Bật mí cách nuôi chó con theo từng giai đoạn phát triển

6/15/2021 5:05:00 PM
Những giai đoạn đầu đời chó con rất yếu ớt, non nớt, hệ miễn dịch còn yếu nên cần nhận được nhiều sự chăm sóc từ chó mẹ lẫn chủ nuôi. Để đảm bảo chó con phát triển khỏe mạnh, mau lớn trong từng giai đoạn phát triển chủ nuôi cần chăm sóc như thế nào?

 

Bật mí cách nuôi chó con theo từng giai đoạn phát triển

Những giai đoạn đầu đời chó con rất yếu ớt, non nớt, hệ miễn dịch còn yếu nên cần nhận được nhiều sự chăm sóc từ chó mẹ lẫn chủ nuôi. Để đảm bảo chó con phát triển khỏe mạnh, mau lớn trong từng giai đoạn phát triển chủ nuôi cần chăm sóc như thế nào?

Giai đoạn chó sơ sinh

Chó con sau khi chào đời khỏi bụng mẹ, chúng sẽ bắt đầu phải chịu đựng các điều kiện sống khắc nghiệt như: nhiệt độ, môi trường, điều kiện dinh dưỡng, độ ẩm, môi trường sống xung quanh khác hẳn với môi trường sống trong bụng của chó mẹ.

Khi chó con sinh ra, nhiệt độ cơ thể của chó con tương đối thấp, khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, nhiệt độ cơ thể của chó con chỉ khoảng 34,5-36 độ C. Do đó, giai đoạn phát triển này chó con cần được giữ ấm cơ thể, ổ nuôi cần được che chắn cẩn thận, tránh gió lùa, sử dụng đèn sợi đốt để sở ấm cho chó con, nếu không chúng có thể chết non vì bị lạnh.

Khi mới sinh, trong vòng 2 ngày đầu tiên chó con chỉ ngủ và bú sữa mẹ, các chức năng của chúng chưa phát triển. Giai đoạn này, chúng chỉ có co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu, và nằm ngủ.

Giai đoạn này, chó con phụ thuộc hoàn toàn vào việc chăm sóc của chó mẹ, chó mẹ thời gian này luôn ở cạn, ủ ấm cho chó con, dùng lưỡi để giữ sạch sẽ cho con mình, thúc đẩy chó con đi tiêu, tiểu bằng cách liếm vào cơ quan sinh dục của chó con. Người nuôi không cần chăm sóc chó con mà thay vào đó là việc bổ sung dinh dương cho chó mẹ, cung cấp thức ăn giúp chó mẹ nhiều sữa để đủ sữa cho chó con bú.

Khi chó con được 3-13 ngày tuổi, chúng bắt đầu mở mắt, thời gian này chúng vẫn bú sữa mẹ. Sau 13-17 ngày sau khi sinh, thị giác và thính giác bắt đầu hoạt động, chúng bắt đầu có thể nghe thấy âm thanh xung quanh. Giai đoạn này, răng sữa của chúng bắt đầu mọc, chó con bắt đầu tập đi, có thể ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo trắng, sữa dành cho chó con, bắt đầu tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ. Mỗi ngày nên cho chó con ăn 1-2 bữa nhỏ để được đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho chúng phát triển

Chó con được 4-5 tuần tuổi, mắt của chúng bắt đầu nhìn rõ ràng hơn, đi đứng khá vững nhưng vẫn còn loạng choạng và bắt đầu tò mò, khám phá xung quanh, có thể cắn, ngặm vật lạ. Mỗi ngày nên cho chó con ăn 2-3 bữa nhỏ để được đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho chúng phát triển. Nên cho chó ăn các loại thức ăn như  ăn cháo loãng cùng với thịt băm heo hoặc thịt gà xay

Bật mí cách nuôi chó con theo từng giai đoạn phát triển

Giai đoạn chó con 6 tuần sau khi sinh

Giai đoạn này chó con bắt đầu cứng cáp, có biểu cảm bằng mặt, tai rõ rệt. Thời điểm này, chủ nuôi bắt đầu tập cho chó con ăn các loại thức ăn như: cháo, cơm nhuyễn hay đồ ăn sẵn được ngâm qua nước cho mềm. Các răng sữa của chó con đã trở nên bén và nhọn hơn, chó mẹ cũng bắt đầu giảm bớt số lần cho con bú. Thời điểm này thích hợp để tiêm mũi chủng ngừa đầu tiên để bảo vệ sức khỏe của chó con trong những giai đoạn phát triển sau này.

Giai đoạn chó con được 7-19 tuần tuổi

Khi chó con phát triển được 7-19 tuần tuổi, bộ răng của chó con đã mọc hoàn chỉnh, có thể cho chó con ăn cơm hoặc thức ăn xay nhuyễn. Chế độ ăn uống của chó con ngoài thịt lợn, thịt gà nên bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào trong thức ăn của cún.

Khi chó con được khoảng 10 tuần tuổi ta nên tiêm vacxin bệnh mũi lần hai và tiến hành tẩy giun cho chó con. Tại thời điểm này chó con đã được cai sữa hoàn toàn và có thể hòa nhập khá tốt với con người, quen dân với mọi thứ xung quanh chúng. Nên dắt chó con đi dạo trong sân hoặc vườn sau các bữa ăn để chúng làm quen với thế giới bên ngoài, rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Giai đoạn 12 tuần-16 tháng tuổi

Khi chó con từ 12 tuần-16 tháng tuổi, giai đoạn này chó con thường xuyên nhai gặm, cắn phá những vật dụng xung quanh nơi ở, chỗ vui chơi của chúng. Nguyên nhân do chó mọc răng, nên cho chúng những món đồ chơi thích hợp như: xương da mềm, dẻo dành riêng cho chó con, không cho chó con ăn thức ăn đã ôi thiu, thức ăn thừa vì có thể sẽ khiến cho cún có thể bị đau bụng, tiêu chảy, bị nhiễm độc, nhiễm bệnh. Giai đoạn này, nên chó chó con tiêm phòng bệnh dại, bệnh Distemper/Parvo,…

Giai đoạn chó con 16 tháng-18 tháng tuổi

Khi chó con phát triển từ 16 tháng-18 tháng, chúng sẽ trở nên độc lập hơn. Lúc này, chủ nuôi cần hướng dẫn, điều chỉnh các trật tự trong đàn của chú chó như: xác định chỗ được phép tiểu tiện, khu vực ăn uống, nhỉ ngơi, những vật dụng được phép chơi đùa, nhai gặm hay không được phép.

Giai đoạn chó con hơn 18 tháng tuổi

Khi chó con đủ 18 tháng, cơ thể phát triển đầy đủ, hoàn thiện hơn, cá tính bắt đầu lộ rõ và thay đổi theo từng ngày. Thời gian này thức ăn chủ yếu của chúng là cơm trộn cùng thịt cá, trứng, thức ăn hạt, rau củ,…

Sau 18 tháng chó con có thể tách đàn và chuyển đới môi trường sống mới, bắt đầu quá trình trưởng thành. Khi đón chó con về nhà mới, môi trường sống khác với môi trường quen thuộc của chúng, nên chúng thường sợ hãi, cảm thấy lạ lẫm. Người nuôi cần chuẩn bị nơi ăn chốn ở cho cún, chỗ đi vệ sinh và khu vực vui chơi, hoạt động, cho chó tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh, cho chó con ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để chó phát triển khỏe mạnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Có nên tắm cho chó con, cách tắm cho chó con đúng chuẩn

Chó con bị tiêu chảy: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả

Chăm sóc chó con bị mất mẹ: những điều cần biết

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác