Chuyên gia hướng dẫn cách nuôi bào ngư thương phẩm đạt hiệu quả cao

12/14/2019 4:41:00 PM
Bào ngư là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều giá trị kinh tế lớn cho người nuôi. Không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà bào ngư còn là vị thuốc quý hiếm.

 

Bào ngư là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều giá trị kinh tế lớn cho người nuôi. Không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà bào ngư còn là vị thuốc quý hiếm. Trên thị trường bào ngư đang được bán từ 500.000-700.000đ thậm chí còn cao hơn. Do đó, nhu cầu nuôi bào ngư đang nở rộ ở các tỉnh ven biển. Vậy để bào ngư thương phẩm phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao người nuôi cần quan tâm đến các vấn đề sau đây.

Trên thế giới bào ngư thường sinh sống chủ yếu tại các vùng biển nước sâu có độ mặn lớn từ 2-3% như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam, bào ngư sinh sống tại các vùng biển như Quảng Ninh, Khánh Hòa, quần đảo Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo hòn Thơm, hòn Vang, hòn Mây Rút, mũi Ông Đội, mũi Đất Đỏ, đảo Thổ Chu…

Đặc điểm của bào ngư

Bào ngư có một kết cấu hết sức đặc biệt và độc đáo khác hẳn kết cấu của bất kỳ loài ốc, trai thông thường.

+ Vỏ của bào ngư là cỏ đơn dạng dẹt không giống với kết của vỏ trai, hến như thông thường có vỏ kép. Trên phần vỏ có hàng lỗ chạy dọc theo phía bên trái của vỏ. Các lỗ xung quanh vỏ liên tục được hình thành  trong suốt cuộc đời của bào ngư. Những lỗ này có tác dung giúp bào ngư thở, lọc nước, và sinh sản.

+ Thân của bào ngư sẽ được gắn chặt vào lớp vỏ cứng bằng một cơ quan có tên gọi là cơ gắn.

+ Chân bào ngư có tác dụng giúp bào ngư bám vào các mỏm đá để di chuyển và kiếm mồi. Chân của bào ngư chiếm phần lớn diện tích của phần vỏ của bào ngư. Khi quan sát phần chân của bào ngư chúng ta sẽ thấy có màu vàng nhạt, dẹt và rộng. Phía dìa chân của bào ngư có một lớp viền có các xúc tu giác quan. Những xúc tu ở lớp viền này giúp bào ngư di chuyển và nhận các tín hiệu từ môi trường. Khi có nguy hiểm hay bị tấn công bào ngư sẽ ngay lập tức rút lớp viền và xúc tu này vào trong vỏ, dùng lực của chân đóng lớp vỏ này lại và bám chặt vào tảng đá.

+ Cơ quan nội tạng của bào ngư nằm trong vòng tròn bao quanh cơ chân. Vòng tròn này. Vòng tròn quanh quanh cơ chân chứa đựng hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và hệ sinh sản. Đầu bào ngư nằm tại chiếc lỗ mới nhất trên lớp vỏ. Ống tiêu hóa uốn cong về phía bên trái, nối từ miệng xuống hậu môn. Hậu môn nằm dưới lỗ mở cuối cùng.

Ví trí nuôi bào ngư tốt nhất

+ Nuôi bào ngư nên nuôi ở vùng trung triều có độ sâu khi triều xuống cận còn 1-2 nước

+ Nước có độ mặn cao, ổn định từ 30-35%, dòng chảy tương đối (5 m/giây), nhiệt độ: 18 - 300C; độ pH: 7,5 - 8,5; hàm lượng ôxy hòa tan > 5 mg/l

+ Nên nuôi bào ngư ở vùng biển kín gió, không có sóng lớn, xa cửa sông, không có nước ngọt chảy vào và cách xa nguồn nước sinh hoạt, nước thải của các khu công nghiệp, hộ dân sinh sống.

Hướng dẫn cách nuôi bào ngư trong bể xin măng, nuôi lồng treo bè ngoài biển, nuôi thả đáy trên bãi đá

Kỹ thuật làm lồng treo ngoài biển

Đối với hình thức nuôi bào ngư bằng lồng treo ngoài biển bà con nên sử dụng lồng nuôi hình chữ nhật bầng nhựa có lỗ, kích thước mỗi lồng từ 50cmx40cmx30cm, bên phía ngoài lồng có móc nhựa cài nắp để tiện cho việc kiểm tra sinh trưởng và cho bào ngư ăn.

Với hình thức nuôi này bà con treo lồng trên bè nổi cách nhau 0,5 m và ở độ sâu 2 - 5 m. Bè treo lồng nuôi bào ngư cũng tương tự như nuôi tôm, cá biển,…

Nên thiết kế lồng bè có thể thuận tiện di chuyển đến các khu vực khác khi điều kiện thời tiết bất thường. Lồng nuôi nên đặt nơi kín gió, không có sóng lớn, xa cửa sông, không gần nguồn nước bị ô nhiễm, nước thải sinh hoạt,..

Kỹ thuật làm bể xi măng:

Để đủ điều kiện cho bào ngư phát triển bể nuôi phải có diện tích từ 10mx2mx1m, trên bể có mái che nắng xung quanh để trống, có một hộc nhỏ để lọc nước biển chảy tuần hoàn.

Sử dụng các lồng nhựa có dạng hình chữ nhật, có lỗ. Kích thước các lồng nhựa từ

Nước nuôi phải đảm bảo độ mặn từ 30-35%, độ pH 7,6 - 7,8; ôxy hòa tan >  5 mg/l; nhiệt độ 26 – 30 độ C. 50cmx40cmx30cm treo trong bể bằng cây nhôm hoặc xếp chồng lên nhau, cách đáy bể 20cm.

Kỹ thuật nuôi thả bào ngư trên bãi đá

Để nuôi bào ngư trên bãi đá ở bãi nuôi có nền đáy là các đá phiến xếp tầng, các viên đá tảng lớn sẽ tạo nên các hang hốc cho bào ngư ẩn nấp tạo điều kiện cho rong mơ, rong câu, rong đông phát triển. Xung quanh bãi đá làm lưới vây quanh tránh bào ngư bị thất thoát trong quá trình nuôi.

Bãi nuôi có nước lưu thông tốt, mực nước trên 1,5m, độ sâu đạt từ 1-3m mực nước biển, lưu tốc dòng chảy 1 - 5 cm/s là thích hợp nhất để bào ngư phát triển.

Diện tích bãi nuôi từ 3.000 m2 trở lên. Nếu nền đáy bãi nuôi ít gồ ghề, hang hốc, có thể xếp thêm đá làm giá thể cho bào ngư bám và ẩn nấp.

Hướng dẫn cách chăm sóc bào ngư

Bào ngư nuôi trong bể xi măng

Thức ăn: Nên cho bào ngư ăn rong mơ thái vụn khoảng 1cm hoặc rong câu chỉ vàng ngày cho ăn 1 lần và cho ăn dư thừa

Hàng ngày tạo dòng nước luân chuyển tuần hoàn trong bể với tốc độ 10 lít/phút để kích thích bào ngư ăn và sinh trưởng. Vệ sinh bể nuôi thường xuyên, thay 20 – 30 cm nước trong bể, vớt xác chết, thức ăn thừa trong lồng. Hàng tháng thay nước mới và vệ sinh bể nuôi để ngăn ngừa các loại vi khuẩn phát triển.

Bào ngư nuôi trên lồng bè, bãi đá:

Thức ăn của bào ngư là rong mơ, rong câu, rong đông. Đối với bào ngư nuôi dạng lồng bè trước khi cho ăn cần phải lấy hết thức ăn thừa ra và cho thức ăn mới vào lồng nuôi.

Lượng thức ăn cho ăn bằng 10 - 30% trọng lượng thân. Lượng rong cho ăn phải thừa không được để thiếu, nếu thiếu thì lần sau cho ăn phải tăng lên.

Đối với bào ngư nuôi ở các bãi đá từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau là mùa phát triển của rong biển nên không cần bổ sung thức ăn, bào ngư sử dụng thức ăn sẵn có tại bãi nuôi. Nhưng bắt đầu thời gian còn lại mùa rong tàn lụi bãi nuôi không đủ cung cấp thức ăn cho bào ngư nên bà con cung cấp rong biển nuôi trồng, rong khô cho bào ngư ăn.

Lưu ý: Đối với rong khô trước khi cho bào ngư ăn nên ngâm trong nước biển khoảng 30-60 phút cho rong nở hết ra. Lượng thức ăn có thể thay đổi tùy theo nhiệt độ nước và mức độ tiếp nhận thức ăn của bào ngư.

Thông thường 2 - 3 ngày cho ăn 1 lần, mùa hè có thể 2 ngày 1 lần và mùa đông nếu nhiệt độ xuống thấp thì cho ăn 3 ngày 1 lần. Thường thì rải rong vào lúc 4 - 5 giờ chiều để tối bào ngư bò ra kiếm ăn.

Trong quá trình nuôi, định kỳ kiểm tra tỷ lệ sống và sinh trưởng của bào ngư. Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường, độ mặn, nhiệt độ, độ trong và màu nước. Nếu thấy có hiện tượng bất thường cần có giải pháp khắc phục ngay, di chuyển bè đến những địa điểm khác, có điều kiện môi trường thuận lợi cho phát triển của bào ngư.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác