Hướng dẫn cách chăm sóc cá sấu sinh sản
Ngoài việc một số hộ nuôi cá sấu để bán thương phẩm một số hộ nuôi còn nuôi cá sấu sinh sản để chủ động nguồn con giống và bán giống. Để tỷ lệ cá sấu con khỏe mạnh, con giống tốt hộ nuôi cá sấu sinh sản cần chú ý những điều sau đây.
Để nuôi một con cá sấu con từ lúc nhỏ đến giai đoạn trưởng thành sinh sản là rất tốn kém và cần nhiều thời gian. Một con cá sấu được gọi là trưởng thành khi chúng được nuôi tầm 4-6 năm tuổi thì mới bắt đầu động đực. Nhưng thời kỳ sinh sản của cá sấu thường kéo dài trong khoảng 30-40 năm do đó đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hộ gia đình muốn chăn nuôi cá sấu sinh sản.
Khi lựa chọn nuôi cá sấu sinh sản tùy theo điều kiện và quy mô của từng hộ gia đình bà con có thể lựa chọn số lượng cá sấu đực và cái để nuôi làm con giống. Tốt nhất là con nên chọn 1 con cá sấu đực và 4-5 con cá sấu cái trong chuồng nuôi lấy giống.
Cá sấu đẻ trứng một lần trong năm, mùa giao phối của cá sấu bắt đầu từ tháng 2-4 và bắt đầu đẻ trứng từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7. Số lượng trứng sau mỗi lần đẻ trứng nhiều hay ít phụ thuộc vào lứa so hay lứa dạ thông thường lần đầu cá sấu thường đẻ khoảng 15 trứng. Từ lứa thứ 2 trở đi tăng dần và ổn định ở mức từ 35 – 40 quả/con/năm, với những cá sấu cái trưởng thành chúng có thể đẻ tới 70 trứng. Các loài cá sấu nước ngọt sẽ để nhiều trứng hơn loài cá sấu nước mặn
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cá sấu sinh sản
Tiêu chuẩn chọn cá sấu bố mẹ sinh sản
Để đàn cá sấu con khỏe mạnh, ít bệnh tật việc lựa chọn cá sấu bố mẹ hết sức quan trọng. Bà con nên lựa chọn những con cá sấu bố mẹ có thân hình đẹp, tráng kiện, không có dấu hiệu dị tật bẩm sinh, không mắc các bệnh như: viêm đường hô hấp, thiếu đường, thiếu canxi, liệt chân,…
Trước khi thả vào ao nuoi cần phải kiểm tra giới tính cá thể, đánh số, cân đo chiều dài và khối lượng.
Vị trí xây dựng chuồng nuôi cá sấu sinh sản
Để cá sấu bố mẹ phát triển khỏe mạnh chuồng nuôi cá sấu sinh sản cần chọn nơi nhiều ánh sáng mặt chời chiếu vào, kín gió, nơi yên tĩnh, ít người qua lại, có nguồn nước ổn định, không bị ô nhiễm bởi các loại hoá chất độc hại. Hạn chế xây chuồng nuôi cá sấu sinh sản tại nơi nhiều tàu xe đi lại, nơi tập trung nhiều tiếng ồn.
Xây dựng ao nuôi cá sấu sinh sản
Xây dựng ao nuôi cá sấu sinh sản các hộ gia đình có thể lựa chọn nuôi trong bể xây hoặc nuôi ngoài ao đất tự nhiên có xây dựng tường rào xung quanh. Nhưng theo các chuyên gia bà con nên nuôi cá sấu sinh sản ở ao đất tự nhiên sẽ có nhiều thuận tiện hơn.
Cá sấu bố mẹ phát triển khỏe mạnh cho ra những quả trứng tốt ao nuôi nên được xây dựng với diện tích từ 500 – 800 m2, với mật độ thả từ 15 – 20 m2/con, có thể nuôi được 35 – 40 cá sấu bố mẹ.
Không nên thả nhiều hơn 50 con cá sấu bố mẹ trong một ao vì khi dọn dẹp vệ sinh ao nuôi sẽ gặp nhiều vất vả.
Cá sấu là loài động vật hung dữ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhất là với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ,… do đó để đảm bảo an toàn nên xây dựng tường bảo vệ bao quanh an toàn, chắc chắn. Cá sấu không có khả năng leo trèo cao để vượt ra bên ngoài. Có thể dùng gỗ, lưới kim loại tấm tôn để rào quây chuồng hoặc xây tường bao bằng gạch pa panh cao 2m.
Người nuôi có thể dùng gạch để xây dựng móng chìm trong đất và xây tường tường cao lên cách mặt đất 30cm. Phía trên tường thành làm cột gỗ hoặc lưới kim loại để rào kín
Phần chứa nước trong ao nuôi cá sấu sinh sản chiếm 50 – 60% diện tích. Nước trong ao nuôi luôn luôn thay thường xuyên, mức nước trong ao nuôi đạt từ 1,5 – 2m để ổn định nhiệt độ trong ngày đêm và thoả mãn nhu cầu cho cá sấu phô trương, hôn phối trong mùa sinh sản. Bờ ao xung quanh nên làm độ thoải lớn để cá sấu bố mẹ có thể lên xuống dễ dàng.
Phần đất xung quanh ao nuôi cá sấu sinh sản chiếm 40-50 % diện tích, nền đất cao hơn mực nước trong ao nuôi khoảng 0,5m đảm bảo không bị ngập khi có mưa lớn.
Trên mặt đất có thể trồng cỏ hoặc các cây xanh để tạo bóng mát cho cá sấu nằm nghỉ ngơi.
Xây dựng bãi đẻ cho cá sấu sinh sản
Ở ngoài môi trường tự nhiên, cá sấu mẹ thường lựa chọn những nơi cao ráo gần mép nước hoặc những nơi đất tơi xốp, có nhiều lá cây khô để đẻ trứng. Sau khi đẻ xong chúng tự vùi đất kín ổ trứng và nằm canh giữ đến khi trứng nở ra cá sấu con. Thời gian ấp trứng của cá sấu thường kéo dài từ 78 – 90 ngày. Suốt thời gian ấp trứng cá sấu mẹ không đi kiếm mồi mà sẽ nằm ngay cạnh để canh giữ ổ trứng. Đến thời điểm trứng sắp nở cá sấu mẹ khi nghe tiếng kêu của cá sấu con, cá mẹ sẽ bới đất hỗ trợ, mang cá sấu con đến nơi có nguồn nước. Trong vài tuần lễ đầu sau khi nở cá sấu mẹ sẽ chăm sóc đàn cá sấu con sau đó cá sấu con sẽ tự tách đàn để sống độc lập.
Đối với môi trường nuôi nhốt bà con nên chọn vài điểm gần mép nước cho thêm rơm rạ, cỏ khô, lá khô, cát ẩm tạo thành những ụ đất cao khoảng 60 cm để cá làm ổ đẻ trứng sau này. Khi làm chỗ đẻ trứng cho cá sấu nên cách xa nhau tránh tình trạng cá sấu cái giành nhau để đẻ trứng. Nếu không đáp ứng bãi đẻ cho cá sấu kịp thời, đầy đủ, đúng lúc có thể dẫn đến hiện tượng cá mẹ đẻ trứng lộn xộn trên mặt đất và hỏng trứng.
Chăm sóc cá sấu sinh sản
Cá sấu bố mẹ phát triển khỏe mạnh người nuôi có thể cho cá sấu ăn: cá tươi (cá mè, cá rô phi, cá trôi, cá sông,…), cá biển, thịt lợn, nôi tạng gia súc gia cầm,…Mỗi tuần cho cá sấu bố mje ăn 2 lần với lượng thức ăn đạt từ 8-10% khối lượng cá/tuần.
Thức ăn ở giai đoạn này bà con nên kết hợp thêm nhiều loại để có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như: đường, đạm, canxi, vitamin, khoáng,….Trong thời gian nuôi vỗ nên bổ sung thêm một lượng nhỏ glucoza và Bcomplex vào thức ăn để tránh tụt đường huyết khi trời lạnh, thức ăn không được ôi thiu.
Biểu hiện sinh học của cá sấu trong mùa sinh sản
+ Bắt đầu từ tháng 2 khi thời tiết ấm dần cá sấu bố mẹ sẽ có những biểu hiện kết đôi, chúng thường bơi thành từng cặp nhiều lần trong ngày, khi lên bờ cũng luôn gần nhau và thường xuyên đến một chỗ nhất định
Trong thời gian này một số con đực hay có những biểu hiện cắn nhau quyết liệt để giành bạn tình hoặc tranh giành lãnh thổ.
+ Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 đàn cá bắt đầu giao phối. Trong thời gian giao phối cá sấu hầu như không ăn mồi mà chúng tập trung phô trương khả năng như phát tiếng kêu gầm gừ hoặc rung đuôi để tạo thành các sóng nước…
+ Từ cuối tháng 5 có một số con đã xác định được vị trí đẻ trứng của mình và nằm canh tại chỗ.
Qúa trình giao phối kết thúc cá sấu cái sẽ bắt đầu mang thai. Từ tháng 6-7 hàng năm cá sấu cái trước khi đẻ trứng chúng thường bới tổ trước 2-3 ngày. Trong suốt trong thời gian ấp trứng cá mẹ luôn luôn nằm cạnh ổ trứng để canh chừng không cho con khác vào gần.
Nên tạo không gian yên tĩnh, tránh làm phiền đến thời gian ấp trứng của cá sấu cái. Hàng ngày cung cấp lượng thức ăn giàu dinh dưỡng, đầy đủ lượng thức ăn cho cá sấu.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Món ăn ngon từ thịt cá sấu, cách chọn thịt cá sấu ngon, mẹo khử mùi tanh
- Kinh nghiệm nuôi rùa cá sấu khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
- Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?
- Kỹ thuật chăm sóc cá sấu con
- Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời
- Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá sấu cảnh tại nhà
- Cá sấu nguy hiểm cho con người hơn cá mập vì sao?
- Kỹ thuật ấp trứng cá sấu đạt tỷ lệ cao, cá sấu con khỏe mạnh
- Hướng dẫn cách phân biệt cá sấu đực, cá sấu cái
- Những điều chưa biết về thịt cá sấu
- Hướng dẫn cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá sấu
- Lựa chọn thức ăn cho cá sấu, cách cho cá sâu ăn mau lớn, không bệnh
- Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi cá sấu phát triển khỏe mạnh
- Phải làm gì khi bị cá sấu tấn công?
- Da cá sấu có giá thành đắt hơn với các loại da khác vì sao?
- Gia đình phát hoảng thấy cá sấu bò lên tận tầng 2 cắn phá
- Hy hữu: Nam diễn viên xiếc bị cá sấu cắn nát mặt khi đang biểu diễn
- Một phần quá trình tạo nên túi Birkin da cá sấu gây sốc
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.