếm "rồng bay phụng múa". Không lâu sau, trai tráng trong làng đến xin "thọ giáo" cô vài thế võ để phòng thân.

Và cũng kể từ đây Tân Khánh được biết đến như là vùng đất võ của phương Nam. Để rồi, tên đất gắn với tên người và khai sinh ra phái võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà đã trở thành huyền thoại bất tử với thời gian.

Hai đệ tử chân truyền nổi tiếng đánh cọp

Lịch sử vùng đất Đông Nam Bộ ghi nhận nữ tướng Bà Trà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chóng lại bọn tham quan địa phương từ căn cứ Truông Mây, trong suốt 10 năm, từ 1850 - 1859.

Hai đệ tử chân truyền đã trở thành huyền thoại của môn phái ngày nay là hai anh em ông Võ Văn Ất (hai Ất) và Võ Văn Giáp (Ba Giáp) với thành tích hơn 10 lần đối đầu với cọp và sở trường sử dụng trường côn.

Một trong số "chiến tích" lưu danh trong sử sách đó là trận chiến của hai ông với ba con cọp dữ vào một buổi chiều ở địa danh Hố Ngỡi, nằm bên cạnh làng Tân Khánh - nay là Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên.

Trong khoảng thời gian không đầy 2 giờ cận chiến, 3 con cọp dữ đã bị hai ông hạ sát. Từ đây, võ phái đánh cọp lại càng vang danh. Đến nỗi ngày nay, bất cứ ai đến vùng đất này cũng được nghe từ người già đến trẻ con kể vanh vách từng câu chuyện về "hai ông già đánh cọp".

Sau khi tiêu diệt 3 con cọp dữ ở Hố Ngỡi, danh tiếng võ nghệ của hai ông vang danh khắp vùng. Xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) nhiều năm bị ông "ba mươi" về làng bắt bò, heo... của dân làng. Mỗi lần bắt vài ba con, khiến cho dân làng sợ hãi, thậm chí không dám ra đồng sản xuất. Nhiều lúc việc đồng áng gấp rút họ phải tập hợp những trai tráng, cùng với mõ tre, tên tẩm thuốc độc… rồi chờ mặt trời lên cao mới dám ra đồng. Lúc bấy giờ ban hội tề trong làng họp bàn, cử người lên trên gặp thầy Cai Tổng xin súng về trừ cọp. Đến khi gặp cọp, cầm súng trong tay nhưng chẳng ai dám bóp cò nên cai tổng liền cử người đi mời hai ông Ất, Giáp về trị cọp.

Chiếc xe bò chở hai ông Ất, Giáp về đến Bàu Lòng được 3 hôm mà chẳng thấy cọp về làng. Hai ông tỏ ra "sốt ruột" vì bỏ công ăn việc làm ở nhà. Dân làng kháo nhau, có lẽ cọp biết có thầy võ nên nên sợ không dám về làng? Bước sang ngày thứ 4, cơm trưa vừa xong, hai ông chợt nghe tiếng la thất thanh của lũ trẻ liền bước ra xem sự thể thì thấy ông "ba mươi" xuất hiện.

Trong lúc mọi người còn đang khiếp vía thì thấy ông Giáp cắp roi nhảy ra sân thủ thế. Ông Ất tay chống nạnh, đứng nhìn nơi ngạch cửa. Ở ngoài sân, cọp thấy người liền gầm lên rồi phóng tới chụp đùa. Ông Giáp né nhanh, liền đó vung roi đâm trúng vào hông cọp khá mạnh. Cọp gầm lên rồi quay lại chụp liền. Ông Giáp lại vung roi, lúc đập, lúc đâm. Cọp nhảy tới, nhảy lui gầm thét. Người chứng kiến quên phần sợ hãi. Cuộc giao tranh độ tàn điếu thuốc, bất ngờ cọp hộc lên một tiếng rồi vọt ra ngoài vòng chiến, nằm ngửa chỏng vó lên trời.

Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, đó là thế "trâu vằn", gọi là miếng tổ của cọp, ai sơ suất nhảy vào là toi mạng. Roi đánh thì bị cọp bắt, tiện dịp móc họng luôn đối phương. Ông Giáp thấy cọp thủ thế "trâu vằn" không thèm đánh, đứng chống roi nghỉ.

Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giáp xông vào phá miếng nghề của mình, liền gầm lên phóng lại vòng chiến. Ông Giáp vung roi đánh tiếp, cát bụi mù mịt không phân biệt được đâu là người, đâu là thú. Lát sau cọp bèn giở lại miếng cũ. Ông Giáp lại chống roi đứng chờ tái chiến.

Lần này chờ cũng không thấy ông Giáp phá miếng "trâu vằn". Cọp lại xoay mình phóng vào vòng chiến. Phen này ông Giáp ra đòn rất hiểm. Chỉ ít phút sau người ta nghe tiếng cọp rống thật to, nhảy ra khỏi vòng bỏ chạy. Tiếp theo, một tiếng rống to hơn, dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đứng bên xác cọp. Tất cả mọi người đứng xem không ai thấy ông Ất ra tay. Nhưng ông Ất thì đoán được đường rút lui của cọp, ông liền lao ra chặn đầu, dưới ngọn roi ngàn cân của ông, cọp hết đường thoát.

Trải qua bao biến đổi thăng trầm của những tháng ngày tao loạn, võ phái Tân Khánh - Bà Trà đã bước sang đời thứ năm. Tiến sĩ, võ sư Hồ Tường  cho biết, anh em ông Ất, ông Giáp được xếp vào hàng tiên sư, đời thứ nhất; kế đến Võ Văn Trực (Sáu Trực); Võ Văn Phiên (Bảy Phiên); Hồ Văn Lành (tức võ sư Từ Thiện, mất 2005).

Suckhoecuocsong.com.vn Theo Công an nhân dân

Các tin khác

  • Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

    Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v.
  • Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu cầu mây chính thức

    Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v.
  • Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ chính thức

    Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu vật chính thức

    Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v.
  • Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing chính thức

    Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v
  • Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu cầu lông

    Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v.
  • Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Luật thi đấu bóng rổ chính thức

    Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam.
  • Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội

    Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.
  • Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

    Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

    Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 488/QĐ-UBTDTT ngày 12 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành luật bóng chuyền và luật bóng chuyền bãi biển quốc tế gồm 2 phần, 8 chương, 28 điều được áp dụng thống nhất trong toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam. Luật bóng chuyền quy định sân, bóng, vận động viện, trọng tài, lỗi vi phạm, đập bóng, chắn bóng, tấn công, thay người, hội ý v.v.
  • Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt

    Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt

    Những môn thể thao đang thịnh hành, có giải thi đấu ở khắp nơi trên thế giới có tên tiếng Việt và tiếng Anh là: