Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bào ngư giống
Việc khai thác quá nhiều, tràn lan khiến bào ngư ở môi trường tự nhiên bị sụt giảm rất nhiều kéo theo đó khiến bào ngư giống cũng dần khan hiếm. Do đó, để đảm bảo bào ngư giống cung cấp cho các cơ sở nuôi bào ngư thương phẩm hiện nay một số hộ gia đình đã tiến hành nuôi bào ngư giống và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hướng dẫn cách chọn bào ngư bố mẹ giống
Việc để được bào ngư giống chất lượng, khỏe mạnh việc lựa chọn bào ngư bố mẹ giống là rất quan trọng.
Khi lựa chọn bào ngư bố mẹ giống người nuôi chọn bào ngư mẹ có màu nâu hoặc xanh đậm, thân hình cân đối, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị dị tật hay nhiễm bệnh, trứng tròn có màng bao xung quanh.
Bào ngư bố nên chọn con to, thân hình cân đối, không bị nhiễm bệnh, không bị dị tật bẩm sinh, tuyến sinh dục phát triển tốt.
Chăm sóc bào ngư bố mẹ giống
Thức ăn nuôi bào ngư bố mẹ giống bao gồm rong câu hoặc rong mơ. Nên nuôi bào ngư bố mẹ trong ống plastic tại các vùng biện có độ mặn mặn > 300/00, nhiệt độ nước 28-300C, độ trong cao. Sau khi tuyển chọn xong đưa bố mẹ vào các ô thuyền/ ống plasic với tỉ lệ 2-3 cái/1 đực.
Hằng này làm vệ sinh thường xuyên khi bào ngư bố mẹ đạt trọng lượng 25-30g, chiều dài vỏ 70-80mm, tuyến sinh dục phát triển tốt thì chuẩn bị tiến hành kích thích đẻ trứng và thụ tinh.
Kích thích bào ngư bố mẹ đẻ trứng, thụ tinh
Tùy theo điều kiện và nhu cầu người nuôi có thể lựa chọn phương pháp kích thích nhiệt khô, kích thích nhiệt nước, kích thích bằng oxy già, kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước, kích thích bằng cách thay đổi chu kỳ ánh sáng để kích thích bào ngư bố mẹ đẻ trứng và thụ tinh
+ Phương pháp kích thích nhiệt nước:
Phương pháp này người nuôi hãy nâng nhiệt độ nước lên 4oC trong 4 giờ sau đó hạ nhiệt đột ngột bằng nhiệt độ ban đầu, lặp lại vào lần bào ngư sẽ đẻ
+ Phương pháp kích thích nhiệt khô:
Người nuôi bọc bào ngư trong một lớp gạc thầm nước đặt ngửa trên khay phơi trong 30-60 phút. Tiếp đến cho và bể nước trở lại sẽ kích thích bào ngư sinh sản
+ Phương pháp kích thích bằng cách thay đổi chu kỳ ánh sáng
Người nuôi che tối bể đẻ bằng vải bạt đen vào ban ngày và chiếu sáng bằng đèn neon 40W vào ban đêm trong vòng 27-20 ngày bào ngư sẽ sinh sản
+ Phương pháp kích thích bằng oxy già
Người nuôi hãy bọc bào ngư trong tấm gạc thấm nước, đặt ngửa trên khai men phơi trong 10 phút sau đó cho vào bể nước có chứa H2O2 4 mM trong 30-60 phút, thay nước mới 30 phút sau thì bào ngư sẽ đẻ
+ Phương pháp kích Kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước:
Với phương pháp này người nuôi kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước: Phơi bào ngư 30-60 phút sau đó cho vào nước có chiếu tia cực tím, nâng nhiệt độ lên 4oC (từ 27 lên 31oC), tiếp đến hạ nhiệt độ đột ngột bằng nhiệt độ ban đầu
Nhưng phương pháp tốt nhất nhiều người chọn lựa nhất chính là phương pháp kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước
Để bào ngư bố mẹ đẻ người nuôi sử dụng phương pháp sốc nhiệt kết hợp chiếu tia cực tím 5 phút. Cho bào ngư bố và bào ngư mẹ đẻ riêng để thu trứng và tinh.
Tiếp theo đó dùng lưới phù du thực vật lọc lấy trứng chuyển sang bể ương. Trộn trứng và tinh theo tỷ lệ10/1, mật độ trứng từ 10-15 tế bào/ml, mật độ tinh 5-6.104 tế bào/ml.
+ Khi trứng và tinh gặp nhau sẽ xảy ra sự thụ tinh ngay sau đó, trứng chìm xuống đáy, bắt đầu xảy ra phân bào.
+ Quan sát thấy trứng đã thụ tinh và lắng xuống đáy hãy tiến hành lọc bỏ phần nước phía trên chứa nhiều tinh và các dịch tế bào khác. Thay nước 3-5 lần cho kết quả tốt hơn.
Hướng dẫn nuôi ấu trùng bào ngư giống
Trong quá trình ương nuôi ấu trùng hàng ngày theo dõi quá trình phát triển của phôi. Khi thấy xuất hiện ấu trùng phù du người nuôi cần cung cấp thêm các loài tảo silic, tảo giáp làm thức ăn cho ấu trùng. Ngoài ra cần nuôi tảo khuê (nuôi tảo khuê trong môi trường có bón phân và cường độ chiếu sáng 2.000-3.000 lux thời gian chiếu sáng 8-10 giờ/ngày, sục khí thường xuyên và thay nước 3 ngày/lần, sau 7-10 ngày tảo phát triển mạnh có thể sử dụng để lấy giống)và chuẩn bị vật bám.
Người nuôi tiến hành thay nước 3-5 lần/ngày trong giai đoạn đầu sau thụ tinh Ngừng cấp khí đến khi nở thành ấu trùng Trochophore. Che tối bể ương
Hàng ngày cho máy sục khí nhẹ và thay nước 2 lần. ngày và thay khoảng 2/3 diện tích bể ương và bổ sung thức ăn khi thấy tảo bị lụi.
Chú ý:
Khi bào ngư giống ở giai đoạn ấu trùng hình thành lắp vỏ người nuôi phải giữ môi trường ương thật ổn định, nếu không ấu trùng sẽ không trãi qua được giai đoạn mất nắp vỏ và ấu trùng sẽ chết gây thiệt hại về kinh tế cao.
Khi bào ngư giống được 60 ngày tuổi, dài 7mm có thể thả nuôi ngoài vùng biển tự nhiên, có độ mặn cao 30-320/00.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Điều cần nhớ khi dùng nấm bào ngư tránh gây hại cho dạ dày, sức khỏe
- Chuyên gia hướng dẫn cách nuôi bào ngư thương phẩm đạt hiệu quả cao
- Hướng dẫn cách chế biến món ăn ngon từ bào ngư
- Những giá trị dinh dưỡng tuyệt hảo của bào ngư đối với sức khỏe
- Nấm bào ngư xào trứng thơm ngon, lạ miệng
- Trồng Nấm bào ngư chất lượng cao từ bã cà phê
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.