Sót rau thai sau khi sinh ở chó nên làm thế nào?

6/30/2021 11:15:00 AM
Chó sau khi sinh chó con bị sót rau thai nếu không được điều trị và xử lý kịp thời chó mẹ có thể gặp phải nguy cơ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình sinh con tiếp theo.

 

Sót rau thai sau khi sinh ở chó nên làm thế nào?

Chó sau khi sinh chó con bị sót rau thai nếu không được điều trị và xử lý kịp thời chó mẹ có thể gặp phải nguy cơ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình sinh con tiếp theo. Nguyên nhân nào chó bị sót rau thai sau khi sinh, cách xử lý khi chó bị sót rau thai như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây để thời xử lý nếu chó nhà bạn đang gặp phải tình trạng này.

Tình trạng sót rau thai ở chó sau khi sinh

Rau thai ở chó là cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung của chó mẹ. Chó con được cấp oxy, thức ăn cũng như thải chất cặn bã ra ngoài chính là nhờ rau thai của chó mẹ. Ngoài ra, rau thai đóng vai trò bảo vệ chó con khi chưa sinh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng, rau sẽ tiết ra một số kích thích tố cần thiết cho cơ thể chó mẹ

Tuy nhiên, sau khi chó con được sinh ra, rau thai không còn cần thiết nữa, lúc này chúng sẽ được tử cung co bóp đẩy hết ra ngoài cơ thể chó mẹ sau khoảng 15 phút kể từ khi mỗi con chó được sinh ra. Mỗi một con chó con sẽ có một nhau thai riêng nên người nuôi đỡ đẻ cho chó là phải đếm số lượng rau thai để đảm bảo không còn chiếc rau thai nào bị sót ở bên trong tử cung chó mẹ nếu không chó mẹ sẽ bị hiện tượng sót rau thai sau khi sinh

Sót rau thai sau khi sinh nếu không được loại bỏ sạch khỏi tử cung có thể gây ra viêm, nhiễm trùng tử cung khiến chó cưng bị  sốt, nôn mửa, hôn mê, tiêu chảy, mất nước, thở gấp, âm đạo chảy mủ, đỏ lên hoặc ngả nâu và có mùi hôi, ảnh hưởng tới chó con do lây nhiễm độc tố trong sữa mẹ.

Sót rau thai sau khi sinh ở chó nên làm thế nào?

Nguyên nhân nào khiến chó bị sót rau thai sau khi sinh

+ Theo các bác sĩ thú y, hiện tượng sót nhau thai thường gặp ở các giống chó nhỏ tới cực nhỏ, có kích thước cơ thể nhỏ bé, trọng lượng cơ thể chỉ từ 7-10kg.

+ Sau khi chó con được chào đời, các cơn co thắt tử cung của chó mẹ không đủ mạnh để đẩy rau thai ra ngoài.

+ Tử cung của chó mẹ đóng quá sớm khiến một phần rau thai bị kẹt lại gây ra tình trạng chó bị sót rau thai sau khi sinh

+ Một số chó mẹ bị sót rau thai sau khi sinh do rau thai bám sâu vào thành tử cung và không thoát hết ra ngoài cùng chó con.

Triệu chứng sót rau thai sau khi sinh ở chó

Thường sau khi sinh chó mẹ sẽ ra chất dịch màu đen xanh, dần dần chất dịch này sẽ chuyển sang mầu nâu đỏ không có mùi trong vòng 48 giờ sau khi sinh nhưng nếu chó bị sót rau thai có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

+ Dịch âm đạo của chó tiết ra có màu xanh, có mùi trong hơn 24 giờ sau khi sinh

+ Chó bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng

+ Tử cung của chó mẹ chưa co thắt lại sau khi sinh

+ Chó biếng ăn, bỏ ăn hoặc ăn rất ít

+ Chó mệt mỏi, bỏ con nằm riêng một góc, không chăm sóc con sau khi sinh

+ Rau thai sẽ tạo thành một khối ở bụng chó khi chúng sót lại.

Chẩn đoán sót rau thai ở chó cái sau khi sinh

Sau khi chó sinh con nếu phát hiện chó mẹ có một số triệu chứng như: dịch âm đạo của chó tiết ra có màu xanh, có mùi trong hơn 24 giờ sau khi sinh, sốt, nhiệt độ cơ thể tăng, tử cung chưa co thắt lại sau khi sinh,…Người nuôi hãy đem chó đến phòng khám thú y ngay lập tức. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành dùng tay sờ vào tử cung của chó để cảm nhận các khối ở bụng, tiến hành siêu âm, chụp X-quang và xét nghiệm máu để xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không, phẫu thuật thăm dò sẽ được chỉ định nếu cần thiết.

Điều trị sót rau thai sau khi sinh ở chó như thế nào?

Điều điều trị tình trạng sót rau thai sau khi sinh ở chó bác sĩ thú y thường sử dụng Oxytocin để điều trị. Thuốc Oxytocin là một loại thuốc đặc biệt gây co bóp tử cung để giúp chó cái tống rau thai hoặc thai chết trong tử cung được đẩy hết ra ngoài, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng do sót rau thai.

Trước khi tiêm Oxytocin, bác sĩ thú y có thể sử dụng Canxi Gluconate.

Trường hợp tiêm Oxytocin không thành công, chó cần được phẫu thuật để loại bỏ rau thai còn sót lại từ tử cung để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tử cung, viêm nhiễm âm đạo,…

Trong trường hợp, chó không được gây giống tạo nữa, thì cắt buồng trứng (triệt sản) có thể được các bác sĩ thú y khuyến cáo.

Để quá trình sinh con của chó thành công, hạn chế tình trạng nhiễm trùng trong lúc chó mang thai cũng như phòng ngừa tình trạng chó bị sót rau thai, chủ nuôi nên theo dõi chặt chẽ từng cái rau thai bị bong ra sau khi mỗi con chó con được sinh ra. Nếu chó có những dấu hiệu bất thường, cần mang chó đến phòng khám thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chó mẹ bị sinh non, cách chăm sóc chó con sinh non

Nên cho chó mẹ ăn gì để nhiều sữa?

Bệnh viêm tử cung ở chó: những điều cần biết

+ Chăm nuôi chó mang thai, cho đẻ và chó con an toàn

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác