Phòng ngừa bệnh viêm ruột bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột

5/23/2024 8:24:00 AM
Bệnh viêm ruột làm tổn thương các mô của ruột non và ruột già tương ứng thông qua quá trình viêm. Do vậy để phòng ngừa bệnh viêm ruột, các bệnh đường tiêu hóa khác hãy cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thay đổi lối sống…

 

Bệnh viêm ruột làm tổn thương các mô của ruột non và ruột già tương ứng thông qua quá trình viêm. Do vậy để phòng ngừa bệnh viêm ruột, các bệnh đường tiêu hóa khác hãy cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thay đổi lối sống…

Bệnh viêm ruột làm tổn thương các mô của ruột non và ruột già tương ứng thông qua quá trình viêm. Đây là phản ứng của cơ thể đối với chấn thương, tình trạng viêm được đặc trưng bởi các tế bào bạch cầu theo máu, các chất chống viêm dồn đột ngột đến vị trí tổn thương. Sự hiện diện của chúng gây ra tình trạng sưng đau, nóng và đỏ liên quan đến phản ứng viêm.

Đường tiêu hóa bị viêm ở những người mắc IBD đều có đặc điểm chung là mất cân bằng các vi sinh vật có lợi và các vi sinh vật có hại trong hệ vi sinh vật đường ruột. Đã có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng rối loạn sinh lý, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến sự phá vỡ khả năng dung nạp miễn dịch, từ đó gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh viêm ruột. Sự phong phú của Roseburia và Phascolarctobacter đã giảm đáng kể, trong khi đó của Clostridium lại tăng lên trong hệ vi sinh vật đường ruột của bệnh nhân mắc viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn. Roseburia có liên quan đến việc sản xuất tế bào T điều hòa chống viêm trong đường ruột và Phascolarctobacter chỉ tiêu thụ succinate và tạo ra axit propionic khi nuôi cấy cùng với Paraprevotella.

Axit propionic là một axit béo chuỗi ngắn (SCFA) có tác dụng chống viêm. Bệnh nhân mắc IBD đã giảm Phascolarctobacter sản xuất SCFA, cho thấy tác dụng chống viêm của SCFA có thể bị giảm, do đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh viêm ruột. Do vậy để phòng ngừa bệnh viêm ruột, tránh các triệu chứng của bệnh viêm ruột trở nên nặng hơn chúng ta cần:

Bổ sung thực phẩm giàu probiotic, prebiotic

Probiotic có thể được hấp thụ dưới dạng thực phẩm bổ sung như men vi sinh, nhưng cách tốt hơn nữa chúng ta có thể tiêu thụ thực phẩm có chứa men vi sinh tự nhiên. Thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn sống, hoạt động bao gồm các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua, kefir và yakult. Trà Kombucha là một loại đồ uống lên men khác có chứa các vi sinh vật có lợi này. Một số loại rau muối chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt, chẳng hạn như dưa cải bắp và kim chi. Tiêu thụ các sản phẩm đậu nành lên men như miso, natto và tempeh là một cách khác để kết hợp thực phẩm chứa probiotic vào chế độ ăn uống hằng ngày giúp phòng ngừa bệnh viêm ruột hoặc giúp cải thiện bệnh viêm ruột ở những người đang mắc phải.

Prebiotic là một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Một số các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn, ca cao, rau bồ công anh, hạt lanh, tỏi, các loại rau xanh, tỏi tây, yến mạch, hành, cà chua, đậu nành, lúa mì, khoai sâm,…

Bổ sung nhiều rau xanh

Các vi khuẩn tốt tạo nên hệ vi sinh đường ruột, ăn chất xơ từ rau xanh, trái cây giúp chúng phát triển. Khi vi khuẩn đường ruột tiêu thụ chất xơ đã lên men trong đường tiêu hóa, chúng sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm tình trạng viêm toàn thân, có liên quan đến nhiều bệnh, trong đó có vấn đề sức khỏe mạn tính. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxy hóa giúp phòng ngừa bệnh viêm ruột hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên với cường độ, các bài tập phù hợp với từng độ tuổi, thể trạng sẽ mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh viêm ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột. Trong quá trình tập luyện thể dục vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột sẽ thay đổi tương ứng. Việc tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp hỗ trợ duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng lợi khuẩn Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii,... phát triển, ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có hại E. Coli, Enterobacter, Proteus, Klebsiella, Pseudomonas, Lactobacillus, B. cereus, Enterococcus, Candida spp,... tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng thiết yếu. Tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của mỗi người có thể lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đi bộ nhanh, chơi cầu lông, đá bóng, tennis, đá cầu, yoga,…

Hạn chế căng thẳng, stress

Nếu tình trạng stress, căng thẳng kéo dài rất dễ gây những ảnh hưởng xấu cho tâm lý, thể chất, tinh thần, hệ vi sinh đường ruột, các cơ quan khác trong cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, thay đổi có thể bị ảnh hưởng như: kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, phá vỡ hàng rào ruột từ đó góp phần gây ra hội chứng ruột kích thích, gây viêm trong ruột, đau dạ dày, đau bụng, táo bón, tiêu chảy,… Để giảm căng thẳng, stress giúp phòng ngừa bệnh viêm ruột chúng ta nên thiết lập chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học, hạn chế hút thuốc, tập luyện thể thao, nhai kẹo cao su, chơi với thú nuôi, luyện tập tư duy tích cực, hít thở sâu, chơi với thú cưng, đi dạo,…

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, nước có gas

Lượng rượu bia được tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ do ruột sản sinh quá mức vi khuẩn gram âm để hấp thu cồn dẫn đến tự tích tụ endotoxin. Khi số lượng vi sinh vật có hại tăng lên có thể tiêu diệt một số loài sinh vật có lợi trong đường ruột từ đó khiến chúng ta dễ bị bệnh viêm ruột và cùng nhiều các vấn đề tiêu hóa khác. Do đó để phòng ngừa bệnh viêm ruột hiệu quả chúng ta nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, nước uống có gas,…

Tránh tiêu thụ các thực phẩm gây kích thích đường ruột

Tránh tiêu thụ các thực phẩm gây kích thích đường ruột như ớt, tiêu, các món lẩu cay,… Chất capssaici có trong thực phẩm cay, nóng có thể gây nên tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hay kích ứng miêm mạc dạ dày, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi ăn cay không nên chỉ ăn mỗi món cay, món ăn kích thích vị giác mà nên kết hợp với các thực phẩm có vị chua, mặn, ngọt,... để kìm bớt tác hại của vị cay, giảm bớt tính cay nóng. Tuyệt đối không ăn cay khi bụng đói, nên làm dịu cơ thể bằng các loại đồ uống giải nhiệt giúp phòng ngừa các bệnh về đường ruột trong đó có bệnh IBD.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Nước sau khi được uống vào cơ thể sẽ hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn từ đó hấp thu chất dinh dưỡng, làm mềm phân, ngăn ngừa báo bón, tăng sự đa dạng của vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta từ đó phòng ngừa bệnh viêm ruột.

Ngủ đủ giấc

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe, công việc, khả năng tập trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng…

Để tăng cường lợi khuẩn, giảm sự phát triển của hại khuẩn trong đường ruột chúng ta cần ngủ đủ giấc, cố gắng ngủ ít nhất từ 7 đến 8 tiếng không gián đoạn mỗi buổi đêm, tránh ngủ những nơi ồn ào, nhiều người qua lại, gần nơi phát ra nhiều âm thanh lớn, nên ngủ ở nơi yên tĩnh, phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng.

Bỏ hút thuốc lá, các chất kích thích

Hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố gấy mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược tá tràng vào dạ dày, bệnh Crohn, polyp đại tràng, viêm tụy, bệnh viêm đại tràng. Do vậy để phòng ngừa bệnh viêm ruột chúng ta cần bỏ hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)

Cải thiện hệ vi sinh đường ruột kiểm soát bệnh viêm ruột (IBD)

Men vi sinh cải thiện bệnh viêm ruột (IBD) như thế nào?

Bổ sung prebiotic giúp cải thiện bệnh viêm ruột IBD

Hệ vi sinh đường ruột là gì?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác