Kỹ thuật chăm sóc cá sấu con
Cá sấu con khi mới nở có chiều dài cơ thể từ 19-21cm, trọng lượng lúc này đạt khoảng 90-100 gam/con. Hình dáng cơ thể cá sấu con gần giống với cá sấu trưởng thành nhưng phần bụng của cá sấu con sẽ hơi to vì bên trong còn còn chứa một ít noãn hoàng chưa tiêu hết.
Khi mới nở cá sấu con còn yếu chúng cần sự yên tĩnh, nhiệt độ tốt nhất cho cá sấu con từ 33,4 – 33,8°C. Do sự phát triển chưa đầy đủ của lớp da bụng nên ở vị trí rốn thường có một khe hở, chúng ta có thể nhìn thấy khối noãn hoàng bên trong. Đây là vị trí vi khuẩn dễ xâm nhập vì vậy nên chuẩn bị nguồn nước sạch và chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cá sấu con sinh sống những tháng đầu đời.
Vị trí xây chuồng nuôi cá sấu con
Nên xây chuồng nuôi cá sấu giống ở nơi thoáng mát, có thời gian chiếu sáng nhiều giờ trong ngày, tránh hướng gió lạnh mùa đông, không có tiếng động mạnh, sẵn nguồn nước sạch để thay rửa hàng ngày.
Không nên để quá nhiều người tiếp xúc với chuồng nuôi và gây chấn động đến đàn cá sấu con, môi trường tĩnh và sống tập trung ở mật độ thoáng sẽ phần nào giúp cho sự tăng trưởng của cá sấu con tốt hơn.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Xây dựng hệ thống nước nuôi cho cá sấu con
Khi xây dựng chuồng nuôi cá sấu con nên xây dựng hệ thống cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước nên đặt sát đáy ao để thuận thiện cho việc tháo cạn, hút bỏ chất cặn bẩn, vệ sinh chuồng nuôi trong quá trình nuôi cá sấu, tránh ô nhiễm môi trường.
Nguồn nước nuôi có thể tận dụng nguồn nước từ giếng khoan hoặc nước đã được xử lý loại bỏ chất cặn bẩn qua hệ thống lọc.
Xây dựng diện tích chuồng nuôi cá sấu con
Chuồng nuôi cá sấu con nên được xây dựng trên diện tích từ 5-6m2, kích thước chuồng nuôi từ 2 x 3m cao 2m. Xung quanh chuồng nuôi có tường gạch xây cao từ 0,6-0,8 m, xung quanh phía dưới có tường gạch xây cao 0,6-0,8 m. Xung quanh xây tường bao quanh hoặc dùng lưới sắt để đảm bảo không bị các loài động vật như chó, mèo, chuột, rắn vào ăn thịt cá sấu con.
Chuồng nuôi cá sấu con cũng thiết kế như chuồng nuôi cá sấu trưởng thành gồm: sân chơi, bể chứa nước.
- Sân chơi chiếm 60% diện tích ô chuồng để cho cá sấu con nằm nghỉ ngơi, thư giãn, phơi mình, bố trí chỗ để thức ăn. Người nuôi có thể láng xi măng một phần sát méo nước, phần còn lại trồng cỏ để tạo môi trường tự nhiên cho cá sấu con phát triển.
- Bể chứa chiếm 40% diện tích, đáy dốc 10% để phù hợp với điều kiện sống của cá và tiện cho việc tháo nước làm vệ sinh hàng ngày. Mực nước trong bể chứa từ 10-20 cm là tốt nhất, dưới đát bể chứa nên láng xi măng để tiện cho việc vệ sinh bể và tạo thành bờ thoải xung quanh để cá con dễ lên xuống.
Mật độ thả cá sấu con trên mỗi chuồng nuôi
Đảm bảo cho việc cá sấu con phát triển khỏe mạnh mỗi chuồng nuôi cá sấu con nên thả từ 8-10 con/m2 (mỗi ô chuồng 5-6m2không nên thả quá 50 con). Khi thả nên thả cá sấu có cùng thời gian nở vào chung một chuồng để tránh cắn nhau lúc tranh ăn.
Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi do cá sấu đã lớn nên điều chỉnh lại mật độ thả cá sấu con trong một chuồng nuôi, mật độ thả thích hợp lúc này từ 6-8 con/m2.
Nhiệt độ chuồng nuôi cá sấu con
Nhiệt độ chuồng nuôi cá sấu con nên duy trì ở nhiệt độ 33-34°C trong vòng 1 tháng đầu, sau đó giảm xuống 31-32°C. Ban đêm, nhiệt độ giảm nên che chắn kín bằng nilon hoặc dùng bóng đèn điện sởi ấm cho cá sấu con.
Chế độ dinh dưỡng cá sấu con
Do mới nở trong bụng cá sấu con vẫn còn một lượng noãn hoàng chưa tiêu hết nên trong 4 ngày đầu không cần cho cá sấu con ăn. Việc cho ăn bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi khi lượng noãn đã được cá sấu con tiêu hết. Hàng ngày, cho cá sâu con ăn một lần/ngày vào lúc 9-10 giờ sáng.
Cá sấu con mới nở không thể ăn các loại thức ăn có kích thước lớn. Người nuôi cho ăn thịt, cá, phổi, gan (trâu, bò, lợn), cắt nhỏ vừa cỡ miệng và đặt vào trong các khay nhựa hoặc tôn sạch. Số lượng thức ăn cần cung cấp cho cá sấu con khoảng 12-15 % khối lượng cơ thể/tuần.
Khi cho ăn người nuôi cần theo dõi sát để nắm được lượng thức ăn thực tế cá sấu đã ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Nếu lượng thức ăn sau 1,5-2 giờ cá sấu con không ăn hết cần dọn sạch tránh việc cá sấu con ăn phải sẽ bị các bệnh về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu trong quá trình nuôi nếu phát hiện thấy dấu hiệu những con yếu nên kịp thời bắt và nhốt riêng vào nơi khác để chăm sóc, áp dụng chế độ chăm sóc riêng.
Do cá sấu có đặc điểm sinh trưởng nổi trội, phát triển không đồng đều do đó thường xảy ra hiện tượng con lớn cắn con nhỏ do đó sau 2 tháng nuôi phải tiến hành chọn, sắp xếp lại cho đồng đều kích cỡ trong một ô chuồng.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Món ăn ngon từ thịt cá sấu, cách chọn thịt cá sấu ngon, mẹo khử mùi tanh
- Kinh nghiệm nuôi rùa cá sấu khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
- Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá sấu sinh sản
- Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời
- Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá sấu cảnh tại nhà
- Cá sấu nguy hiểm cho con người hơn cá mập vì sao?
- Kỹ thuật ấp trứng cá sấu đạt tỷ lệ cao, cá sấu con khỏe mạnh
- Hướng dẫn cách phân biệt cá sấu đực, cá sấu cái
- Những điều chưa biết về thịt cá sấu
- Hướng dẫn cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá sấu
- Lựa chọn thức ăn cho cá sấu, cách cho cá sâu ăn mau lớn, không bệnh
- Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi cá sấu phát triển khỏe mạnh
- Phải làm gì khi bị cá sấu tấn công?
- Da cá sấu có giá thành đắt hơn với các loại da khác vì sao?
- Gia đình phát hoảng thấy cá sấu bò lên tận tầng 2 cắn phá
- Hy hữu: Nam diễn viên xiếc bị cá sấu cắn nát mặt khi đang biểu diễn
- Một phần quá trình tạo nên túi Birkin da cá sấu gây sốc
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.