Kỹ thuật ấp trứng cá sấu đạt tỷ lệ cao, cá sấu con khỏe mạnh
Trong môi trường nuôi cá sấu sinh sản hiện nay để trứng cá sấu đạt tỷ lệ nở thành công cao người nuôi nên áp dụng kỹ thuật ấp trứng nhân tạo. Ấp trứng cá sấu không giống như ấp trứng gà, trứng đà điểu, trứng vịt mà ấp trứng cá sấu cần có những tiêu chuẩn riêng. Hãy, cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật áp trứng cá sấu được chuyên gia mách bảo.
Trứng cá sấu mới đẻ xong có màu trắng đục, ở giữa vỏ có một vệt sáng dài khoảng0,6-0,7cm bao quanh,lúc này phôi đã phân cắt được 24 tế bào. Sau 24 giờ do phôi phát triển hơn nên vệt trắng lớn dần, càng về sau vệt sáng này càng phát triển. Kích cỡ trứng cá sấu có chiều dài trung bình từ 7-8 cm, trọng lượng 70-90 g/quả. Hình thuông hai đầu như nhau khác với trứng gà, trứng vịt. Lớp ngoài cùng là lớp vỏ can xicứng, bên trong vỏ can xi có màng mỏng, không có khí khổng. Nếu thử đập vỏ trứng ra khi quan sát sẽ thấy lòng đỏ màu nhạt, không đậm màu như trứng gia cầm.
Hướng dẫn kỹ thuật thu trứng đưa về cho vào lồng ấp
Do cá sấu là loài động vật hung dữ, có bản năng hoang dã, tính bảo vệ ổ trứng rất cao, nhất là ngay sau khi đẻ, để bảo vệ an toàn cho bản thân khi thu trứng cá sấu nên có một người canh chừng, đuổi cá sấu mẹ ra xa khu vực ổ trứng để thuận tiện cho việc nhặt trứng.
Thời gian thu trứng nên được tiến hành vào buổi sáng sớm, ngay sau khi cá sấu cái đẻ. Thời gian này phôi bên trong tuy đang phát triển nhưng mầm phôi chưa định vị vào vỏ trứng, cầm lên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển phôi bên trong.
Nếu không thể tiến hành việc thu nhặt trứng ngay, hãy chờ sau 21 ngày mới thu. Do thời điểm này các màng phôi đã bám chắc vào vỏ trứng khi di chuyển trứng chuyển sang lồng ấp trứng sẽ không bị ảnh hưởng.
Sau khi cá sấu mẹ đã được tách ra xa khỏi ổ trứng lúc này bà con dùng tay nhẹ nhàng bới lớp đất trên mặt ổ, khi nhìn rõ toàn bộ số trứng người thu dùng bút dạ đánh dấu phần quay lên trên và ghi ngày đẻ vào vỏ trứng.
Dùng tay nhặt từng quả đưa vào dụng cụ đúng như tư thế khi trứng nằm trong ổ, không đảo chiều quả trứng vì sẽ làm ảnh hưởng màng treo phôi bên trong.
Khi di chuyển trứng từ ổ chuyển vào dụng cụ đựng trứng phải hết sức nhẹ nhàng.
Tiến hành ấp trứng cá sấu:
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình bà con có thể lựa chọn việc ấp trứng cá sấu bằng cách: ấp ổ đất ngoài tự nhiên, ấp trong thùng tôn để ngoài vườn có điều chỉnh nhiệt độ, ấp bằng máy ấp trứng đặt trong phòng có điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ,…
Dù lựa chọn phương pháp nào để ấp trứng cá sấu bà con nên nhớ phải giữ nhiệt độ 30-32°C, ẩm độ 90-100%. Trong quá trình ấp trứng khôngđảo lộn vị trí và di chuyển vì ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi bên trong.
+ Nếu ấp bằng ổ đất ngoài trời cần có ghi rõ thời gian để biết ngày trứng nở và che đậy ổ trứng ấp bằng bạt tránh nước mưa trực tiếp xối vào ổ ấp, không để úng nước, không cho địch hại như chuột, rắn, kiến, chim trời ăn trứng hoặc cá con. Khi sắp đến thời gian trứng nở cần kiểm tra thường xuyên nếu quả trứng nào nở nhanh chóng chuyển qua khu vực nuôi con giống để thuận tiện cho việc chăm sóc.
+ Nếu ấp bằng máy ấp trứng trước khi xếp trứng vào khay ấp cần rửa làm sạch trứng bằng nước sạch và dùng bút dạ đánh dấu từng quả đẻ theo dõi ngày trứng nở. Phương pháp ấp trứng cá sấu bằng máy hiện nay được khá nhiều người áp dụng. Vì trong quá trình phát triển của phôi, tỷ lệ cá sấu đực, cá sấu cái phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường ấp. Do đó khi áp dụng phương pháp ấp trứng này bằng cách chủ động điều chỉnh nhiệt độ phòng ấp để tạo ra nhiều con đực hoặc cái cho từng nhu cầu khác nhau.
Để kiểm tra sự phát triển của phôi, loại bỏ những quả trứng không được thụ tinh, chết phôi việc kiểm tra chỉ được tiến hành khi ấp trứng được 21 ngày. Bà con chỉ cần một chiếc đèn pin soi giống như soi trứng gà là sẽ dễ dàng phát hiện quả nào đã được thụ tinh, quả nào cần loại bỏ.
Cá sấu con khi mới nở bề ngoài nhìn đã giống với cá sấu trưởng thành nhưng sức khỏe còn yếu, di chuyển chậm do đó ngay sau khi trứng nở cần di chuyển cá sấu con sang môi trường nước sạch, giữ ấm cho cá sấu con ở nhiệt độ từ 33-34 độ C trong vòng 30 ngày.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Món ăn ngon từ thịt cá sấu, cách chọn thịt cá sấu ngon, mẹo khử mùi tanh
- Kinh nghiệm nuôi rùa cá sấu khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
- Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá sấu sinh sản
- Kỹ thuật chăm sóc cá sấu con
- Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời
- Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá sấu cảnh tại nhà
- Cá sấu nguy hiểm cho con người hơn cá mập vì sao?
- Hướng dẫn cách phân biệt cá sấu đực, cá sấu cái
- Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi cá sấu phát triển khỏe mạnh
- Phải làm gì khi bị cá sấu tấn công?
- Da cá sấu có giá thành đắt hơn với các loại da khác vì sao?
- Gia đình phát hoảng thấy cá sấu bò lên tận tầng 2 cắn phá
- Hy hữu: Nam diễn viên xiếc bị cá sấu cắn nát mặt khi đang biểu diễn
- Một phần quá trình tạo nên túi Birkin da cá sấu gây sốc
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.