Vì sao phải đóng móng sắt vào chân ngựa, cách đóng móng cho ngựa

8/24/2021 5:00:00 PM
Ngựa sở hữu khả năng chạy nhanh mà ít loài động vật có được tốc độ chạy như ngựa. Khi những con ngựa chạy ở dưới bốn chân của chúng thường phát ra những âm thanh vang "ta... ta..." của vó ngựa.

 

Vì sao phải đóng móng sắt vào chân ngựa, cách đóng móng cho ngựa

Ngựa sở hữu khả năng chạy nhanh mà ít loài động vật có được tốc độ chạy như ngựa. Khi những con ngựa chạy ở dưới bốn chân của chúng thường phát ra những âm thanh vang "ta... ta..." của vó ngựa. Những âm thanh đó chính là từ những chiếc móng sắt ở bốn chân của ngựa. Vì sao phải đóng móng sắt cho ngựa, việc này có tác dụng gì cho đôi bàn chân của ngựa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Vì sao phải đóng móng sắt vào chân ngựa?

Ở đầu ngón chân của tứ chi của ngựa chỉ có một ngón, nếu ví với bàn tay người thì nó tương đương với ngón giữa, những ngón chân khác đã bị thoái hoá cùng với sự diễn tiến của thời gian. Trên ngón chân này có móng giống như móng chân để bảo vệ. Móng ngựa thật ra là miếng da bị sừng hoá rất cứng. Lớp sừng hoá ở phía trước và hai bên rất dày và cứng gọi là vách móng.

Theo đó, lớp sừng của một phần phía trước dưới bàn chân ngựa gọi là đế móng. Vách móng và đế móng cùng xương móng ở trong móng tạo thành một khối rắn chắc, trở thành một chỉnh thể để khi ngựa chạy không bị lung lay. Phía dưới móng chính là bộ phận phía dưới của gót chân, lớp sừng hoá mềm mại và có đàn hồi, có thể làm giảm xung lực của mặt đất.

Vì sao phải đóng móng sắt vào chân ngựa, cách đóng móng cho ngựa

Khi di chuyển trên đường móng ngựa không hoàn toàn chạm xuống mặt đất, phần chạm đất chỉ giới hạn ở viền móng và vách móng, vì vậy tiết diện tiếp xúc với mặt đất nhỏ giúp ngựa phi nhanh trên đường lớn và những cánh đồng hoang đã khô cằn, hay khu vực sỏi đá, cát,…

Nhờ sở hữu khả năng vượt trội cùng khả năng chạy đường trường, tăng tốc trong thời gian ngắn mà từ lâu ngựa đã được thuần hóa, nuôi dưỡng và sử dụng làm phương tiện di chuyển, vận tải, sức khéo cho người, thậm chí ngựa còn là vũ khí lợi hại trong các trận chiến của ngày xưa. Vào thời kỳ đầu khi ngựa được thuần hóa do xuất hiện một thực trạng là với cường độ di chuyển cao, chiếc móng tự nhiên của ngựa bị quá tải và mòn dần đi ảnh hưởng đến khả năng cũng như tốc độ chạy của chúng. Để giải quyết vấn đề móng của ngựa bị quá tải, mòn dần người ra đã sáng chế ra những chiếc móng sắt hoạt động như một lớp đệm bảo vệ bộ móng tự nhiên của loài ngựa.

Những chiếc móng sắt của ngựa thường được làm bằng kim loại hoặc thép và nhôm, những móng chuyên dụng có thể bao gồm sử dụng cao su, nhựa, magiê, titan hoặc đồng hoặc toàn bộ vật liệu tổng hợp hiện đại, được thiết kế bảo vệ móng ngựa khỏi bị mòn. Móng ngựa được gắn trên bề mặt lòng bàn tay (mặt đất) của móng guốc, thường được đóng đinh xuyên qua bức tường móng không có cảm giác, tại vị trí giống như móng chân của con người, mặc dù lớn hơn và dày hơn, cũng có trường hợp móng ngựa được dán keo.

Cách lắp móng cho ngựa được thực hiện như thế nào?

Việc lắp móng cho ngựa đòi hỏi người lắp phải có kinh nghiệm, người chuyên cao, tại một số quốc gia trên thế giới như Anh móng ngựa bị hạn chế về mặt pháp lý chỉ dành cho những người có trình độ và kinh nghiệm cụ thể. Hay như tại Mỹ,  nơi không yêu cầu cấp phép chuyên nghiệp, các tổ chức chuyên nghiệp cung cấp các chương trình chứng nhận xác định công khai các cá nhân đủ điều kiện để đóng móng ngựa. Việc lắp móng sắt cho ngựa được thực hiện như sau:

+ Ngựa được cột chắc vào vị trí cố định, tránh trường hợp có một số con ngựa lồng lên, dẫm vào người thay móng vì chúng sợ hãi, lo lắng khi có người chạm vào chân chúng.

+ Trước khi đóng móng sắt phải dùng dao sắc chỉnh lại móng cho ngựa, gọt cho phẳng mép đáy, vách móng, dũa lại móng ngựa lần nữa cho bằng phẳng.

+ Lựa móng sắt cho vừa nhất sao cho móng chân và móng sắt ôm khít lại với nhau

+ Dùng đinh đóng vào lỗ đinh của móng sắt, vị trí đóng đinh là chỗ có sợi dây chắn hình tròn nằm giữa đế móng và viền đế vách móng.

+ Khi đóng đinh vào móng ngựa phải để đinh được làm tổn hướng ra ngoài, xuyên ra vách móng nhưng không thương bộ phận xúc giác của ngựa. Đầu nhọn của đinh lộ ra ngoài vách móng ta phải cắt bằng, đoạn đinh còn lại uốn cong cho dính chặt vào vách móng để cố định móng sắt vào móng chân ngựa.

Do lớp sừng hóa của móng ngựa cũng giống như móng tay, móng chân của con người nên nó không ngừng dài, gây ảnh hưởng cho ngựa di chuyển, đi lại do đó cần kiểm tra, tu sửa móng, thay thế móng sắt khác. Nếu móng sắt bị mài mòn quá phải thay thế móng sắt mới. Có như vậy mới có thể bảo vệ tốt móng ngựa, phát huy được khả năng chạy, đi lại của ngựa.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Những điều cần nhớ khi huấn luyện ngựa

Cách huấn luyện ngựa chạy kiệu, chạy đại

Hướng dẫn cách chăm sóc bờm ngựa

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt

Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác